Tiếng nói, chữ viết

Một phần của tài liệu Về xây dựng và phát triển nền văn hóa việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc (Trang 31 - 32)

Để tìm nguồn gốc lịch sử của một tộc người, ngơn ngữ là yếu tố quan trọng đóng vai trị quyết định trong đời sống của họ, cùng với tộc người Ê- Đê, Ca Dong thuộc ngữ hệ Nam Đảo, người Cơ Tu là một tộc người thuộc hệ ngôn ngữ Môn - Khơme. Chưa có một tư liệu chắc chắn nào để đốn định được các dân tộc thiểu số hiện nay của các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam đã đến cư trú ở nơi đây từ bao giờ, do bản thân các tộc người đó trước đây đều khơng có nguồn gốc chữ viết. Những tài liệu tìm hiểu về các dân tộc này viết bằng chữ Việt (chữ Nôm hay Hán - Việt) chữ Chàm, chữ Lào cho thấy đến nay ngôn ngữ các cư dân ở đây đều thuộc về Mơn - Khơme, do đó, khó mà đốn ra dân tộc nào đã đặt ra tên núi, sơng, suối, gị, đồi… ở nơi này. Chỉ có thể thấy rằng địa danh đó hầu hết khơng phải là địa danh gốc ngôn ngữ Việt - Mường mà là Môn - Khơme.

Xét trên những đặc điểm trong mối quan hệ giữa hình với vị âm tiết và đặc trưng cấu tạo từ bằng phụ tố trong các ngôn ngữ đơn lập ở Việt Nam và Đông Nam Á, theo sự phân loại của S.E.Jakhontov, tiếng Cơ Tu thuộc tiểu nhóm loại hình cổ về cấu trúc ngữ âm lẫn cấu trúc hình thái. Tiếng Cơ Tu giữ lại nhiều đặc điểm của Nam Á cổ. Đây là nguồn tư liệu quý để phục nguyên hệ thống hình thái Nam Á cổ.

Về phương diện chữ viết Cơ Tu, Nancy Costello cũng đã có tường trình: “Cho đến gần đây, nhóm Katuic chưa có chữ viết. Qua sự nỗ lực của Viện Ngôn ngữ mùa hè, với trụ sở ở Sài Gịn, ngơn ngữ Katu đã được biên soạn chữ viết. Những người Cộng sản ở phía Bắc Việt Nam cũng đã làm công

việc này và là một số ấn phẩm của họ hiện nay đang được sử dụng ở người Katu” [7, Nancy Costello, tr.137].

Một số nhà ngôn ngữ học đã cho rằng: Đông Dương là nơi sinh tụ của ngôn ngữ Môn - Khơme. Ngôn ngữ này phân bổ rộng khắp lục địa Đông Nam Á, giới hạn cực bắc của nó tới phần phía Nam của tỉnh Vân Nam, có ảnh hưởng đến cả ngơn ngữ Hmông - Dao, vốn xuất phát từ trung lưu sông Trường Giang, đến ngôn ngữ Tày - Thái và Tạng - Miến. Đặc biệt, ngôn ngữ này là cơ tầng của ngôn ngữ Việt - Mường. Ngôn ngữ Môn - Khơme, Cơ Tu trải rộng khắp miền Trung, Đông Dương, bao gồm các ngôn ngữ dân tộc của tỉnh Quảng Nam, thuộc nhánh Mơn - Khơme, rất có thể được xác lập ở miền Đơng và phía Tây bắc của dãi Trường Sơn (theo sự phân loại của các nhà dân tộc học) hiện nay.

Một phần của tài liệu Về xây dựng và phát triển nền văn hóa việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w