Xây dựng môi trường văn hóa lành mạn hở vùng đồng bào dân tộc Cơ Tu Quảng Nam

Một phần của tài liệu Về xây dựng và phát triển nền văn hóa việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc (Trang 113 - 118)

- Về hơn nhâ n gia đình: Đồng bào Cơ Tu không ngăn cấm khắc khe

9 Môi trường

3.2.2.4. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạn hở vùng đồng bào dân tộc Cơ Tu Quảng Nam

dân tộc Cơ Tu Quảng Nam

Người Cơ Tu sống trong mơi trường cộng đồng gia đình và làng bản, các mơi trường này là nơi trao truyền văn hóa cho mỗi cá nhân, làm giàu thêm bản sắc văn hóa tộc người của Việt Nam. Do đó, cần tích cực xây dựng các môi trường, cộng đồng này thành một mơi trường văn hóa.

Đặc điểm của q trình xã hội hóa văn hóa là các cá nhân trong gia đình, xã hội được tiếp nhận các giá trị, chuẩn mực văn hóa một cách dần dần,

thơng qua mơi trường gia đình. Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội, gia đình khơng chỉ tái sản xuất ra con người để trở thành người, mà còn biến đứa trẻ từ sinh vật trở thành con người của xã hội. Gia đình tham gia tất cả vào các giai đoạn của chu kỳ đời người. Vì vậy, cần xây dựng gia đình có nếp sống văn hóa. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình người Cơ Tu, bố mẹ hết lòng thương u con cái, ơng bà tích cực chăm sóc các cháu, vợ chồng chung sống với nhau hịa thuận, tình nghĩa, con cái phải biết vâng lời cha mẹ. Bố mẹ tôn trọng con cái, khi mua sắm đến lúc cưới xin bố mẹ đều hỏi ý kiến con cái. Đó là truyền thống giáo dục con bằng tình cảm u thương, khơng bao giờ đánh đập con cái.

Tuy nhiên, trong gia đình truyền thống tộc người Cơ Tu họ thường thương u con nhưng ít có tính định hướng, ít chủ động trong việc giáo dục con cái trong những sinh hoạt hằng ngày đến việc quan tâm, hướng dẫn con lựa chọn cách làm ăn, lựa chọn người bạn đời. Sự giáo dục con cái đơi khi mang tính bản năng, thụ động, đồng thời bố mẹ cũng ít có thời gian quan tâm đến việc học hành, giao tiếp của con cái. Xây dựng gia đình văn hóa mới địi hỏi bố mẹ và các thành viên gia đình quan tâm đến con cái một cách có định hướng và chủ động tác động đến chu kỳ đời sống của con người.

Khi đứa trẻ cịn ẩm ngửa, gia đình là tổ ấm, là mơi trường xã hội tác động đến đứa trẻ. Do đó, ngay từ giai đoạn này gia đình, đặc biệt là các bà mẹ cần dành thời gian chăm sóc, tạo các thói quen sinh hoạt cho trẻ nhỏ, giờ giấc, ăn, ngũ hoặc tắm rữa…

Ở giai đoạn tuổi thơ và niên thiếu, cha mẹ và các thành viên trong gia đình quan tâm đến việc vui chơi, việc học hành của các em, cung cấp cho các em những kinh nghiệm quý trong việc ứng xử với mọi người xung quanh…

Ở giai đoạn trưởng thành, bên cạnh việc hướng dẫn cho các em lao động theo giới tính, cần quan tâm đến các em trong mối giao tiếp với bạn bè, chọn người yêu…nâng đỡ các em (nhất là các em gái) khi bị thất bại, trắc trở trong đường tình dun, nhằm có biện pháp ngăn chặn những ứng xử cực đoan dễ xảy ra, như tự tử hoặc hành hạ thân thể.

Xây dựng gia đình văn hóa bên cạnh vấn đề quan tâm xây dựng các mối quan hệ ứng xử trong gia đình và giữa các thành viên trong gia đình và xã hội cần coi trọng xây dựng nếp sống trật tự, vệ sinh môi trường nơi ở với các yêu cầu cụ thể như: làm chuồng trại cho gia súc, không nhốt gia súc trong nhà; có cơng trình vệ sinh; có nước sạch và vệ sinh mơi trường…

Trong nếp sống gia đình cần xây dựng nếp chi tiêu có kế hoạch, hợp lý, tiết kiệm lương thực thực phẩm trong sinh hoạt, giảm bớt các chi phí tốn kém trong các nghi lễ, giảm dần và từng bước xóa bỏ tệ thách cưới bằng trâu, bạc quá nặng nề, xóa bỏ tập tục phải đâm trâu để làm ma cho cha, mẹ, không để xác chết trong nhà nhiều ngày…

