Tổng quan về họcviên Trường Đại học Chính trị

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử của học viên trường đại học chính trị (Trang 32)

1.2.1. Khái quát về Trường Đại học Chính trị

1.2.1.1. Lịch sử hình thành

Sau khi đất nước được giải phóng, trước yêu cầu xây dựng quân đội nhất là

xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị đáp ứng với tình hình mới của đất nước,

ngày 14 tháng 01 năm 1976, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 18/QĐ-BQP thành lập Trường Sĩ quan Chính trị có nhiệm vụ đào tạo chính trị viên cho tồn qn. Địa điểm

đóng quân của Nhà trường là thành cổ Bắc Ninh, thuộc thị xã Bắc Ninh, tỉnh Hà Bắc

(cũ), nay thuộc Phường Vệ An, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Sau gần 3 năm thành lập và đi vào hoạt động, trước yêu cầu của nhiệm vụ

quốc tế, ngày 03 tháng 10 năm 1978, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Quyết định số 28/QĐ-TW, xác định, Trường Sĩ quan Chính trị là trường Đảng tập trung trong

quân đội nằm trong hệ thống đại học Mác-Lênin, có nhiệm vụ đào tạo cán bộ công

tác đảng, cơng tác chính trị (CTĐ, CTCT), đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính trị cơ sở cho tồn qn và cán bộ chính trị cấp phân đội giúp bạn Lào và Campuchia.

31

Để phù hợp với tính chất nhiệm vụ, chức năng, mục tiêu, yêu cầu đào tạo cán

bộ chính trị cho quân đội, từ ngày 01 tháng 01 năm 1982, theo Quyết định số 814/QĐ- QP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Trường Sĩ quan Chính trị được đổi tên thành

Trường Sĩ quan Chính trị - Quân sự trực thuộc Bộ Quốc phòng. Trong giai đoạn này, Trường Sĩ quan Chính trị - Quân sự đã có nhiều đổi mới về nội dung chương trình

theo đề án cải cách giáo dục, phát triển quy mô và chất lượng đào tạo, xây dựng Nhà trường vững mạnh. Tháng 8 năm 1982, thực hiện kế hoạch tuyển sinh và chiêu sinh mới của Bộ Quốc phòng, Nhà trường nhận những quân nhân và học sinh đã tốt nghiệp phổ thông trung học vào học tập theo Quy chế của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Học viên phần lớn là Đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và khóa 1 đào tạo sĩ quan chính trị cho Quân đội cách mạng Campuchia.

Thực hiện chủ trương giảm biên chế trong quân đội, ngày 08/8/1995, Bộ

trưởng Bộ Quốc phòng ký Quyết định số 687/QĐ-QP hợp nhất Trường Sĩ quan Chính trị - Quân sự với Học viện Chính trị - Quân sự, có nhiệm vụ đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội, phiên hiệu là cơ sở II của Học viện Chính trị - Qn sự. Địa điểm đóng quân của Nhà trường vẫn tại thành cổ Bắc Ninh, phường Vệ An, thị xã Bắc Ninh, và xã Trung Sơn, Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Hà Bắc (cũ).

Sau 13 năm hợp nhất, thực hiện Nghị quyết số 51/NQ-TW của Bộ Chính trị về

“Tiếp tục hồn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam”,

ngày 22/5/2008, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ra Quyết định số 69/QĐ-BQP tái thành lập Trường Sĩ quan Chính trị với chức năng, nhiệm vụ vẫn là sự tiếp nối truyền thống, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Trường Sĩ quan Chính trị - Quân sự trước kia.

Trước yêu cầu phát triển của sự nghiệp đào tạo cán bộ chính trị đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, theo đề nghị của Bộ Quốc phòng và Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 23/12/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 2344/QĐ-TTg thành lập Trường Đại học Chính trị trên cơ sở nâng cấp Trường Sĩ quan Chính trị, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của một trường đại học quân sự. Hiện nay, Trường Đại học Chính trị vừa trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa trực thuộc

32

Bộ Quốc phòng về yêu cầu nhiệm vụ giáo dục đào tạo quân sự, quốc phòng; về cơ cấu, biên chế tổ chức, kinh phí, nội dung, chương trình các mơn học qn sự.

Địa điểm đứng chân chính của Nhà trường thuộc phường Vệ An, thành phố

Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Bắt đầu từ năm học 2014 - 2015, Trường Đại học Chính trị cùng một lúc thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo tại 3 địa điểm là Phường Vệ An

(thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh), xã Trung Sơn, Tiên Sơn (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) và xã Thạch Hòa (huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội).

