- Về hơn nhâ n gia đình: Đồng bào Cơ Tu không ngăn cấm khắc khe
9 Môi trường
3.2.2. Một số giải pháp chủ yếu
3.2.2.1. Phát triển kinh tế nâng cao chất lượng định canh, định cư,tăng cường cơng tác an ninh- chính trị, giải qút tốt tình hình tơn giáo tăng cường cơng tác an ninh- chính trị, giải qút tốt tình hình tơn giáo trong đồng bào dân tộc Cơ Tu
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định 186/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh miền núi, đặc biệt khó khăn và chương trình dự án xóa đói giảm nghèo, chương trình định canh định cư, Dự án hỗ trợ đồng bào các dân tộc thiểu số của tỉnh Quảng Nam, Chương trình 134, 135, 167 Chương trình xóa đói giảm nghèo, theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV; XVI đã đề ra.
Đẩy mạnh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế hàng hóa trong vùng, áp dụng đưa các tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào sản xuất thâm canh, tăng vụ tiếp tục thực hiện chuyển đổi chương trình đất đồi, nương rẫy sang trồng cây màu có năng suất thấp sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như: cây đặc sản, quế, cây ăn quả, cây dược liệu…tùy theo khả năng phù hợp với đặc điểm sinh thái của từng vùng.
Tập trung sản xuất lương thực để đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ ổn định đời sống của đồng bào. Phát triển chăn nuôi gia súc, đưa chăn nuôi trở thành thế mạnh của đồng bào vùng cao thành ngành sản xuất chính tạo ra sản phẩm hàng hóa, tăng thu nhập bằng tiền của đồng bào từ sản phẩm chăn nuôi chiếm 70% tổng thu nhập của gia đình, tiếp tục hỗ trợ chính sách cho người nghèo được vay vốn phát triển chăn ni bị, dê, ni ong lấy mật, khuyến khích trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi gia súc, phát triển sản xuất.
Tiếp tục thực hiện chính sách giao đất, giao rừng để nhân dân khoanh ni, bảo vệ rừng, phấn đấu trồng rừng đến năm 2015 đạt: 04 vạn ha. Trong đó 70% là cây đặc sản ở các huyện miền núi vùng cao của đồng bào Cơ Tu sinh sống. Tăng cường công tác khuyến nơng, khuyến lâm, bố trí, tuyển dụng đội ngũ cán bộ khuyến nơng cơ sở. Có chính sách khuyến khích thu hút cán bộ khoa học - kỹ thuật về cơ sở củng cố mạng lưới khuyến nông, tập trung
làm tốt công tác hướng dẫn trồng trọt, chăn nuôi cho đồng bào. Thực hiện lồng ghép nhiều chương trình, dự án trên cùng một địa bàn, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội trong vùng phát triển, tập trung giải quyết cho được những vấn đề bức xúc của đồng bào, như xây dựng các cơng trình thủy lợi phục vụ sản xuất, đời sống, khai hoang, phục hóa, giải quyết đất sản xuất cho nhân dân, có chính sách hỗ trợ nhà ở cho đồng bào nghèo, giúp đỡ các hộ xóa nhà tạm theo chương trình Nghị quyết 03/NQ-TU của Tỉnh ủy, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phúc lợi công cộng, chú trọng việc đầu tư trực tiếp cho hộ nghèo theo chương trình 167, hay “Mái nhà, bể nước, con bò, điện sáng” cho hộ đồng bào được trực tiếp thụ hưởng ổn định cuộc sống thúc đẩy xóa đói, giảm nghèo.
Tập trung mọi nỗ lực của các cấp, các ngành đẩy mạnh phong trào thi đua giúp đỡ nhau xóa đói giảm nghèo, ủng hộ giúp đỡ hộ nghèo, người nghèo một cách thiết thực, phấn đấu xóa hết nhà tạm, giảm hộ nghèo cịn dưới 10% năm 2015, chủ yếu là đồng bào các dân tộc trong đó có đồng bào Cơ Tu, giúp các hộ trung bình mới thốt nghèo, nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo vững chắc.
