Nguyên nhân hạn chế và những kinh nghiệm bước đầu

Một phần của tài liệu Về xây dựng và phát triển nền văn hóa việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc (Trang 85 - 89)

- Về hơn nhâ n gia đình: Đồng bào Cơ Tu không ngăn cấm khắc khe

3 Hoạt động văn hóa thơng tin

2.2.4. Nguyên nhân hạn chế và những kinh nghiệm bước đầu

- Những hạn chế nêu trên ngoài một số nguyên nhân khách quan nói chung, có thể tìm thấy các ngun nhân chủ quan như: công tác tuyên truyền, vận động giáo dục chưa mang tính thuyết phục đối với đồng bào, việc tiếp thu các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước chưa sâu rộng, thường xuyên và liên tục. Sự vận dụng vào thực tế chưa phù hợp, nội dung phương pháp tuyên truyền chưa đa dạng và phong phú. Đội ngũ cán bộ làm công tác vùng dân tộc vừa thiếu lại vừa yếu, cịn nhiều bất cập, ít khơng biết tiếng đồng bào dân tộc, thiếu sâu sát cơ sở, công tác nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của đồng bào để kịp thời làm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền đề ra các chủ trương, chính sách sát hợp với thực tiễn chưa kịp thời. Việc tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước chưa được thường xuyên, liên tục, công tác chỉ đạo đôi lúc chưa kịp thời, việc đôn đốc, kiểm tra chưa sâu sát, việc tổ chức tổng kết biểu dương những điển hình tiên tiến chưa kịp thời để kịp thời động viên tinh thần hăng hái tham gia, hưởng ứng của đông đảo nhân dân.

- Từ thực trạng, nguyên nhân và thực tế ở các huyện miền núi Quảng Nam có thể rút ra những kinh nghiệm bước đầu trong xây dựng đời sống văn hóa sau đây:

Một là, quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo các chủ trương, đường lối

chính sách của Đảng, Nhà nước phù hợp với điều kiện tình hình thực tế của từng địa phương, cơ sở. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phải luôn coi trọng việc tổng kết thực tiễn, để kịp thời đề ra chủ trương, chính sách phù hợp lịng dân, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của người dân, để khơi dậy và phát huy mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc.

Hai là, đẩy mạnh việc đầu tư phát triển kinh tế- xã hội, xóa đói giảm

nghèo, thường xuyên chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần cho vùng đồng bào các dân tộc, tập trung chăm lo giải quyết tốt những vấn đề vướng mắc, bức xúc trong vùng đối với đồng bào các dân tộc, nghiêm túc thực hiện tốt các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước chú trọng đầu tư trực tiếp cho các hộ gia đình nghèo để họ chăm lo phát triển kinh tế, ổn định kinh tế vùng định canh định cư, vùng đồng bào dân tộc Cơ Tu ở các huyện miền núi Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

Ba là, quan tâm đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác

tuyên truyền giáo dục, vận động đồng bào bằng nhiều hình thức, nội dung đa dạng, phong phú. Phát huy tốt vai trị tích cực của các già làng, trưởng bản, những nhân tố có uy tín trong dịng họ, cộng đồng. Chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng những cán bộ làm cơng tác dân tộc có đủ trình độ, năng lực, thường xuyên bám sát cơ sở, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; nhằm tham mưu, đề xuất cho cấp ủy và chính quyền kịp thời, để giải quyết những bức xúc chính đáng của đồng bào các dân tộc.

Bốn là, xây dựng củng cố hệ thống chính trị vững mạnh, tồn diện, tăng

cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của chính quyền, phát huy vai trị của các đoàn thể nhân dân, chăm lo đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở, kiện toàn tổ chức bộ máy, đủ sức hồn thành nhiệm vụ, làm tốt các nhiệm vụ cơng tác ở vùng đồng bào dân tộc Cơ Tu.

Trong chương 2, luận văn đã tập trung trình bày một số vấn đề cơ bản về thực trạng đời sống văn hóa dân tộc Cơ Tu ở các huyện miền núi Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, khái quát được những nét đặc trưng, tiêu biểu của người Cơ Tu với những nét đẹp văn hóa truyền thống cần được bảo tồn và lưu giữ, đồng thời, tiếp thu những giá trị tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác làm giàu thêm vốn văn hóa của dân tộc mình, góp phần tạo nên đời sống văn hóa phong phú, giàu bản sắc. Từ đó, rút ra một số nhận xét, đánh giá khái quát chung đời sống văn hóa ở các huyện miền núi Quảng Nam, cũng như những ưu điểm và hạn chế trong q trình xây dựng đời sống văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc Cơ Tu tỉnh Quảng Nam, qua cách thức ứng xử, ăn, mặc, ở, tín ngưỡng và các hoạt động văn hóa dân gian cũng như các hoạt động sản xuất của người Cơ Tu chúng ta phần nào hiểu rõ thêm những nét đẹp văn hóa của người Cơ Tu cần được bảo tồn và phát huy, những yếu tố lạc hậu cần phải được loại bỏ. Thực tế cho thấy, một số phong tục tập quán của các tộc người có tính thống nhất với nhau, nên đời sống văn hóa dân tộc ở các huyện miền núi ở Quảng Nam cũng mang yếu tố chung cho cả dân tộc. Nhìn chung, phong tục tập quán của người Cơ Tu ở đây, phần lớn vẫn bảo tồn được các giá trị văn hóa tộc người. Vì vậy, qua đó có thể phát huy được các yếu tố truyền thống tốt đẹp. Không dừng lại ở thực trạng, chương 2 còn chỉ ra nguyên nhân và những kinh nghiệm bước đầu trong việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của người Cơ Tu.

Quảng Nam đang trong tiến trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa về hội nhập vào nền kinh tế thế giới theo chủ trương của Đảng. Bối cảnh mới đang hé mở ra cho người Cơ Tu ở các huyện miền núi Quảng Nam nhiều cơ hội mới, và những thách thức mới, đồng thời, đi kèm theo là những khó khăn thách thức khơng hề nhỏ. Do đó, việc triển khai các biện pháp xây dựng nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân Cơ Tu ở các huyện miền núi Quảng Nam là việc làm hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng, nhằm

góp phần phát huy các giá trị văn hóa tộc người trong q trình hội nhập kinh tế thế giới và phát triển như hiện nay.

Chương 3

Một phần của tài liệu Về xây dựng và phát triển nền văn hóa việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w