1.2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Trường Đại học Chính trị thuộc hệ thống các trường đại học quốc gia, đồng

thời nằm trong cơ cấu tổ chức các học viện, trường đại học quân sự. Vì thế, Nhà

trường được tổ chức theo mơ hình, mẫu biểu biên chế của một trường đại học, phù

hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động quân sự. Cơ cấu tổ chức của Nhà trường gồm có: Ban Giám hiệu, 4 phịng chức năng, 4 ban trực thuộc, 14 khoa giáo viên, 12 đơn vị quản lý học viên (các hệ, tiểu đồn) trong đó có 01 tiểu đồn quản lý học viên đào tạo cán bộ chính trị cho quân đội 2 nước bạn Lào và Campuchia, 01 tiểu đoàn đào tạo học viên người dân tộc thiểu số, 01 tiểu đoàn huấn luyện tại Việt Yên, Bắc Giang. Dưới Phòng chức năng là các Ban, dưới Khoa giáo viên là các Bộ môn; dưới Hệ là các Lớp, dưới Tiểu đoàn là các Đại đội học viên thuộc các khóa đào tạo khác nhau.

Cơ cấu tổ chức bộ máy Trường Đại học Chính trị được mơ hình hóa qua bảng 1.1.

Bảng 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trường Đại học Chính trị

BAN$GIÁM$HIỆU$ Các Phịng chức năng Các Khoa giáo viên Các Ban trực thuộc Các Hệ Các Tiểu đồn Các Ban Các Bơ mơn Các trợ lý Các lớp học viên Các đại đội học viên

33

Trải qua gần 40 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, với công lao của các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, học viên, cơng nhân viên chức quốc phịng, chiến sĩ đã vun đắp nên truyền thống của Nhà trường, đó là: “Trung thành, sáng tạo,

đồn kết, vượt khó, dạy tốt, học tốt”. 1.2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ

Trường Đại học Chính trị là cơ sở đào tạo đại học, có nhiệm vụ đào tạo cao đẳng, đại học, sau đại học, nghiên cứu KHXH&NV, hợp tác đào tạo quốc tế; cung cấp đội ngũ cán bộ chính trị, giáo viên KHXH&NV cho Quân đội, góp phần xây dựng

Qn đội, xây dựng nền quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân vững mạnh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN; tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Đồng thời, Nhà trường còn được giao nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ chính trị giúp Quân đội nhân dân Lào và Quân đội Hoàng gia Campuchia. Từ năm học 2010 - 2011, Nhà trường được giao bổ sung nhiệm vụ đào tạo cán bộ chính

trị bậc cao đẳng và đại học cho Bộ Công an, Giáo viên Giáo dục Quốc phòng - An

ninh cho các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông trên phạm vi cả nước. Các ngành, chuyên ngành đào tạo đại học, cao đẳng của Nhà trường bao gồm: Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước, Chính trị học. Chuyên ngành đào tạo giáo viên KHXH&NV quân sự gồm: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị, CNXH khoa học, Lịch sử Đảng, Tâm lý học và Giáo dục học.

Để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho Quân đội, bắt đầu từ năm học

2014 - 2015, Nhà trường chính thức được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ đào tạo cán bộ chính trị trình độ thạc sĩ cho quân đội với 3 chuyên

ngành: Triết học, Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước, CNXH khoa học.

1.2.2. Đặc điểm học viên Trường Đại học Chính trị

Nằm trong hệ thống các học viện, trường đại học, cao đẳng quốc gia, học viên Trường Đại học Chính trị về cơ bản cũng có những đặc điểm giống như sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng khác trong hệ thống giáo dục đại học, chuyên

34

viên. Chính vì vậy, so với sinh viên các Trường đại học dân sự, học viên Trường Đại học Chính trị vừa có những đặc điểm chung, vừa có những nét đặc thù.

1.2.2.1. Được tuyển chọn qua kỳ thi tuyển sinh quân sự theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Giống như các học viện, trường đại học, cao đẳng khác trong hệ thống giáo

dục đại học, chuyên nghiệp, học viên Trường Đại học Chính trị cũng như các trường

đại học quân sự khác đều phải thực hiện theo Luật giáo dục, Luật Giáo dục đại học;

những quy định trong tổ chức tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đó là tổ chức tuyển sinh theo phương thức “3 chung”: chung đợt thi, chung đề thi và chung kết quả thi với các trường đại học trong cả nước.

