Môi trường quân sự khép kín, họcviên ít được tham gia vào các hoạt

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử của học viên trường đại học chính trị (Trang 97 - 98)

3.2. Những vấn đề đặt ra đối với văn hóa ứng xử của họcviên Trường Đại học

3.2.4. Môi trường quân sự khép kín, họcviên ít được tham gia vào các hoạt

động giao lưu, tiếp xúc với văn hóa xã hội

Môi trường quân sự là môi trường đặc thù, là một dạng xã hội đặc trưng theo

đặc điểm, tính chất nghề nghiệp quân sự. Đây là môi trường khép kín bởi nó liên

quan đến hoạt động quân sự, chiến tranh, vũ khí, bí mật quân sự bảo đảm tác chiến

thắng lợi khi có tình huống xảy ra.

Đóng qn trong thành cổ Bắc Ninh, bao quanh Nhà trường là một dải hồ

rộng, với 4 cổng thành (chỉ mở 2 cổng Tiền - Hậu) có tường cao, xung quanh là khu dân cư, mỗi cổng chỉ có một đường ra vào duy nhất. Từ xưa tới nay, Trường Đại học Chính trị được coi là một trường quản lý học viên cũng như cán bộ, giảng viên chặt chẽ nhất toàn quân. Mọi chế độ làm việc, đi lại, sử dụng phương tiện, trang bị… đều

được quy định và thực hiện rất chặt chẽ. Học viên Nhà trường sinh hoạt, học tập tập

trung, thực hiện nghiêm nề nếp, chế độ quy định theo Điều lệnh quản lý bộ đội. Việc

đi lại, ra vào doanh trại phải được phép của chỉ huy đơn vị và cơ quan tác chiến, ra

vào cổng đều phải có giấy ra vào, đúng lễ tiết, tác phong quân nhân. Học viên không

được sử dụng xe máy, điện thoại di động, đèn bàn, máy tính, 3G, lên phịng Internet

theo giờ quy định. Tùy theo khoảng cách giữa gia đình và đơn vị mà giải quyết cho đi tranh thủ mỗi học viên không quá 01 lần/tháng từ 11 giờ 30 phút thứ 7 đến 18 giờ 00 phút ngày chủ nhật. Thứ 7, chủ nhật học viên có nhu cầu ra ngoài để giải quyết việc riêng chỉ được đi 2 tiếng, mỗi tuần chỉ được ra ngoài 01 lần (nếu phạm lỗi thì sẽ bị

phạt khơng giải quyết) và chỉ được đi ra - vào một cổng duy nhất là Cổng Tiền.

Những quy định khắt khe ấy làm cho học viên Nhà trường ít được tiếp xúc với mơi trường xã hội bên ngồi (kể cả trực tiếp hay gián tiếp) để giao lưu, học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng sống. Vài năm trở lại đây, Nhà trường cũng đã tổ chức

96

như Trường Đại học văn hóa, nghệ thuật Quân đội, Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh. Tuy nhiên, việc tổ chức các hoạt

động giao lưu, tiếp xúc diễn ra chưa thường xuyên, mỗi năm chỉ một vài lần, chưa đa

dạng, phong phú về nội dung cũng như hình thức. Vì vậy, học viên chỉ bó hẹp hoạt

động trong phạm vi thời gian, không gian của Nhà trường mà thơi. Điều này dẫn tới

tình trạng học viên thiếu đi sự nhạy bén, linh hoạt về mọi mặt trong đó có giao tiếp, ứng xử, thiếu tự tin, không năng động như sinh viên các trường đại học dân sự. Nhiều

học viên mặc cảm, tự ti coi mình là “gà cơng nghiệp” nên ngại tham gia hoạt động

giao lưu, tiếp xúc với xã hội bên ngoài. Khi được hỏi nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong văn hóa ứng xử, có 19,6% ý kiến cho rằng do mơi trường qn sự khép kín, học viên ít được giao lưu, tiếp xúc, học hỏi từ xã hội bên ngoài [PL 2, tr.135].

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử của học viên trường đại học chính trị (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)