Cộng đồng làng bản có vai trị quan trọng trong vấn đề sản xuất, phổ biến và tiêu dùng văn hóa. Do đó, cần xây dựng mơ hình bản làng có nếp sống văn hóa với các yêu cầu cụ thể là: Phát huy các giá trị tích cực của lễ hội Cồng chiêng, khôi phục lại rừng nguyên sinh ( rừng cấm) của làng; xây dựng làng có nếp sống văn minh, trật tự, vệ sinh; mở đường về các bản làng thuận lợi; tạo nguồn nước sạch và đảm bảo đủ nước dùng cho các bản làng; xóa bỏ nạn thả rơng trâu, bị, gia súc; quy hoạch lại bản làng và bố trí nhà cửa trong làng một cách hợp lý; hằng tuần, hằng tháng tổ chức các buổi lao động tập thể của làng, nhằm tu bổ lại đường sá, dọn vệ sinh trong làng, phát huy nếp sống văn hóa mới trong cộng đồng, tăng cường đoàn kết giúp đỡ nhau trong sinh hoạt, sản xuất, tổ chức các hoạt động văn hóa, vận động nhân dân thường xuyên tham gia thực hiện kế hoạch hóa gia đình, xóa nạn mù chữ, vận động trẻ em trong độ tuổi đến lớp…

Xây dựng gia đình, thơn, bản làng có nếp sống văn hóa là nhiệm vụ vơ cùng khó khăn, phức tạp nhưng cũng rất quan trọng, địi hỏi phải có phương châm, biện pháp thích hợp. Nếp sống cũ đã hình thành lâu dài ở bộ phận của ý thức xã hội nên có sức ỳ khá lớn. Trong cơng tác xây dựng nếp sống mới cần phải tiến hành theo phương châm: kiên trì, thận trọng, chắc chắn, thường

khó khăn. Càng khó hơn khi vùng đồng bào dân tộc Cơ Tu là nền tảng kinh tế - xã hội của xã hội mới chưa định hình vững chắc. Nó địi hỏi phải có sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều cấp, nhất là sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền, đồn thể ở cơ sở. Đồng thời nó địi hỏi phải có nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả của cơ quan văn hóa. Trước hết, cần chú trọng các hành vi, nếp sống, tìm hiểu các yếu tố tiêu cực, tích cực. Trên cơ sở đó, chú ý nghiên cứu các biện pháp để xử lý thích hợp, nhất là biện pháp tuyên truyền, nhưng tuyên truyền phải có sức thuyết phục và do chính những người già làng, trưởng bản có uy tín tiến hành mới đạt hiệu quả cao.

Ở vùng đồng bào Cơ Tu, vai trò của người trưởng họ, trưởng làng là rất quan trọng, các thành viên trong làng, bản họ thường tin cậy, hỏi ý kiến và lắng nghe các trưởng bản, trưởng làng. Vì thế cần tập trung chú ý tuyên truyền, vận động những người trưởng họ, trưởng làng. Thuyết phục được trưởng họ, trưởng làng sẽ góp phần vận động, giáo dục được rộng rãi các thành viên khác. Trong xã hội người Cơ Tu già làng là người duy nhất có quyền quyết định sửa đổi các nghi thức làm ma chay, cưới xin. Già làng còn là nhân vật giám sát mọi người trong làng, trong dòng họ thực hiện các luật tục. Khi vận động một tập quán mới, xóa bỏ luật tục cũ cần tranh thủ sự ủng hộ của các già làng, trưởng bản.

Biện pháp tuyên truyền giáo dục phải được tiến hành thường xuyên ở nhiều môi trường, trong đó cần chú ý tới mơi trường gia đình, dịng họ, trường học, làng xã, chợ…Bên cạnh các biện pháp tuyên truyền giáo dục, vấn đề này xây dựng nếp sống mới cần hướng đồng bào vào tìm hiểu và dần dần hướng cho họ tuân theo những chuẩn mực nhất định, mà trong đó luật pháp Nhà nước là chuẩn mực cao nhất đã được thể chế hóa.