Tiếp tục vận động đồng bào xóa bỏ việc trồng cây hoa anh túc, cây cần sa, thực hiện tốt Luật phòng, chống ma túy. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đồng bào tự nguyện xóa bỏ cây thuốc phiện, khơng trồng, không tàng trữ, không hút thuốc phiện, không vận chuyển buôn bán các chất ma túy trong vùng đồng bào các dân tộc Cơ Tu. Tập trung cai nghiện cho những người có nghiện ma túy, đưa các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất như: đưa giống cây trồng, vật ni có giá trị kinh tế cao vào sản xuất để tạo ra sản phẩm hàng hóa, tăng thu nhập bằng tiền cho nhân dân, phát huy thế mạnh của vùng cao, tập trung chăn ni trâu, bị, dê, ong để lấy mật, chuyển đổi đất dốc canh tác đạt hiệu quả thấp sang trồng cây đặc sản xuất khẩu, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, trồng cỏ làm thức ăn gia súc, trồng cây dược liệu quý tạo ra sản phẩm hàng hóa để có nguồn thu nhập ổn định.
Ổn định công tác định canh định cư của vùng đồng bào dân tộc Cơ Tu ở các huyện để ổn định công tác định canh định cư, giải quyết tốt tình hình di cư tự do, nhiệm vụ thời gian đến của tỉnh là tập trung lãnh đạo cụ thể hóa, triển khai việc thực hiện có hiệu quả Quyết định 138/QĐ- TTg; Quyết định 186/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, lồng ghép đầu tư có hiệu quả các chương trình, dự án để phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội, tập trung xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn, miền núi, phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp đảm bảo đủ nguồn lương thực ngày càng ổn định cuộc sống lâu dài theo dự án của tỉnh. Tổ chức việc thực hiện Quyết định 120/QĐ/2003/TTg của Thủ tướng Chính phủ quy hoạch bố trí, sắp xếp ổn định đưa nhân dân sát vùng biên giới để ổn định, định cư lâu dài bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia.
Xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng đầu tư trực tiếp cho hộ, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc của nhân dân là xóa nhà tạm, giải quyết đảm bảo nguồn nước ăn, khai hoang phục hóa, tăng quỹ đất sản xuất, đảm bảo lương thực đủ ăn, ổn định cuộc sống định canh định cư.
Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đồng bào ổn định định canh định cư, không di cư tự do, thực hiện nghiêm chỉ thị 08/CT-UB, Chỉ thị 34/CT-UB và Chỉ thị 22/CT-UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về việc giải quyết tình hình di cư tự do, chống truyền đạo trái pháp luật. Tăng cường cán bộ bám sát cơ sở, nắm chắc tình hình biến động dân cư, làm tốt cơng tác quản lý hộ tịch, hộ khẩu, ngăn chặn di cư tự do. Thực hiện tốt chính sách đối với các hộ di cư trở về quê hương làm ăn sinh sống tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào ổn định cuộc sống. Đồng thời kết hợp với các địa phương nơi có dân di cư tới ổn định đời sống cho đồng bào [63, tr.51-53].
Đồng bào các dân tộc vùng cao Quảng Nam nguồn gốc từ xưa đến nay khơng có theo đạo giáo, từ năm 1995 lợi dụng nhận tức hạn chế và những khó khăn của đồng bào, một số phần tử xấu trong đồng bào đã kết cấu bên ngoài để truyền đạo Tin lành Đề Ga trong vùng đồng bào dân tộc Cơ Tu. UBND
tỉnh đã có Chỉ thị 08/CT-UB, Chỉ thị 34/CT-UB và Chỉ thị 22/CT-UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về giải quyết tình trạng di cư tự do, chống truyền đạo trái pháp luật, quán triệt triển khai thực hiện Nghị định 26/NĐ- CP của Chính phủ để thực hiện tốt chính sách dân tộc, tơn giáo của Đảng. Để tăng cường cơng tác an ninh- chính trị, giải quyết tốt tình hình tơn giáo trên địa bàn, cần tuyên truyền phổ biến tốt các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, phân công cán bộ bám sát địa bàn, nắm chắc tình hình truyền đạo trái luật, tổ chức học tập tuyên truyền, vận động nhân dân nêu cao tinh thần cảnh giác, không mắc mưu những kẻ xấu để nghe theo truyền đạo trái