Khoảng 30 năm trở lại đây, hình thái cư trú của người Cơ Tu đã có những thay đổi do những yếu tố khách quan, nhưng trong tác động quan trọng nhất là do quá trình thực hiện cuộc vận động định canh, định cư. Sự thay đổi này đã diễn ra khá mạnh mẽ ở các xã vùng thấp, vùng có giao thơng đi đến thuận lợi hoặc vùng thị trấn. Song, qua khảo sát hàng loạt thôn, bản làng ở các xã vùng trung, vùng cao của huyện Đông Giang, Nam Giang như Sông Kôn, Ating, Avương, Arooih, Bhalêê, Atiêng, Ch’ơm... Làng bản người Cơ Tu vẫn còn giữ nguyên được những nét đặc điểm truyền thống; hình thái cư trú cổ truyền vẫn chưa bị phá vỡ hoàn tồn. Đặc biệt ở những thơn, bản làng vùng cao, vùng biên giới huyện Nam Giang vẫn cịn nhiều bản làng, thơn vẫn cịn giữ nguyên hình thái cư trú truyền thống.
Hình thái cư trú truyền thống của người Cơ Tu có đặc trưng chung là tụ cư thành một cụm dân cư gọi là Vêêl, Crnoon hoặc là Bươh; tuỳ theo phương ngữ từng vùng cao, trung, thấp mà các tên gọi này khác nhau nhưng tất cả đều để chỉ đặc trưng của hình thái cư trú; đây là đơn vị xã hội của người Cơ Tu, giống như “làng” của người Việt “palây” của người Chăm hoặc plây của dân
tộc Gié - Triêng cận cư. Trong ngơn ngữ người Cơ Tu có tên gọi cho nhiều làng “chrval”; một vùng bao gồm nhiều làng, ở diện lớn gọi là “choong”. Có thể lý giải điều này rằng, ngồi đặc trưng của cấu trúc ngơn ngữ thì trong xã hội Cơ Tu đã có biểu hiện của sự hình thành mối liên kết liên làng, thơn bản mà xét về mặt lịch sử thì có thể xem đó là “Liên minh bộ tộc”, Vì rằng trước đây một làng thường là một dòng họ (cabhu). Vêêl (chúng tôi chọn tên gọi này để sử dụng khi giới thiệu nội dung này) của người Cơ Tu thường quần cư từ 20 đến 30 nóc nhà (Zơơng hay Đhơng), số lượng thành viên (nhân khẩu) từ 150 đến 250. Trước đây, những làng có đến 50-60 nóc nhà. Vêêl thường được dựng gần đầu nguồn nước, Vêêl nầy cách vêêl khác nhiều núi đồi, sơng suối, có nơi đi bộ 2 đến 3 giờ. Mỗi Vêêl đều có một ranh giới phân chia với nhau, ranh giới ấy là ngọn núi, con suối, thác nước, kè đá, rừng cây... Các thành viên cư trú ở vêêl đều có trách nhiệm và quyền lợi trên địa phận, ranh giới vêêl của mình. Do cuộc sống du canh, du cư nên không gian cư trú của người Cơ Tu đã có những biến động lớn, sự biến động này diễn ra trong phạm vi rừng núi, đất đai thuộc quyền sở hữu của vêêl. Khi đất đai bạc màu hoặc do tác động bởi thiên tai, dịch bệnh... thì cả vêêl dời đi một vùng đất khác và khi đến vùng đất mới này lại lập vêêl, họ vẫn giữ lại hình thái cư trú như vêêl trước đó. Q trình phát triển đời sống, có những thành viên lập gia đình, có nhu cầu làm nhà mới để ở thì sẽ được lập nhà ngay trên đất của vêêl (nằm trong khuôn viên của vêêl). Đây là nguyên nhân làm cho vêêl ngày càng lớn lên về số lượng nóc nhà và khơng gian, diện tích quần cư. Trừ những trường hợp do bị vi phạm luật tục, một hoặc nhiều thành viên (có khi 2 đến 3 gia đình) khi bị cách ly khỏi cộng đồng, rời khỏi vêêl, rất ít trường hợp các thành viên (gia đình) tách ra sinh sống khỏi vêêl. Tính cộng đồng quần cư gắn bó trong cư trú của người Cơ Tu rất bền vững. Tâm lý của mỗi thành viên đều muốn cư trú thật gần nhau để khi “tối lửa, tắt đèn có nhau”.
