2.3. Những nhân tố tác động đến văn hóa ứng xử của họcviên Trường Đại học
2.3.1. Những nhân tố tích cực
2.3.1.1. Mục tiêu, yêu cầu xây dựng con người mới của Đảng, Quân đội
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn xây dựng CNXH phải có
con người mới XHCN”. Quan điểm, tư tưởng về con người và xây dựng con người
của Chủ tịch Hồ Chí Minh ln được Đảng ta vận dụng trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nền văn hóa Việt Nam, nó tiếp tục được kế thừa, phát huy trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước hiện nay.
Trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Nghị
quyết số 33-NQ/TW của BCHTW Đảng (khóa XI) đã đề cập nhiệm vụ xây dựng con
người Việt Nam mới hiện nay. Đó là: “Chăm lo xây dựng con người Việt Nam phát
triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách….Đúc kết và xây dựng hệ giá trị chuẩn của con người Việt Nam thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” [15, tr. 49, 50].
Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, vấn đề xây dựng con người trong lực lượng vũ trang cũng cần phải đặt ra với những yêu
71
chuẩn mực của con người mới XHCN phù hợp với tính chất của hoạt động qn sự.
Ngồi những vấn đề về trí tuệ, năng lực, sức khỏe, phẩm chất của con người mới
trong lực lượng vũ trang cần phải có, đó là: “Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng
chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì CNXH, nhiệm vụ nào cũng hồn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” [25, tr 350].
Để trở thành chính trị viên, sĩ quan quân đội, học viên Trường Đại học Chính trị
phải nghiên cứu, quán triệt và thực hiện theo mục tiêu, yêu cầu xây dựng con mới mà
Đảng, Quân đội đã xác định. Mỗi học viên, trước hết, cần coi đó là cơ sở, hành trang để
phấn đấu học tập, rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức, nhân cách. Cùng với đó là thực hành ứng xử theo khn mẫu, chuẩn mực của con người mới nói chung. Đồng
thời, nó cịn là tiêu chí để đánh giá kết quả hồn thành nhiệm vụ, bình xét thi đua, khen thưởng, đề xuất bổ nhiệm chức vụ, phân công công tác của học viên khi ra Trường.
Tham khảo bảng 2.9 trên, chúng ta thấy, có 84,4% ý kiến được hỏi cho rằng, mục tiêu, yêu cầu xây dựng con người mới của Đảng, Quân đội có tác động tích cực
đến văn hóa ứng xử của học viên Trường Đại học Chính trị, 15,6% đánh giá có tác động tiêu cực. Như vậy, có thể thấy rằng, mục tiêu, yêu cầu xây dựng con người mới
của Đảng, Quân đội là một trong những nhân tố tác động tích cực đến sự phát triển, hồn thiện văn hóa ứng xử của học viên Nhà trường.
2.3.1.2. Yêu cầu về phẩm chất, năng lực, nhân cách người chính trị viên
Chính trị viên là cán bộ Đảng trong Quân đội, có vai trị quan trọng trong xây
dựng yếu tố chính trị tinh thần cho bộ đội, xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh,
đơn vị vững mạnh tồn diện. Vì vậy, phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong cơng
tác của người chính trị viên có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân
cách của bộ đội. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Tư cách của chính trị viên có ảnh hưởng rất quan trọng đến bộ đội. Người chính trị viên tốt, thì bộ đội ấy tốt. Người chính trị viên khơng làm trịn nhiệm vụ, thì bộ đội ấy khơng tốt” [24, tr. 392, 393].
Để thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ, người chính trị viên cần phải hội tụ đầy đủ những yêu cầu về phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong cơng tác. Trong
72
cơng tác, chính trị viên phải giải quyết nhiều mối quan hệ, trong đó có 3 quan hệ cơ bản là quan hệ với bộ đội, với nhân dân và với quân địch. Đối với bộ đội, chính trị
viên phải thân thiết, ln quan tâm, chăm lo đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của bộ đội. Bác Hồ căn dặn: “Đối với bộ đội, chính trị viên phải thân thiết như một
người chị, cơng bình như một người anh, hiểu biết như một người bạn” [24, tr. 392, 393]. Đối với nhân dân, khi tiến hành công tác dân vận, bằng lời nói và việc làm,
chính trị viên phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu bộ đội, xây dựng quan hệ quân - dân như cá với nước. Đối với quân địch, chính trị viên phải biết cách tun truyền
khơn khéo, thiết thực để giác ngộ họ, lôi kéo họ về phía ta, thực hiện chính sách
khoan hồng, nhân nghĩa, bao dung, tơn trọng hòa hiếu dân tộc. Để giải quyết tốt 3
mối quan hệ trên, ngay từ khi còn ngồi trên ghế Nhà trường, mỗi học viên cần phải nhận thức đúng đắn mục tiêu, yêu cầu về phẩm chất, năng lực, chức trách, nhiệm vụ của người chính trị viên từ đó tích cực, tự giác tu dưỡng, học tập, rèn luyện trên tất cả các lĩnh vực trong đó văn hóa ứng xử là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần xây dựng, hồn thiện phẩm chất, nhân cách, nét văn hóa của người chính trị viên.