pháp luật, và đưa ra kiểm điểm trước nhân dân những tên chủ mưu cầm đầu ngoan cố lợi dụng vấn đề dân tộc, tơn giáo để chia rẽ, gây mất đồn kết, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhân dân, gây rối an ninh - trật tự thì kiên quyết thì xử lý theo pháp luật. Trong những năm qua, đã xử lý 07 đối tượng chủ mưu ngoan cố được nhân dân đồng tình ủng hộ. Các cấp ủy, chính quyền cùng với các ngành chức năng đã và đang nỗ lực giải quyết vấn đề tơn giáo, do đó, tình hình truyền đạo trái pháp luật trên địa bàn đã tạm thời lắng xuống, những người bị lừa gạt theo đạo trái pháp luật đã trở lại ổn định sản xuất và đời sống, nhưng truyền đạo vẫn còn tiếp diễn và tiềm ẩn khá phức tạp, do đó để giải quyết vấn đề truyền đạo trái pháp luật đang là vấn đề khá bức xúc hiện nay trong vùng đồng bào dân tộc Cơ Tu ở Quảng Nam cần phải tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt Nghị định 26/NĐ-CP của Chính phủ, Nghị quyết Trung ương 7 khóa IX về chính sách dân tộc, tơn giáo của Đảng; Pháp lệnh tín ngưỡng tơn giáo đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 11 thơng qua ngày 15/6/2004. Chỉ thị 10/CT-TU về Kế hoạch số 08/KH-TU của Tỉnh ủy Quảng Nam về việc giải quyết tình hình di cư tự do chống truyền đạo trái phép trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong vùng đồng bào dân tộc Cơ Tu, vận động đồng bào bị kẻ xấu lừa gạt theo đạo trái pháp luật tự giác bỏ đạo tập trung phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo và ổn định cuộc sống.
Tập trung xây dựng và củng cố vững chắc hệ thống chính trị ở cơ sở. Tăng cường đội ngũ cán bộ có trình độ chun mơn, năng lực cơng tác, hiểu biết tiếng dân tộc, tìm hiểu phong tục tập quán của đồng bào, thường xuyên bám sát cơ sở, đồng thời, có chính sách khuyến khích đối với cán bộ làm công tác ở vùng đồng bào dân tộc.
Phát huy vai trị của già làng, trưởng bản, những người có uy tín trong dịng họ, tuyên truyền vận động đồng bào trong vùng giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc, đấu tranh chống truyền đạo trái pháp luật và lợi dụng tôn giáo để chống lại chủ trương, đường lối của Đảng, chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc [63, tr.45-50].
3.2.2.2. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tộc người Cơ Tu trongviệc xây dựng đời sống văn hóa việc xây dựng đời sống văn hóa
* Giải pháp bảo tồn:
Trước hết cần quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước đến với mọi người dân, làm cho mọi người dân đề cao tinh thần trách nhiệm, vừa có ý thức để tham gia bảo tồn văn hóa các dân tộc nói chung, bản sắc văn hóa tộc người Cơ Tu nói riêng.
Ngành bảo tồn trong tồn tỉnh phải thường xuyên tiến hành thống kê, đưa vào danh mục văn hóa, thơng báo và kết hợp với các địa phương, các già làng…để giữ gìn các hiện vật văn hóa như: chiêng ché, vải thổ cẩm, tên nỏ…
Tổ chức điền dã để sưu tầm, tìm kiếm những văn hóa cịn khuất lấp sau lớp bụi của thời gian. Nhanh chóng giao tiếp với các cụ già, cụ lão để tìm hiểu sự tích, truyền thuyết, sử thi …mà hiện nay đang có nguy cơ đi dần vào dĩ vãng…
* Giải pháp phát huy:
Có kế hoạch khai thác, ứng dụng và phát huy các thành tựu văn hóa Cơ Tu trong điều kiện mới, mở rộng phạm vi tác động và ảnh hưởng của nó trong phạm vi cả nước, trong khu vực và cả quốc tế. Có như vậy chúng ta mới kế thừa được những kinh nghiệm quý, những tri thức sáng tạo độc đáo trong các loại hình nghệ thuật (kiến trúc, âm nhạc, điêu khắc…), tiếp nhận những tinh
hoa văn hóa từ bên ngồi, bù đắp những hẫng hụt, phát triển chúng thành những loại hình độc lập, độc đáo, khơng pha trộn mang yếu tố đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Có kế hoạch xuất bản, tư liệu bằng hai thứ tiếng Cơ Tu - Việt về các luật tục, truyện cổ, trường ca, sử thi, kỷ yếu, hội thảo… để lưu trữ phổ biến rộng rãi, làm phong phú thêm kho tàng văn hóa dân tộc.