Đặc điểm cơ bản cư trú của người Cơ Tu là quần cư trong một vêêl, đây là không gian cư trú chính của họ. Tuy nhiên, do nền sản xuất nương rẫy nên hình
thái cư trú có thêm một đặc điểm nữa đó là những chu kỳ hằng năm, một khoảng thời gian đáng kể (từ 2 đến 3 tháng) họ gắn bó với những ngơi nhà ở trên nương rẫy (nhà zun); đây chính là thời gian thu hoạch lúa; mọi sinh hoạt đều ở nhà rẫy này của gia đình và giống như sinh hoạt ở ngơi nhà chính ở vêêl; chỉ có khác là họ khơng quần cư nhiều gia đình gần nhau mà mỗi gia đình đều lập nhà, cư trú riêng lẻ ở ngay trên nương rẫy của mình. Trong thời gian này, trong vêêl chỉ cịn lại những người già yếu, hoặc những người khơng lao động được.
Hình thái cư trú xen cư giữa người Cơ Tu với các dân tộc khác ít xảy ra. Địa bàn cư trú của người Cơ Tu tương đối thống nhất và tập trung. Trừ vùng thị trấn và một số xã vùng thấp nhiều vêêl cư trú cận cư với người Kinh. Ở các xã vùng cao huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, tồn bộ các vêêl đều khơng cận cư hoặc xen cư với các dân tộc khác. Ở những nơi như: xã Ba, Tà Lu huyện Đơng Giang, Hồ Bắc, Hoà Phú, huyện Hoà Vang (Đà Nẵng), Vêêl người Cơ Tu chỉ cận cư với người Kinh chứ không xen cư. Vêêl Cơ Tu vẫn tách biệt một vùng. Từ thực tế này cho thấy hình thái cư trú cộng đồng của người Cơ Tu cịn bền vững.
Trong làng bản, nhà ở đặc trưng cơ bản và cũng là một mơtíp riêng biệt khơng giống các dân tộc khác người Cơ Tu là Vêêl có cấu trúc hình trịn hoặc bầu dục; dạng cấu trúc này cịn khá phổ biến ở các xã vùng cao, vùng biên giới Việt - Lào; ở các xã vùng thấp và vùng định canh định cư, cấu trúc vêêl truyền thống đã bị phá vỡ về mặt cơ bản.
Nhà ở của các thành viên trong vêêl được xây dựng với cửa chính quây mặt vào nhà Gươl (như ngơi đình của người Kinh); nhà này cách nhà kia từ 5 đến 8 mét; ở những nơi có nhiều gia đình do cư dân đơng nhưng địa hình đất đai khơng cho phép mở rộng khơng gian, diện tích thì nhà này cách nhà kia có khi từ 2 đến 3 mét; đây là những làng có mật độ quần cư lớn. Trong khoảng khơng lại có lối đi riêng giữa nhà này với nhà khác, khoảng sân của vêêl vừa là nơi vui chơi, quần tụ khi có những việc chung của vêêl và cũng có mặt bằng đi lại giữa nhà này với nhà kia.
Làng (Vêêl, Krnon, Bươl) truyền thống của người Cơ Tu được lập theo vòng tròn hay bầu dục, ở giữa làng hay cùng chiều với nhà ở là Gươl (ngôi nhà sinh hoạt chung của cộng đồng làng); nhà ở, Gươl là nhà sàn, ngày nay ở các xã vùng cao của huyện Tây Giang, Nam Giang, Đông Giang, tỉnh Quảng Nam vẫn còn giữ được loại nhà này, có rất nhiều làng, thơn người Cơ Tu đã khơi phục được Gươl của làng theo đúng kiểu dáng kiến trúc và các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc gỗ, hội họa truyền thống - Gươl là một biểu tượng, là niềm tự hào của người Cơ Tu, ở đấy còn là nơi thể hiện nhiều tinh túy của nghệ thuật điêu khắc gỗ, hội họa và tri thức bản địa trong kết cấu xây dựng nhà cửa.
Trong quan hệ cộng đồng làng nóc, tính bình qn và tinh thần làm chủ tập thể tự phát là một nét rất đáng chú ý. Ở đây, ý thức cộng đồng còn khá mạnh mẽ, chưa bị suy giảm nhiều do tư tưởng cá nhân. Sự tự giác và trách nhiệm cao trong công việc nổi bật lên như là một trong những đặc điểm cổ truyền của con người miền núi Quảng Nam. Quan hệ tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau là chủ yếu, các quan hệ vay mượn, mua bán, thuê mướn mới là hiện tượng ban đầu, chưa phổ biến, chưa trở thành sự quan hệ chi phối trong đời sống dân làng, và dường như những hình thức đó vẫn mang tính tương trợ là nhiều hơn. Sự chênh lệch giàu nghèo như trên đã nói trên, nó chưa hẳn đã tạo ra những thân phận khác nhau vĩnh viễn. Sự khác biệt giàu nghèo không phải là q xa, nó khơng cản trở đáng kể đối với quan hệ cộng đồng mà còn bị quan hệ cộng đồng chi phối và gìn giữ….
