Xây dựng các thiết chế văn hóa

Một phần của tài liệu Về xây dựng và phát triển nền văn hóa việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc (Trang 80 - 83)

- Về hơn nhâ n gia đình: Đồng bào Cơ Tu không ngăn cấm khắc khe

2.2.3. Xây dựng các thiết chế văn hóa

Nhà sinh hoạt cộng đồng hay còn gọi là nhà Gươl dựng ở chính giữa làng hoặc cùng chiều với nhà ở của các thành viên dân làng. Người Cơ Tu gọi thiết chế này, loại nhà cộng đồng hay là Gươl. Quy mô Gươl lớn hơn nhà ở. Đây là nơi sinh hoạt văn hố, tín ngưỡng... chung của cả vêêl. Các hoạt động có tính chất giải quyết cơng việc nội bộ của cả vêêl, giao tiếp với khách của vêêl đều được tiến hành tại nhà gươl. Đây là nơi các thành viên nam giới sinh hoạt (bàn bạc, trao đổi, kể chuyện, uống rượu...) khi đem về và là nơi ngủ của các cụ già, thanh thiếu niên chưa vợ (nam giới) và khách. Có thể nói rằng Gươl với những chức năng về xã hội, về văn hố, về tín ngưỡng (nơi lưu giữ những vật hiến tế, cúng bái, của cải chung của làng và nơi tiến hành các lễ nghi, cúng bái) đó như là “trái tim” của vêêl. Trên thực tế nhà gươl thật sự là trung tâm sinh hoạt văn hoá - xã hội của một vêêl người Cơ Tu.

Văn hóa Cơ Tu là văn hóa nhà gươl, đó là thiết chế văn hóa truyền thống, là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng. Nhà Gươl là loại hình kiến trúc tiêu biểu, thể hiện khát vọng, ý chí và sức mạnh của người Cơ Tu. Người Cơ Tu quan niệm nhà gươl là nơi khí thiêng đất trời tụ lại để bảo vệ cho dân làng. Người Cơ Tu đánh giá sự trù phú, thịnh vượng của một bản làng qua nhà gươl. Làng mà khơng có nhà gươl thì coi như “làng…đàn bà”.

Kinh tế hỏa canh, tín ngưỡng đa thần cũng như nhận thức sơ khai đối với thế giới tự nhiên luôn là kẻ đồng hành, cho nên, không gian sinh hoạt cộng đồng - mái nhà chung được khoác thêm lớp áo tín ngưỡng thành nơi tiến hành các nghi lễ cúng tế: cầu thần, cầu mùa, cúng cơm mới; thành nơi hội đồng già làng tiến hành bàn bạc kế hoạch đối phó/ứng xử với nhiều tình huống, kể cả đối với các thế lực siêu hình chi phối đến sự tồn vong của mỗi vêêl.

“Hiện nay, trên địa bàn của 3 huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang đồng bào Cơ Tu đã đóng góp, xây dựng và khơi phục 163/173 bản làng có nhà Gươl văn hóa làng, trong đó tỉnh và huyện ủng hộ gần 40% kinh phí, nguồn kinh phí cịn lại do chính nhân dân trong bản làng đóng góp để xây dựng” [56, tr.51].

-Các thiết chế văn hóa khác

Đến năm 2012 tồn tỉnh có 19 Nhà văn hóa thuộc ngành VHTT quản lý, gồm Nhà Văn hóa trung tâm tỉnh và 18 nhà văn hóa cấp huyện, thành phố trực thuộc tỉnh quản lý

“Năm 2012 phát triển được thêm 157/200 nhà văn hóa cấp xã, phường, thị trấn, có: 1.320 nhà văn hóa thơn, bản đồng thời đây cũng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng” [54, tr.11].

Hệ thống các nhà văn hóa mới ra đời người Cơ Tu đóng vai trị rất quan trọng vào khâu phổ biến các giá trị văn hóa mới đến với quần chúng nhân dân. Hệ thống các trung tâm văn hóa mới đã hình thành ở các huyện lỵ đánh dấu bước tiến quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Cơ Tu. Đến nay tất cả ở các huyện có người Cơ Tu đều có trung tâm văn hóa, rạp chiếu phim, thư viện, đài truyền thanh, trạm thu phát sóng truyền hình… Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục- thể thao phát triển sâu rộng với nhiều hình thức rất đa dạng và phong phú, đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội, các hủ tục lạc hậu xây dựng thơn, bản văn hóa, gia đình văn hóa trong vùng đồng bào dân tộc Cơ Tu được đơng đảo nhân dân đồng tình ủng hộ. Đến nay tồn tỉnh đã xây dựng được: 1.620 nhà văn hóa thơn, bản, trong đó, Đơng Giang, Tây Giang và Nam Giang có: 163/173 bản làng có nhà văn hóa (nhà gươl) [54, tr.38].

Tuy cịn gặp nhiều khó khăn về cán bộ chuyên môn và phương tiện hoạt động, song hàng năm các nhà văn hóa vẫn đều duy trì đều đặn việc tổ chức các hoạt động như: Chiếu phim, liên hoan nghệ thuật, biểu diễn nghệ thuật, tuyên truyền cổ động, sinh hoạt các câu lạc bộ và mở các lớp năng khiếu hè cho thiếu nhi. Trung tâm văn hóa- thơng tin tỉnh đã có nhiều cố gắng trong cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, từng bước củng cố và kiện toàn đội ngũ cán bộ. Không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, các cuộc liên hoan nghệ thuật quần chúng và hội thi thơng tin văn nghệ tồn tỉnh được nâng lên. Tổ chức được nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thông tin

cổ động, văn nghệ quần chúng của các huyện, thành phố trong tỉnh. Trực tiếp biểu diễn nghệ thuật và tuyên truyền cổ động phục vụ cán bộ và nhân dân trên địa bàn tỉnh trong dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm và những sự kiện chính trị trọng đại của cả nước và của địa phương. Dàn dựng chương trình cho các đồn nghệ thuật quần chúng để tham gia các cuộc hội thi, hội diễn nghệ thuật do Trung ương tổ chức đều đạt thành tích huy chương vàng, bạc, đồng. Hàng năm duy trì đều đặn các cuộc hội thi, liên hoan nghệ thuật quần chúng và đưa thông tin về cơ sở, tổ chức các cuộc liên hoan hát dân ca, dân vũ và nhạc cụ dân tộc… nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Nhìn lại chặng đường hơn 10 năm qua (2001-2012), cơng tác văn hóa thơng tin ở tỉnh Quảng Nam thật sự đã có những bước chuyển biến khá tồn diện, nhất là cơng tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.

Nhìn chung, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân trong tỉnh đã được nâng lên một bước, các hoạt động văn hóa, văn nghệ được tổ chức sơi nổi, phong phú, có tác dụng giáo dục truyền thống và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương.

Các đội thơng tin văn nghệ, chiếu bóng lưu động đã thực hiện tốt hơn vai trị xung kích trong cơng tác tuyên truyền, góp phần làm tốt chức năng là tuyên truyền viên xung kích trên mọi nẻo đường, làm cầu nối “Ý Đảng, lòng dân”, phát hiện và biểu dương những nhân tố mới trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh phòng, chống tham nhũng và các hiện tượng tiêu cực khác trong đời sống xã hội.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động phát hành sách văn hóa phẩm, thư viện và

hoạt động văn hóa thơng tin từ năm 2007-2011

TT TÊN DANH MỤC ĐVT 2007 2008 2009 2010 20111 Phát hành sách và văn hóa phẩm

Một phần của tài liệu Về xây dựng và phát triển nền văn hóa việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w