Trong xã hội Cơ Tu quy ước của làng bản, dịng họ đóng vai trị quyết định trong việc điều chỉnh xã hội. Cho nên, bên cạnh luật pháp cần lưu ý đến sức mạnh của các quy ước. Mỗi làng, bản người Cơ Tu, mỗi dịng họ đều có một số quy ước riêng. Quy ước này được đông đảo các thành viên trong bản

làng thảo luận, xây dựng và khi hồn chỉnh được thơng qua ở các lễ hội của làng như: lễ hội đâm trâu, cồng chiêng…thì mọi thành viên trong làng bản đều có nghĩa vụ chấp hành. Vì thế, hiện nay nên thành lập các ban chỉ đạo xây dựng nếp sống mới của làng bản, để xây dựng quy ước, xây dựng nếp sống văn hóa, các quy ước phải đảm bảo hai nguyên tắc: phù hợp với pháp luật hiện hành, đồng thời phải phù hợp với đặc điểm văn hóa của cộng đồng, trình độ nhận thức của người Cơ Tu. Nội dung các bản quy ước này chỉ nên đặt những vấn đề cấp thiết nhất trong từng thời kỳ, nhằm từng bước thực hiện các khuôn mẫu ứng xử, khơng áp đặt các quy định khó thực hiện được. Các quy ước được mọi thành viên trong cộng đồng chấp hành nghiêm túc tạo thành những chuẩn mực ứng xử mới.

* Củng cố năng lực điều hành của Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở vùng đồng bào dân tộc Cơ Tu hiện nay

Ở Quảng Nam Ban Chỉ đạo phong trào “TDĐKXDĐSVH” đã được thành lập từ tỉnh đến huyện, xã với đủ các thành viên cơ cấu theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Trung ương. Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định rằng, hiệu quả hoạt động của các Ban Chỉ đạo phong trào trong những năm qua đã đóng vai trị quyết định rất lớn, từ tỉnh đến các huyện, thị, thành phố có sự phối hợp tham mưu chỉ đạo trong việc xây dựng đời sống văn hóa mới ở cơ sở. “Do vậy, số lượng làng bản đăng ký, ra mắt xây dựng làng văn hóa đến cuối 2005 đã đạt 100% trên địa bàn tồn tỉnh (kể cả các thơn, bản làng ở các huyện miền núi), vì thế mà từng bước chất lượng theo tiêu chí cũng được nâng lên đáng kể” [57, tr.37].

Có được sự chuyển biến trên phải nói đến vai trị lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền rất coi trọng đến cơng tác xây dựng thơn, bản làng văn hóa và tìm ra các giải pháp thiết thực cho việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở các địa phương và cơ sở. Coi trọng phong trào “TDĐKXDĐSVH” phải là cả một quá trình lâu dài, được tiến hành một cách

thường xuyên, liên tục, có bài bản, khoa học và có sự chia sẻ trách nhiệm của mọi ngành, mọi cấp và của tồn xã hội chứ khơng phải là phong trào đột xuất, riêng lẻ của mỗi ngành văn hóa - thơng tin.

Cần củng cố kiện toàn và tổ chức lại hoạt động của Ban Chỉ đạo “TDĐKXDĐSVH” thật sự đủ mạnh, mang tính chất của một cơ quan tham mưu tổng hợp của cấp ủy, chính quyền trong việc tìm ra các giải pháp đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa ở cơ sở. Muốn làm được như vậy, Ban Chỉ đạo các cấp cần có kế hoạch thật cụ thể, rõ ràng cả về chỉ tiêu xây dựng đời sống văn hóa hằng năm, cũng như các điều kiện cơ sở vật chất và kinh phí thực hiện. Kế hoạch này có thể do ngành văn hóa - thơng tin xây dựng trên cơ sở Nghị quyết của cấp ủy và Hội đồng nhân dân các cấp. Đó chính là cơ sở tiền đề để chúng ta tiến hành xây dựng thơn, làng văn hóa theo các quy trình đã nêu ở trên. Mặt khác, Ban chỉ đạo các cấp cần có sự chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ cơ sở trong việc xây dựng các quy ước văn hóa mới đảm bảo tính khả thi, đúng pháp luật. Điều quan trọng hiện nay, đối với Quảng Nam là cần phải tiến hành điều tra, khảo sát, rút kinh nghiệm trong quá trình xây dựng thơn, làng bản văn hóa ở các huyện vùng cao của người Cơ Tu trong những năm qua, xác định rõ nguyên nhân tồn tại để tìm ra các giải pháp khắc phục, nhằm tạo ra sự phát triển mới về chất cho công tác này.

Một phần của tài liệu Về xây dựng và phát triển nền văn hóa việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc (Trang 113 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w