Văn hóa ẩm thực, trang phục, tín ngưỡng, văn hóa gia đình

Một phần của tài liệu Về xây dựng và phát triển nền văn hóa việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc (Trang 43 - 50)

- Ăn uống và hút: Là một cư dân nông nghiệp nương rẫy, cái ăn chính của người Cơ Tu là sản phẩm làm ra từ nương rẫy. Nguồn lương thực chính của người Cơ Tu là lúa rẫy; họ dùng gạo để nấu cơm ăn hàng ngày; sắn, bắp cũng là một loại lương thực chính nhưng xét cho cùng sự có mặt của cây sắn, bắp ở vùng miền núi nói chung thì cây lúa rẫy vẫn là loại lương thực có mặt và trở thành lương thực chính của đồng bào sớm hơn rất nhiều. Ở một số xã, thôn, vùng biên giới huyện Đơng Giang, đồng bào có tập qn dùng cây màu (sắn, bắp) có tỷ lệ cao hơn gạo trong bữa ăn hằng ngày, họ xem cây màu như là lương thực chính và nó trở thành tập qn, khẩu vị trong cái ăn của người Cơ Tu ở vùng này. Thức ăn của người Cơ Tu ngoài các loại rau, cây trái hái ngồi rẫy rừng về để chế biến thành những món ăn hàng ngày cịn có các loại thịt gia súc chăn thả của gia đình và các loại động vật trên đất, dưới nước do họ săn bắt hằng ngày. Tuy nhiên thức ăn chủ yếu và thường kỳ trong các bữa ăn của người Cơ Tu, chủ yếu là rau, trái cây rẫy, rừng và ốc, con cá bắt ở sông suối. Phương thức chế biến thức ăn của người Cơ Tu cũng rất đơn giản chủ yếu là luộc, nấu thành canh hoặc nướng. Món thịt chua (Zrúa A Chơng) là một thức ăn được người Cơ Tu ưa thích, món ăn này thường là loại cá, thịt bỏ vào ống tre để lâu ngày lên men hoặc là xương, thịt, huyết... con vật bị giết bỏ vào trong hũ trộn cùng với cơm nguội hoặc sắn ngâm ủ cho đến rục, lên men chua và đến khi ăn thì nấu lại. Một phương pháp làm thức ăn thông dụng cho từng bữa ăn lại được người Cơ Tu ưa thích (mà có thể xem đây là một kiểu làm thức ăn đặc biệt chỉ có ở người Cơ Tu) đó là món Cha Ză hay cịn gọi là Ch’rá; món ăn này được làm như sau: Lấy thịt khơ hoặc thịt con thú, con cá trộn lẫn với sắn tươi, bắp chuối, cà... bỏ vào một ống nứa nướng trên bếp lửa, dùng một chiếc cây thân mây (A dương) thọc vào, khuấy nhuyễn đến khi chín sẽ trở thành một loại thức ăn ngon trong bữa cơm của gia đình hoặc để chiêu đãi khách.

Người Cơ Tu có cách bảo quản thịt rất đơn giản đó là lấy thịt tươi treo lên giàn bếp sẽ giữ được nhiều ngày hoặc sấy khô để sử dụng cho những

tháng mùa Đơng khi khơng tìm được thức ăn, hoặc lúc khó tìm rau trái, thú vật. Ở những trường hợp đi xa dài ngày thăm bà con, sui gia, Người Cơ Tu thường làm loại bánh bằng gạo nếp hoặc bắp gói lá cây theo hình tam giác và nấu nếp bằng cách bỏ vào ống tre nướng lên bếp lửa. Trước đây do thiếu muối nên đồng bào thường phải chế biến các loại thức ăn có vị chua thậm chí có những món ăn phải bỏ một số loại gia vị lấy từ lá cây rừng có vị chua. Nhiều thế hệ qua đi như vậy nên thức ăn của người Cơ Tu thường nấu với mức độ gia vị rất nhạt, người Cơ Tu khơng có tập qn dùng nước chấm. Về nước uống người Cơ Tu thường uống nước lã (nước suối) cho suốt cả ngày, họ chưa có tập quán dùng nước uống đun sôi. Bên cạnh nước uống, người Cơ Tu rất thích rượu, người Cơ Tu biết ủ nếp, sắn với men thành rượu để dùng hằng ngày và đãi khách. Rượu được ủ từ những chiếc ché to, nhỏ khác nhau. Ở những lễ hội và khi có khách, rượu là thức uống khơng thể thiếu. Đặc biệt là ở vùng cao huyện Đông Giang, Tây Giang và huyện Nam Giang có một loại rượu rất đặc biệt được đồng bào làm ra từ cây Tà Vạt, Tà đìn: Tà Vạt được lấy từ buồng hoa trái đem ngâm vào loại men cây (vỏ chuồng) tạo thành rượu, Tàđin lấy nước từ thân cây và cũng tạo men như loại Tà Vạt. Đàn ông, đàn bà (kể cả trẻ em) Cơ Tu có thói quen hút thuốc lá bằng tẩu. Thuốc lá do người Cơ Tu trồng trong vườn hoặc ngoài rẫy khi thu hoạch về họ thái nhỏ phơi khô và cất giữ trong những ống lồ ô để dùng hằng ngày.