Sự cố kết làng nóc xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống, nhu cầu sinh tồn và phát triển nói chung. Dân làng sống chan hòa, thống nhất với nhau kể cả trong quan hệ hằng ngày cũng như trong quan hệ huyền bí thiêng liêng trước các siêu linh, và cả trong cuộc sống tưởng tượng, ở thế giới ma sau khi đã tắt thở. Khối cộng đồng bao gồm những thành viên đang sống và những thành viên đã chết. Như vậy, sự gắn bó vừa thực tế, vừa hư ảo. Luật tục được duy trì rất nghiêm khắc để bảo vệ tính quan hệ cố kết, thống nhất trong làng nóc. Đối với đồng bào, trước kia làng là tối cao, là sự hòa nhập vững bền, tất
cả mọi thành viên theo khuôn mẫu chung như một. Chính vì vậy, với quan niệm chung của các tộc người, nếu một thành viên nào phạm tội loạn luân, thì ắt thần linh sẽ nổi dậy và trừng phạt dân làng, gây sụt đất cùng các tai họa lớn khác ập đến. Ở đồng bào Cơ Tu, chỉ cần mang thai trước lễ cưới sẽ bị làng bắt phạt, đôi trai gái gian tình (có thai trước) phải nộp hai con lợn, rồi phải ra ở ngoài rừng, sau khi sinh con được 10 ngày mới được trở về làng. Bởi vì, theo tín ngưỡng của người dân, tội ấy cũng khiến các siêu nhiên bất bình, có thể gây mất mùa cho cả làng. Cũng vì tính nhất thể cao giữa các cá nhân và cộng đồng, nên theo phong tục của tộc người Ca Dong trước đây khi trong làng có nhiều sự biến cố bất thường xảy ra thì chủ làng phải chịu trách nhiệm, phải cầu cúng và một khi lời khẩn cầu của ông ta khơng hiệu nghiệm, thì dân làng sẽ cử chủ làng khác để thay thế….
Thực tế lịch sử cho thấy rằng, quan hệ cộng đồng làng bản được bảo tồn bền lâu ở các tộc người miền núi Quảng Nam. Nó gắn bó với các cá nhân, các gia đình thành khối người thống nhất cao để chống chọi với thiên nhiên, với kẻ thù bao đời nay. Vai trò của tập tính cộng đồng lại được phát huy đáng kể suốt trong hai cuộc kháng chiến và trong nhiều thập kỉ qua. Qua q trình tiếp thu cách mạng, nó đã đổi mới khơng ít theo hướng hạn chế, lọc bỏ những yếu tố lỗi thời, nhất là các tập tục lạc hậu có hại đến đời sống và sản xuất. Cho tới nay, tính cộng đồng, quan hệ cố kết cộng đồng cũng là nét hằn sâu, xuyên đậm trong tâm thức và sinh hoạt của đồng bào tộc người miền núi trong đó có tộc người Cơ Tu ở đây.
Để nhìn nhận một cách có khoa học và hiểu biết đầy đủ hơn về những vấn đề này, khi ta tìm hiểu sâu kỹ về làng cổ truyền của các tộc người miền núi Quảng Nam, kể cả quan hệ xã hội lẫn hình thức cấu trúc của làng, đó cũng là cơ sở để cải tạo và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các huyện miền núi vùng cao này. Chúng ta cịn phải khổ cơng tìm tịi, nghiên cứu một cách nghiêm túc, vừa rộng, vừa có chiều sâu thêm nhiều năm nữa mới có thể đáp ứng được yêu cầu đó.
Chu vi đất đai, vùng núi thuộc sở hữu của mỗi vêêl rất lớn nhưng, chu vi của một vêêl (nơi lập làng) thường nhỏ, phần lớn chỉ vài ngàn m2; nhiều nơi quần tụ trong một chóp đồi hoặc một khoảng đất hẹp ven thung lũng. Mỗi vêêl có những cơng trình cơng cộng sau:
- Nhà Gươl: Dựng ở chính giữa làng hoặc cùng chiều với nhà ở của các thành viên. Người Cơ Tu gọi thiết chế loại nhà cộng đồng này là Gươl. Quy mô Gươl lớn hơn nhà ở. Đây là nơi sinh hoạt văn hố, tín ngưỡng... chung của cả vêêl. Các hoạt động có tính chất giải quyết cơng việc nội bộ của cả vêêl, giao tiếp với khách của vêêl đều được tiến hành tại nhà gươl. Đây là nơi các thành viên là nam giới sinh hoạt (bàn bạc, trao đổi, kể chuyện, uống rượu...) khi đem về cũng là nơi ngũ của các cụ già, thanh thiếu niên chưa vợ (nam giới) và khách. Có thể nói rằng nhà Gươl với những chức năng về xã hội, về văn hố, về tín ngưỡng (nơi lưu giữ những vật hiến tế, cúng bái, của cải, chung của làng và nơi tiến hành các lễ nghi cúng bái) nơi đó như là “trái tim” của vêêl. Trên thực tế gươl thật sự là trung tâm sinh hoạt văn hoá - xã hội của một vêêl người Cơ Tu.