Kết quả trưng cầu ý kiến qua bảng 2.9 trên, chúng ta thấy rất rõ, có tới 90% ý
kiến được hỏi cho rằng, mục tiêu, yêu cầu về phẩm chất, năng lực, nhân cách người chính trị viên có tác động tích cực đến văn hóa ứng xử của học viên Trường Đại học
Chính trị, có 10% ý kiến đánh giá tác động tiêu cực. Điều đó cho thấy, mục tiêu, yêu
cầu đào tạo cũng là một yếu tố tác động tích cực đến văn hóa ứng xử của học viên tại
Trường Đại học Chính trị.
2.3.1.3. Truyền thống, môi trường sư phạm của Nhà trường
Gần 40 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, các thế hệ cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ Trường Đại học Chính trị đã xây đắp nên truyền thống:
“Trung thành, sáng tạo, đồn kết, vượt khó, dạy tốt, học tốt”. Những giá trị truyền
thống đó tác động rất lớn đến văn hóa ứng xử của học viên Nhà trường. Bởi vì, truyền thống, mơi trường sư phạm của Nhà trường sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học viên học tập, rèn luyện. Mọi học viên đều bình đẳng, được tơn trọng, thừa nhận, từ đó họ
73
công sức để xây dựng Nhà trường phát triển hơn. Môi trường ấy sẽ xây dựng, tạo nên các mối quan hệ, ứng xử tốt đẹp, tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau giữa các thế hệ lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ, học viên, nhân viên, chiến sĩ và nhân dân địa phương nơi đóng quân.
Khi được hỏi, truyền thống, mơi trường sư phạm của Nhà trường có tác động như thế nào đến văn hóa ứng xử của học viên Nhà trường, đồng chí H. N. T - cán bộ quản lý học viên thuộc d2, cho rằng: “Đây là yếu tố quan trọng, có tác động rất lớn
tới sự phát triển, hồn thiện văn hóa ứng xử của học viên. Bởi, Nhà trường là nơi học viên học tập, rèn luyện, ăn, ở, sinh hoạt suốt 5 năm học để trở thành chính trị viên. Vì thế, truyền thống, mơi trường sư phạm của Nhà trường sẽ tạo điều kiện để mỗi học viên được phát huy hết khả năng của mình trong học tập và rèn luyện từ đó trưởng thành” [PL 3, tr.160].
Kết quả điều tra bằng phiếu thông qua bảng 2.9 trên đây cho thấy, có 86,8% ý kiến học viên được hỏi cho rằng, truyền thống, môi trường sư phạm của Nhà trường có tác động tích cực, 13,2% ý kiến cho rằng tác động tiêu cực đến văn hóa ứng xử
của học viên Trường Đại học Chính trị.
Trường Đại học Chính trị là một mơi trường sư phạm nhân văn quân sự lành
mạnh. Tinh thần dân chủ, thái độ trách nhiệm cao, yêu thương quý mến, tôn trọng
nhân cách của nhau trong thực hiện nhiệm vụ là nét đẹp văn hóa mà mỗi người từ
lãnh đạo, chỉ huy các cấp đến đội ngũ cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ toàn Trường đều cố gắng thực hiện tốt. Làm việc theo chức trách, hành động theo
điều lệnh, trên dưới đồng lịng vì mục tiêu, yêu cầu đào tạo, vì sự phát triển nhân
cách, trí tuệ, sự trưởng thành của học viên là mục tiêu cao cả mà các thế hệ cán bộ, giảng viên, nhân viên, chiến sĩ của Nhà trường đã và đang quyết tâm thực hiện. Tinh
thần “tôn sư trọng đạo” trong quan hệ, ứng xử thầy - trị; sự gắn bó đồng chí, đồng đội keo sơn, sự đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau của học viên Nhà trường; sự gần
gũi, cởi mở, chân tình, thẳng thắn, có lý, có tình trong quan hệ, ứng xử cấp trên, cấp dưới là một trong những biểu hiện nhân văn mà không phải nơi nào cũng có được.