Ăn uống của người Cơ Tu hiện nay đã có nhiều thay đổi ở vùng thị trấn, vùng thấp người Cơ Tu đã biết chế biến nhiều loại thức ăn, cách uống như người Kinh, một số kiểu ăn, uống khơng hợp vệ sinh, có hại đến sức khoẻ hiện đang được xố bỏ dần. Với nhiều món ăn được hình thành từ nguồn nguyên liệu đa chủng loại, chúng ta có thể hình dung một cách khái qt kỹ thuật nấu nướng của người Cơ Tu, không đơn thuần chỉ có nướng và luộc, mà có thể nói là đa dạng về loại hình: nướng, luộc, nấu canh, cháo, xào, ăn sống. v.v…

Ẩm thực là sản phẩm của quá trình ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, với môi trường sống đặc thù của chính

họ. Văn hóa ẩm thực của một cộng đồng, vùng, miền, khu vực hay quốc gia - dân tộc là nhân tố kết tinh- biểu hiện nét đặc thù một nền hay vùng văn hóa, được phản ánh qua một lăng kính đa diện như: điều kiện sống, mơi trường - cảnh quan, lối sống của con người trong điều kiện cư trú tương ứng.

- Trang phục và trang sức: Người Cơ Tu cũng như nhiều dân tộc thiểu

số khác ở vùng dọc Trường Sơn và Tây nguyên có một bộ phận đã thay đổi hồn tồn trang phục truyền thống của mình, thay vào đó là loại trang phục hiện đại du nhập từ vùng đồng bằng, đô thị lên. Sự thay đổi này ở người Cơ Tu tập trung vào số đồng bào ở vùng thấp, thị trấn, nam nữ thanh niên và đàn ông một bộ phận lớn người già, phụ nữ ở các xã, thơn bản vùng cao vẫn cịn giữ nguyên được trang phục truyền thống của chính dân tộc mình. Bên cạnh đó, vào những dịp lễ hội truyền thống đa số đàn ông và tất cả những người phụ nữ đều sử dụng trang phục cổ truyền. Các xã vùng cao của các huyện Đơng Giang, Tây Giang, Nam Giang có tỷ lệ người còn sử dụng trang phục truyền thống còn cao hơn.

Cũng như các dân tộc thiểu số khác sinh sống ở miền núi, đàn ơng Cơ Tu đóng khố, ở trần, đàn bà mặc váy. Cách đóng khố và mặc váy của người Cơ Tu cũng giống như các dân tộc khác. Trước năm 1945, theo một số người già và kiểm chứng một số tài liệu khoa học thì ở vùng Cơ Tu nhiều nơi cịn dùng “áo quần” bằng vỏ cây (ha mớt); hiện nay ở vùng cao huyện Đông Giang, Tây Giang loại cây để lấy vỏ làm trang phục này vẫn còn; đồng bào vẫn còn biết kỹ thuật chế tác vỏ cây này thành những “tấm vải”.

Tuy nghề dệt có muộn và chưa phát triển nhưng kết cấu trang phục trên người dân tộc Cơ Tu bên cạnh những nguyên tắc thuộc về đặc thù chung đối với một cư dân miền núi vẫn thể hiện một số đặc điểm riêng và đặc điểm riêng này có liên quan đến cả kỹ thuật dệt, tư duy thẩm mỹ và qua đó hàm chứa nhiều nét đặc trưng về văn hố rất riêng của dân tộc mình. Người phụ nữ mặc váy và để trần phần thân khi cịn là con gái chưa lấy chồng, đến khi có chồng thì mang thêm chiếc yếm che trước ngực hoặc sử dụng chiếc váy dài,

màn chồng lên đến phía trên ngực chỉ chừa lại đôi vai trần giữ chiếc váy mặc, kiểu này thường dùng một chiếc dây buộc quanh ngang bụng hoặc ngang ngực. Ngày nay, nguyên tắc này đã có thay đổi, rất ít trường hợp người con gái chưa chồng mặc váy, ở trần; có thể như thế là biểu hiện quan điểm về thẩm mỹ trang phục của cơ thể đã thay đổi.