- Máng nước: Mỗi vêêl có một nguồn nước riêng, đặc điểm của người Cơ Tu là lập làng gần nguồn nước. Nguồn nước được dẫn từ đầu nguồn con suối theo kiểu đào mương về đến vêêl hoặc tạo hệ thống bằng đường ống tre nứa đào đục mương đưa nước từ xa hoặc từ trên cao xuống đến vêêl. Rất nhiều ý kiến và nhiều người Cơ Tu cho rằng tộc danh “Cơ Tu” là do đặc điểm lập làng ở đầu nguồn nước hoặc đầu ngọn núi: C’tu (Cơ Tu) có nghĩa là người ở đầu nguồn, đầu ngọn - trong ngôn ngữ Cơ Tu “Tu” là đầu, trên. Nguồn nước uống trong sạch lấy từ đầu nguồn dẫn về đến vêêl, khi đến vêêl được đưa vào ống tre, nứa đục thủng các mắt nối lại với nhau đưa nguồn nước chảy suốt ngày, đêm về phục vụ cho mọi thành viên trong các gia đình.
Làm máng nước này là trách nhiệm của mọi thành viên trong vêêl. Khi dựng làng, làm máng nước xong sẽ có một lễ nghi “khai trương” nguồn nước. Hàng năm, có một số lễ tiết của sản xuất, tín ngưỡng có liên quan
đến máng nước, đồng thời luật tục cũng quy định những điều kiêng kỵ đối với máng nước.
- Nghĩa địa: Trong phạm vi đất đai của vêêl có một khu vực dành làm nghĩa địa được ấn định như là tập quán vậy, để chứng minh rằng người Cơ Tu có những quan niệm về cõi sống, cõi chết - “sống theo hướng mặt trời mọc, chết theo hướng mặt trời lặn”. Thông thường khi đến một vêêl Cơ Tu rất dễ dàng nhận ra khu nghĩa địa của vêêl đó vì khu nghĩa địa có rừng rậm um tùm, có nhiều cây cổ thụ, nguyên do là người Cơ Tu không dám phát rừng làm rẫy, không giám đến gần nghĩa địa. Ở người Cơ Tu những người chết khơng bình thường (chết xấu, chết ra máu trên cơ thể con người) thì khơng được chơn cất ở nghĩa địa của vêêl mà phải chôn ở rừng sâu, càng xa vêêl càng tốt [25, tr. 79].
- Hàng rào, cổng làng: xuất hiện từ hình thái cư trú, cấu trúc làng bản nên mỗi vêêl có một hàng rào và cổng làng, hàng rào làng có nơi làm rất kiên cố bằng nhiều lớp cây, lại có nơi hàng rào được thể hiện bằng một đường sâu, rộng. Lối thông của vêêl ra ngồi qua hàng rào thường có một cổng chính, cổng này có hai loại: để trống đi ra bằng con đường hoặc qua một cầu ván bắc qua đường và một loại đi ra bằng cầu thang bắc qua hàng rào. Ngồi cổng chính, mỗi vêêl có từ một đến hai cổng phụ ở các hướng khác, cổng này thường được dùng để đi rẫy hoặc đi vào rừng, ra suối... Lối cấu trúc hàng rào, cổng đã thể hiện tính phịng thủ kẻ địch, thú dữ rất rõ rệt. Tất cả những cơng trình cơng cộng đều là tài sản chung của mọi thành viên trong vêêl đều có trách nhiệm, nghĩa vụ đóng góp cơng sức để xây dựng, bảo vệ.
Bên cạnh nhà ở, nhà Gươl, cịn có nhà kho và nhà rẫy. Nhà kho được dựng ngay trong khoảng đất của làng có thể bên trong hoặc cả bên ngoài hàng rào làng; cấu trúc nhà kho là loại hình nhà sàn cột cao, hình dáng mái, thân nhà cơ bản giống nhà ở, nhưng kích thước nhỏ hơn. Nhà kho dùng để chứa thóc lúa. Nhà rẫy được lập ở rẫy của từng gia đình, đây là một ngôi nhà ở thứ hai của người Cơ Tu.