Thực trạng nhận thức về văn hóa ứng xử của họcviên Trường Đại học

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử của học viên trường đại học chính trị (Trang 43 - 47)

2.1. Thực trạng văn hóa ứng xử của họcviên Trường Đại học Chính trị

2.1.1. Thực trạng nhận thức về văn hóa ứng xử của họcviên Trường Đại học

học Chính trị

Q trình nghiên cứu, tác giả đã tiến hành quan sát, điều tra bằng phiếu, trao đổi, phỏng vấn trực tiếp các đối tượng trong và ngồi Trường Đại học Chính trị, trên cơ

sở đó, tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp để có những nhận định, đánh giá khách

quan, chính xác nhận thức của học viên về văn hóa ứng xử. Kết quả thu được như sau:

Thứ nhất là, nhận thức về các biểu hiện của văn hóa ứng xử

Với câu hỏi: “Đồng chí cho biết, văn hóa ứng xử được biểu hiện thông qua những yếu tố nào sau đây”?, câu trả lời thu được thể hiện qua bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1. Nhận thức của học viên về các biểu hiện của văn hóa ứng xử

TT Các biểu hiện Số phiếu Tỷ lệ

1 Ngôn ngữ 235/250 94%

2 Diện mạo, trang phục 229/250 89,2%

3 Thái độ, hành vi, cử chỉ, điệu bộ 223/250 82,6% 4 Sự am hiểu về thói quen, tâm lý, tính cách đối tượng 72/250 28,8% 5 Các biểu hiện khác (đ/c tự ghi):….…………......……

(Nguồn: Kết quả trưng cầu ý kiến năm 2014) Qua bảng trên ta thấy, đa số học viên Trường Đại học Chính trị đều cho rằng văn hóa ứng xử bao gồm các biểu hiện về diện mạo, hành vi cử chỉ, ngôn ngữ sử dụng, thái

42

độ, khả năng nắm bắt tâm lý, sự am hiểu về thói quen tính cách của đối tượng trong q

trình giao tiếp. Có tới 94% ý kiến học viên cho rằng, ngôn ngữ là yếu tố quan trọng,

biểu hiện một cách hiệu quả, trực tiếp nhất của giao tiếp, ứng xử. 89,2% ý kiến cho

rằng, diện mạo, trang phục cũng là biểu hiện của văn hóa ứng xử. Yếu tố hành vi, cử

chỉ, điệu bộ được 82,6% ý kiến nhất trí là biểu hiện của văn hóa ứng xử. Thực tế, khi xét

đến yếu tố hành vi, cử chỉ, điệu bộ (yếu tố phi ngôn ngữ), nhiều chuyên gia tâm lý cho

rằng, nó cịn có tác dụng nhiều hơn ngôn ngữ khi giao tiếp, ứng xử. Yếu tố am hiểu về thói quen, tâm lý, tính cách đối tượng chỉ được 28,8% ý kiến của học viên nhất trí đó là biểu hiện của văn hóa ứng xử. Đây là nhận thức chưa thực đầy đủ của học viên về biểu hiện của văn hóa ứng xử. Bởi khi giao tiếp, ứng xử, nếu chúng ta không am hiểu tâm lý, tính cách, thói quen thậm chí trình độ của đối tượng để có ngơn ngữ, hành vi, cử chỉ và sự điều chỉnh thái độ, hành vi, ngôn ngữ cho phù hợp thì nhiều khi cuộc giao tiếp, ứng xử khơng mang lại kết quả cao. Đây chính là yếu tố phản ánh chiều sâu trong nhận thức của con người để có thái độ, hành vi, ngơn ngữ ứng xử phù hợp, hiệu quả trong từng

tình huống nhất định. Trả lời phỏng vấn, đồng chí Đ. M. C - học viên d4 cho rằng: “Để

thực sự thành công trong ứng xử cần nhiều yếu tố như: ngôn ngữ, hành vi, thái độ cởi mở hay không. Các yếu tố ấy sẽ xuất hiện trong từng hồn cảnh và mối quan hệ cụ thể, ví dụ như, sự am hiểu tâm lý, tính cách đối tượng chẳng hạn” [PL 3, tr.147].