Tất cả những điều đó tác động rất lớn tới sự hình thành và phát triển, hồn thiện nhân cách nói chung, văn hóa ứng xử nói riêng của mỗi học viên Nhà trường.
74
2.3.1.4. Truyền thống văn hóa địa phương nơi đóng quân
Gần 40 năm đứng chân trong thành cổ Bắc Ninh, Trường Đại học Chính trị được thừa hưởng truyền thống, những giá trị văn hóa tốt đẹp của vùng quê Bắc Ninh -
Kinh Bắc ngàn năm văn hiến và cách mạng. Trải qua quá trình học tập, rèn luyện suốt 5 năm tại Trường, học viên chịu tác động bởi điều kiện khí hậu, mơi trường; điều kiện
ăn, ở, sinh hoạt, giao thông, nhu cầu mua sắm và nhất là được giao lưu, tiếp xúc với
con người và văn hóa Bắc Ninh - Kinh Bắc. Tất cả các yếu tố trên có tác động trực tiếp
đến đời sống vật chất, tinh thần của học viên Nhà trường trong đó văn hóa ứng xử.
Kết quả khảo sát trên bảng 2.9, chúng ta thấy, có 81,2% ý kiến được hỏi đánh giá, truyền thống văn hóa địa phương nơi đóng qn có tác động tích cực, 18,8% ý
kiến đánh giá có tác động tiêu cực đến văn hóa ứng xử của học viên Nhà trường. Khi
được hỏi: Truyền thống văn hóa địa phương nơi đóng quân tác động như thế nào đến
văn hóa ứng xử của học viên, đồng chí Đ. V. C - học viên d4 cho biết: “.... Sống trên
đất Bắc Ninh giàu truyền thống văn hóa, những giá trị văn hóa tốt đẹp của con người và mảnh đất Bắc Ninh như hiếu học, khoa bảng, nhân ái, khéo léo, trọng tình nghĩa, thích giao dun, ... có tác động to lớn đến học viên Nhà trường suốt 5 năm học tập, rèn luyện, công tác tại đây” [PL 3, tr.147].
Sự tác động của truyền thống văn hóa địa phương đối với học viên Nhà trường
được diễn ra rõ nét nhất thông qua các hoạt động giao lưu, kết nghĩa, dân vận giữa học
viên các đơn vị trong Trường với cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương nơi đóng quân. Mỗi đại đội, tiểu đoàn của Nhà trường kết nghĩa với 01 đầu mối cấp ủy,
chính quyền địa phương hoặc cơ quan hành chính, trường học trên địa bàn tỉnh, thành phố Bắc Ninh. Hiện nay, các đơn vị học viên của Trường Đại học Chính trị kết nghĩa, làm cơng tác dân vận với khoảng 40 đầu mối cấp ủy, chính quyền, cơ quan, trường
học trên địa bàn đóng quân. Nội dung, hình thức hoạt động kết nghĩa, dân vận rất đa
dạng, phong phú, được tiến hành thường xuyên hoặc nhân có sự kiện quan trọng của
Nhà trường cũng như địa phương. Thông qua các hoạt động giao lưu, kết nghĩa, giúp
75
động tuyên truyền, cổ động, văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, học viên Nhà
trường cùng cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là đoàn viên thanh niên địa phương có
điều kiện giao lưu, hiểu biết lẫn nhau, gắn bó, gần gũi, thân thiết, chân tình như con
em một nhà, thắm được tình quân dân “cá - nước”.
Sự ảnh hưởng về văn hóa truyền thống của địa phương và học viên Trường Đại học Chính trị diễn ra 2 chiều, có tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau. Những
vấn đề liên quan tới đời sống vật chất, tinh thần, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phịng của tỉnh Bắc Ninh đều có ảnh hưởng tới học viên Nhà trường.
Ngược lại, những hoạt động giáo dục đào tạo, lối sống, nét văn hóa quân sự của
Trường Đại học Chính trị nói chung, học viên nói riêng cũng có tác động khơng nhỏ
đến đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, quốc
phịng… của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bắc Ninh.