Ở những trường hợp người phụ nữ tham gia vào các sinh hoạt lễ hội cộng đồng bên cạnh những người phụ nữ mang váy lên đến bên trên ngực có một số người cịn mặc những chiếc áo (áo chui đầu qua cổ áo) ngắn tay hoặc dài tay. Có thể, loại áo này mới xuất hiện một vài chục năm nay sau khi tiếp cận với loại áo hiện đại, người Cơ Tu đặc biệt ưa chuộng trang phục có nhiều hoa văn. Trên các váy, áo, khố của người Cơ Tu đều thể hiện nhiều mơ típ hoa văn hình hoạ khác nhau. Đặc biệt là loại hoa văn được dệt bằng hạt cườm (cườm chì và cườm nhựa) kết thành đường nét hoa văn sắc sảo. Từ việc thể hiện nhiều loại hoa văn khác nhau trên nền váy đã cho thấy một kỹ thuật dệt rất đặc sắc có thể xem đây như là nghệ thuật - Dệt tạo hoa văn bằng cách luồng hạt cườm vào sợi chỉ dệt, nó chỉ tìm thấy ở tộc người Cơ Tu của tỉnh Quảng Nam.

Khi quan sát một số lễ hội, vũ hội của người Cơ Tu chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy trang phục ở đây khác trang phục sử dụng hằng ngày. Người đàn bà có những chiếc áo, cách may váy rất riêng, người đàn ơng khốc thêm tấm chồng chéo, hình chữ X ngay trước phần ngực. Phục trang kiểu như vậy làm tăng thêm tính hùng dũng, vững chãi của người đàn ơng và sự kín đáo của người phụ nữ. Phải chăng đây là một biểu hiện sự tơn kính của con người đối với thế giới tâm linh và với tính chất trân trọng giá trị văn hố lễ hội của cộng đồng mình.

Trang sức của người Cơ Tu cũng khá phong phú và đặc sắc, ngay trên trang phục của người Cơ Tu đã thể hiện tính tư duy và vật thể làm đẹp của con người. Sản phẩm dệt có nhiều mơtíp hoa văn là sản phẩm đẹp, khi mặc bộ váy, áo có nhiều hoa văn (kể cả đối với chiếc khố của người đàn ơng) thì bản thân người mặc cho đó là cái đẹp và những người chung quanh đều có nhận

thức cũng chính cái đẹp từ chiếc váy, áo đó chính là cái đẹp của con người mang nó trên mình. Vài chục năm lại đây và mạnh mẽ nhất là 10 năm lại đây, quan điểm và trang sức của người Cơ Tu đã có những thay đổi mạnh mẽ trước sự xâm nhập của nhiều loại hình, loại vật trang sức hiện đại khác nhau. đặc biệt sự thay đổi này diễn ra mạnh mẽ đối với nam nữ thanh niên.

Trang phục và trang sức truyền thống của người Cơ Tu rất phong phú, trang phục thường ngày của đàn ông là chiếc khố và trang phục của người phụ nữ là chiếc váy. Khi nói đến đặc trưng trang phục của người Cơ Tu chính là các loại sử dụng riêng cho lễ hội: đàn ơng đóng khố dệt hoa văn cườm, trên thân khoát chéo một tấm chồng, tóc để dài được búi cài bằng một chiếc răng nanh heo; phụ nữ mặc váy và áo hoa văn cườm, váy được buột ở phần ngực hoặc phần lưng bởi một dây thắt được dệt có hoa văn (pa pát). Người phụ nữ Cơ Tu thích các loại trang sức vịng cườm nhiều màu sắc sặc sở, các loại vòng bằng chất liệu nhôm, đồng, bạc đeo ở cổ, cổ tay, tai là quý nhất, đẹp nhất là vòng các hạt mã não màu huyết dụ đeo ở cổ; trước đây tục cà răng, xâu tai, xăm mình ở phần trán, mơi, ngực.. là một cách làm đẹp của đàn ông. Đám cưới của người Cơ Tu là ngày vui không chỉ của họ hàng hai gia đình trai - gái mà cịn của cả dân làng, nhà trai mang nhiều lễ vật sang nhà gái làm lễ và rước dâu, sau đám cưới, cô dâu về ở nhà chồng, sinh con lấy theo họ cha. Ở người Cơ Tu, theo thống kê có trên 30 dịng họ (Ca bhu) khác nhau, mỗi dịng họ đều có một sự tích ra đời và một tập tục kiêng cử riêng (tô tem ).