Thứ hai là, nhận thức về vai trị của văn hóa ứng xử đối với học viên Trường Trường Đại học Chính trị

Với câu hỏi: “Đồng chí cho biết vai trị của văn hóa ứng xử đối với học viên

Trường Đại học Chính trị”?, câu trả lời được tác giả tổng hợp qua bảng 2.2 sau:

Bảng 2.2. Nhận thức của học viên về vai trị của văn hóa ứng xử

TT Mức độ Số lượng Tỷ lệ

1 Rất quan trọng 197/250 78,8%

2 Quan trọng 28/250 11,2%

3 Bình thường 21/250 8,4%

4 Không quan trọng 4/250 1,6%

43

Kết quả trưng cầu ý kiến của học viên nêu trên đã phần nào phản ánh được

sự nhận thức về vai trị của văn hóa ứng xử trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện cũng như các hoạt động khác của Nhà trường để trở thành chính trị

viên đại đội. Khi được phỏng vấn về vai trị của văn hóa ứng xử đối với học viên, đồng chí T. Q. Đ - học viên d2 cho biết: “….không chỉ đối với học viên mà trong Nhà trường nói chung thì văn hóa ứng xử đều có vai trị rất quan trọng. Văn hóa ứng xử sẽ giúp học viên hồn thiện nhân cách, xây dựng được lối sống, tạo dựng được hình ảnh riêng của mình. Đồng thời, văn hóa ứng xử tốt còn giúp học viên giải quyết hài hòa các mối quan hệ trong và ngoài Trường khi học tập cũng như cơng tác sau này”. Tuy nhiên, cũng có những học viên nhìn nhận khác như đồng

chí B. M. T - học viên d6: “Theo tơi thì mỗi học viên cố gắng học tập, rèn luyện để

hoàn thành mục tiêu, yêu cầu đào tạo là tốt rồi. Nếu có văn hóa ứng xử thì càng tốt, ý kiến của tơi cho rằng, văn hóa ứng xử là quan trọng”. Từ những ý kiến trên, khi

đánh giá về vai trị của văn hóa ứng xử trong q trình học tập, rèn luyện tại nhà

trường quân sự, tác giả chia ra 4 mức độ đánh giá là rất quan trọng, quan trọng, bình thường, khơng quan trọng; 5 đối tượng học viên (tính theo năm học, tương đương

với tuổi đời, tuổi quân) là học viên năm thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ năm, mỗi đối tượng học viên 50 phiếu. Kết quả thu được như sau:

Đối với học viên năm thứ nhất, thứ hai, có tuổi đời từ 18 đến 20, tuổi quân từ 1 đến 3 năm thì mức đánh giá thấp nhất là văn hóa ứng xử có vai trị khơng quan trọng

và mức cao nhất là quan trọng, có khoảng 10 đến 12% đánh giá rất quan trọng. Đối

với học viên năm cuối, có tuổi đời từ 22 đến 25, tuổi quân từ 4 đến 6 năm thì tỷ lệ đánh giá rất quan trọng chiếm trên 80%, đánh giá quan trọng dưới 20%, tỷ lệ đánh giá

bình thường và khơng quan trọng chỉ chiếm từ 6 đến 8% [PL 2, tr.135]. Điều này cho thấy, sự nhận thức về vai trò của văn hóa ứng xử của học viên Trường Đại học Chính trị có sự phát triển theo tiến trình phát triển của nhận thức, kinh nghiệm, tuổi đời, tuổi quân cũng như kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động quân sự.

Như vậy, có thể thấy, mặc dù vẫn cịn có những nhận thức chưa đều giữa các đối tượng, song, về cơ bản, học viên Trường Đại học Chính trị đều nhận thức đúng đắn

44

vị trí, vai trị quan trọng của văn hóa ứng xử trong quá trình học tập, rèn luyện, cơng tác tại Trường cũng như thực hiện chức trách, nhiệm vụ của họ tại đơn vị sau này.

Thứ ba là, nhận thức về những yếu tố cần có trong q trình giao tiếp, ứng xử của học viên

Trong quá trình học tập, rèn luyện tại Trường, sự giao tiếp, ứng xử giữa học

viên với cán bộ, giảng viên cũng như các lực lượng khác diễn ra trong một thời gian tương đối dài, với nhiều mối quan hệ, nhiều đối tượng. Sự giao tiếp, ứng xử đó giúp

học viên đạt mục tiêu, yêu cầu phấn đấu của bản thân đồng thời hiểu được nhu cầu,

tình cảm, thái độ, mục đích của đối tượng giao tiếp với mình. Để có được đánh giá

chính xác nhận thức về những yếu tố cần có trong giao tiếp, ứng xử của học viên, tác giả đưa ra câu hỏi trong “Phiếu trưng cầu ý kiến” giành cho học viên: “Theo đồng chí,