Thường xuyên tổ chức các lễ hội truyền thống, phát huy yếu tố tích cực, mang bản sắc dân tộc trong từng nội dung; hình thức của lễ hội phù hợp với điều kiện mới; loại bỏ các yếu tố mê tín, dị đoan trong văn hóa dân tộc của tộc người Cơ Tu.
* Đẩy mạnh phát triển sự nghiệp giáo dục- đào tạo, nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào Cơ Tu.
Người Cơ Tu muốn tiếp cận với nền văn hóa mới cần phải được nâng cao trình độ dân trí. Dân trí đã trở thành một động lực quyết định đối với vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào Cơ Tu. Vì vậy, nâng cao dân trí vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của đồng bào Cơ Tu ở các huyện miền núi vùng cao tỉnh Quảng Nam.
Phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, tập trung xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ cho việc dạy và học, tăng cường đội ngũ giáo viên vừa giỏi chuyên môn vừa hiểu biết tiếng dân tộc Cơ Tu. Đẩy mạnh việc đào tạo giáo viên là người dân tộc Cơ Tu. Thực hiện tốt các chính sách ưu tiên đối với đội ngũ giáo viên công tác ở vùng đồng bào dân tộc Cơ Tu, vùng sâu, vùng xa. Đẩy mạnh việc xóa mù chữ, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, duy trì tốt phong trào giáo dục, nâng cao chất lượng dạy và học. Xây dựng và củng cố các trường bán trú dân nuôi, trường phổ thông dân tộc nọi trú ở tỉnh và các huyện, ưu tiên cho học sinh là người dân tộc Cơ Tu. Đẩy mạnh tiến độ phổ cập trung học cơ sở ở vùng dân tộc Cơ Tu. Trên cơ sở phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, tập trung bồi dưỡng, lựa chọn cán bộ là con em dân tộc Cơ Tu có các biện pháp nhằm nâng cao trình độ song ngữ cho người Cơ Tu. Song
ngữ là phương tiện nâng cao dân trí, đồng thời cũng là sản phẩm của trình độ dân trí. Nhưng ở vùng người Cơ Tu trình độ song ngữ của nhân dân cịn chậm phát triển. Bên cạnh tình trạng mù chữ, mù tiếng phổ thơng (tiếng Việt) vẫn là tình trạng phổ biến.
Trình độ song ngữ thấp làm hạn chế giao lưu văn hóa, hạn chế việc tiếp thu các yếu tố văn hóa hiện đại. Mơi trường phát triển trình độ song ngữ là trường học phổ thơng ở các xã, bản làng. Vì vậy, phải phát triển hệ thống các trường phổ thông, nâng cao các khả năng song ngữ, tiếng Cơ Tu và tiếng phổ thơng trong nhân dân. Trong đó, biện pháp hàng đầu là củng cố hệ thống giáo dục phổ thơng, mở rộng khả năng giao tiếp văn hóa (cả giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp) thông qua phương tiện thơng tin nghe nhìn và các loại hình văn hóa nghệ thuật. Mặt khác, cán bộ người dân tộc khác, nơi khác đến công tác vùng dân tộc cũng cần học tiếng Cơ Tu, có như vậy mới thâm nhập được quần chúng, mới thơng cảm khó khăn của nhân dân trong việc tiếp thu một ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ. Cán bộ lãnh đạo ở cơ sở phải biết nguyện vọng của nhân dân. Do vậy, viêc biết tiếng dân tộc đối với cán bộ, nhất là cán bộ cấp huyện, cấp tỉnh nói chung và cán bộ văn hóa nói riêng là điều hết sức cần thiết. Biện pháp lâu dài và cơ bản nhất là phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo ra nhu cầu dùng chữ phổ thông, tiếng phổ thông ở vùng đồng bào các dân tộc trong đó có dân tộc Cơ Tu.