Trang sức đối với nam, nữ thơng thường là búi tóc, cà răng, xâu tai, xâm khắc vùng mặt, vùng ngực, cổ chân, cổ tay bằng nhiều hình tượng khác nhau:

- Cà răng (gọt cờ niêng): nam nữ thanh niên đến tuổi trưởng thành đều phải cưa, mài các răng cửa đến sát lợi (nứu). Khi một thành viên đã cưa răng xong tức là cộng đồng đã thừa nhận sự trưởng thành, mới tính đến chuyện hơn nhân, lập gia đình. Khi đã làm xong thủ tục này, thành viên ấy mới được tham dự các buổi sinh hoạt của cộng đồng với tư cách là một thành viên chính thức. Người nào khơng thực hiện đủ thủ tục này ngồi việc khơng được thực hiện

các quyền lợi trong cộng đồng còn bị các thành viên khác trong cộng đồng chê bai, cho là người hèn nhát.

- Xâu tai (thao cờ tở): đây cũng là một tiêu chuẩn để xác định sự trưởng thành; tai được xâu thủng và căng dài bởi những khuyên tai hình trịn, trơn ốc bằng đồng, chì hoặc bạc. Đường kính và trọng lượng của khuyên tai càng lớn, càng nặng lên theo độ tuổi của người đeo. Quan niệm của người Cơ Tu là tai càng dài ra, xệ xuống và mang chiếc khuyên càng to, càng nặng thì càng đẹp.

- Xâm khắc (xắc): Người Cơ Tu cho đây là một loại hình trang sức cần thiết phải có ở mọi người, hình thức trang sức này khơng trở thành bắt buộc đối với mọi người nhưng do quan niệm là làm đẹp nên ai cũng thực hiện, họ thường xâm những hình như hình mặt trời mọc, mặt trăng, hình chữ nhật có khắc vạch, chấm trịn, vịng trịn, hình người phụ nữ múa... Điểm xâm khắc tập trung ở vùng mặt: ở phần lơng mày, giữa phần trán và sóng mũi, ở quanh miệng, cằm, cổ chân, ở giữa ngực.

- Búi tóc: Trước đây, tóc của người Cơ Tu khơng cắt mà búi thành cục ở sau đầu. Người đàn ơng búi tóc và cài bằng một cái răng nanh con lợn. Việc trang sức và búi tóc lại bằng chiếc răng nanh này có liên quan đến mối quan hệ vợ chồng, người phụ nữ Cơ Tu thương chồng ni heo thật già để có được chiếc răng nanh mà chân răng và đầu răng tạo thành một vịng trịn để chồng búi tóc là một người vợ thương chồng, người chồng khi đeo chiếc răng nanh này vào búi tóc rất lấy làm hãnh diện bởi nó đẹp và có cái giá trị hơn là mình có người vợ giỏi giang.

Ngày nay tục xâu tai, cưa răng, xâm khắc, búi tóc chỉ cịn tìm thấy ở những người già. Ngồi các hình thức trang sức trên đây, ở người Cơ Tu cịn thấy đàn ơng, đàn bà thích mang những chiếc vịng đồng, vịng bạc ở cổ, ở tay, chân. Riêng phụ nữ còn mang cườm với nhiều chuỗi, nhiều màu sắc khác nhau ở cổ, ở cổ tay, cổ chân. Đặc biệt ở một số người già còn thấy mang vịng đồng, vịng bạc theo hình lị xo từ khuỷu tay xuống đến cổ tay. Trong các loại vật trang sức có loại mã não là điểm đáng chú ý nhất. Theo người già cho biết

hạt mã não đã trở thành vật trang sức quý giá nhất trong tất cả các đồ vật trang sức của người Cơ Tu đã cả hàng chục thế hệ nay. Bản thân người Cơ Tu không làm ra được hạt mã não mà do trao đổi với “Zốt Hời” mà có. Phải chăng việc dùng hạt mã não để làm đồ trang sức đã có từ lâu đời, đã nói lên rằng vào thời kỳ người Chăm cư trú ở vùng ven biển với tư cách là một dân tộc có Vương Quốc (Hời chính là Chăm) mối quan hệ trao đổi giữa người Chăm và người Cơ Tu đã hình thành và căn cứ số lượng mã não còn khá nhiều ở vùng người Cơ Tu có thể cho rằng quan hệ trao đổi này là khá thịnh đạt.

Một phần của tài liệu Về xây dựng và phát triển nền văn hóa việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w