để giao tiếp, ứng xử thành cơng, học viên cần có những yếu tố nào sau đây”?. Kết quả

trưng cầu ý kiến điều tra thực tế về những yếu tố cần có của học viên trong quá trình

giao tiếp, ứng xử với các đối tượng trong Nhà trường được tổng hợp trên bảng 2.3 sau:

Bảng 2.3. Nhận thức về những yếu tố cần có của học viên trong giao tiếp, ứng xử

Yếu tố cần có trong giao tiếp, ứng xử Số lượng Tỷ lệ

Đúng điều lệnh, lễ tiết, tác phong quân nhân 238/250 95,2% Khả năng ứng đáp, nói năng mạch lạc, rõ ràng 229/250 91,6% Thái độ cởi mở, nhiệt tình, hịa nhã, đúng mực 221/250 88,4%

Sự biểu cảm của khuôn mặt 198/250 79,2%

(Nguồn: Kết quả trưng cầu ý kiến năm 2014) Qua bảng 2.3 trên ta thấy, 95,2% ý kiến học viên được hỏi cho rằng, giao tiếp,

ứng xử đúng điều lệnh, lễ tiết, tác phong quân nhân, kỷ luật quân đội là yếu tố không

thể thiếu của người học viên sĩ quan. Đây là một trong những khác biệt trong giao

tiếp, ứng xử giữa học viên trường đại học quân sự với sinh viên các trường đại học

dân sự. Yếu tố này được thể hiện qua một số vấn đề như: mang mặc quân phục đúng hay không; cách xưng hô, chào hỏi khi quân nhân gặp nhau hay khi gặp nhân dân,

45

chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy như thế nào, .... Cùng với đó là khả năng ứng

đáp, nói năng mạch lạc, rõ ràng trong ứng xử. Đặc điểm ngôn ngữ nói của sĩ quan

quân đội là ngôn ngữ chỉ huy, ngắn gọn, rõ ràng, khẩu khí dứt khốt, mạnh mẽ, chính xác. Do chức trách, nhiệm vụ cho nên, chính trị viên cần phải có ngơn ngữ nói hấp dẫn, lơi cuốn, dễ nghe, dễ hiểu để giáo dục, thuyết phục, động viên tinh thần cho bộ đội. Nhận thức được vấn đề này cho nên, có 91,6% ý kiến học viên được hỏi cho rằng, đó là yếu tố cần có trong giao tiếp, ứng xử. Cùng với ngơn ngữ nói là sự biểu cảm của

khuôn mặt, thái độ, hành vi, sự thân thiện, cởi mở, nhiệt tình, chân thành … trong giao tiếp, ứng xử. Sự biểu cảm của khuôn mặt trong q trình giao tiếp, ứng xử chính là sự niềm nở, một nụ cười, một thái độ chăm chú lắng nghe người khác… Điều đó sẽ tạo nên cảm giác được tôn trọng, thân thiện, thoải mái, gần gũi của các đối tượng khi giao tiếp, ứng xử với nhau. Qua bảng 2.3 trên, chúng ta thấy có 88,4% ý kiến được hỏi đánh giá, thái độ cởi mở, nhiệt tình, hịa nhã, đúng mực và 79,2% ý kiến đánh giá sự

biểu cảm của khuôn mặt là yếu tố cần có trong giao tiếp, ứng xử của học viên.

Khi được hỏi về các yếu tố cần có trong giao tiếp, ứng xử, đồng chí V. V. Q - học viên giỏi của d3 cho biết: “Hàng ngày, chúng tôi phải thực hiện nhiều nhiệm vụ,

giao tiếp, ứng xử với nhiều đối tượng, do đó, các biểu hiện cần có trong giao tiếp, ứng xử đó là đúng lễ tiết, tác phong quân nhân, đúng điều lệnh; sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, đúng đối tượng, ngữ cảnh; thái độ phải cởi mở, chân thành thể hiện sự tôn trọng đối tượng. Chỉ cần nói sai một từ, một thái độ, hành động không chuẩn là kết quả của cuộc giao tiếp, ứng xử sẽ rất khác nhau”.

Như vậy, qua kết quả trên cho thấy, đa số học viên có nhận thức tương đối đầy

đủ về những yếu tố cần có trong giao tiếp, ứng xử khi thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn

luyện cũng như công tác, sinh hoạt tại Nhà trường.

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử của học viên trường đại học chính trị (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)