Về công tác tuyển sinh, trước năm 2012, Nhà trường chỉ tổ chức thi tuyển sinh khối C với 3 môn tự luận là Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý. Những vấn đề liên quan đến tuyển sinh đều thực hiện theo đúng quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như Bộ Quốc phòng. Bắt đầu từ năm 2012, theo đề nghị của

Nhà trường, để nâng cao chất lượng nguồn tuyển sinh đào tạo sĩ quan cấp phân đội,

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng đã cho phép Nhà trường được tổ chức tuyển sinh theo 2 khối thi là khối A (thi các mơn: Tốn, Vật lý, Hóa học) và khối C (thi các môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý). Kết quả thi của thí sinh dự thi 2 khối sẽ căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh do Bộ Quốc phòng phân bổ để xét điểm chuẩn cho phù hợp. Thí sinh khơng trúng tuyển vào Trường Đại học Chính trị đều có thể được đăng ký xét

tuyển nguyện vọng 2 vào các trường đại học, cao đẳng khác trong hệ thống giáo dục quốc dân theo khối thi mà Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

1.2.2.2. Tuân theo quy định của Bộ Quốc phòng khi nhập học

Với tính chất đặc thù của mơi trường qn sự, học viên Trường Đại học Chính trị có những quy định riêng. Đó là, mọi thí sinh phải tuân theo những quy định của

Bộ Quốc phòng khi tuyển sinh, phải là người tự nguyện đăng ký dự thi vào Trường

Đại học Chính trị; trúng tuyển phải chấp hành sự phân công về ngành học; tốt nghiệp

35

khác các trường đại học dân sự là, 100% học viên đào tạo chính trị viên của Trường Đại học Chính trị là nam giới, ăn, ở, học tập, sinh hoạt tập trung trong đơn vị.

Về độ tuổi, học viên Trường Đại học Chính trị có độ tuổi tương đối đồng đều

theo quy định tuyển sinh. Cụ thể: nam thanh niên ngoài quân đội từ 17 đến 21 tuổi

(tính đến thời điểm thi tuyển); quân nhân tại ngũ hoặc đã xuất ngũ từ 18 đến 23 tuổi và thiếu sinh quân từ 17 đến 23 tuổi.

Học viên Trường Đại học Chính trị có những u cầu cao về phẩm chất chính trị, đạo đức. Đó là phải có lý lịch chính trị gia đình và bản thân rõ ràng, đủ điều kiện để có thể kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam theo quy định của Điều lệ Đảng; có phẩm chất đạo đức tốt, là Đồn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đối với quân nhân, phải được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian phục vụ tại ngũ. Trên cơ

thể khơng có hình xăm mang tính kinh dị, kỳ quái, kích động bạo lực, gây phản cảm. Về trình độ học vấn, tất cả các đối tượng dự thi đều đã tốt nghiệp trung học

phổ thơng theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp, trung học nghề, trung cấp nghề. Riêng người tốt nghiệp trung cấp nghề, phải tốt nghiệp trung học cơ sở, đã học đủ khối lượng kiến thức và thi tốt

nghiệp các mơn văn hóa trung học phổ thông đạt yêu cầu trở lên theo quy định của

Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Để đảm bảo về sức khỏe phục vụ đặc thù hoạt động quân sự, học viên trước khi

dự thi được kiểm tra sức khỏe, phải đạt sức khoẻ loại 1 ở các chỉ tiêu: Nội khoa, tâm thần kinh, ngoại khoa, da liễu, mắt, tai - mũi - họng, hàm - mặt; được lấy những thí

sinh đạt sức khoẻ loại 2 về răng. Về thể lực, các đối tượng đăng ký dự thi phải có chiều cao từ 1,65 m trở lên, nặng 50 kg trở lên, vòng ngực trung bình từ 81cm trở lên. Riêng vùng sâu, vùng xa, hải đảo, người dân tộc thiểu số được lấy đến sức khoẻ loại 2 về thể lực nhưng phải đạt chiều cao 1,62 m trở lên. Học viên khi nhập học đều phải kiểm tra lại sức khỏe, nếu không đạt các chỉ tiêu trên sẽ bị thải loại, trả về địa phương.

Nếu thí sinh thi vào các trường đại học dân sự khơng cần sơ tuyển thì thí sinh dự thi vào Trường Đại học Chính trị đều phải qua sơ tuyển tại các cơ quan quân sự

36

quận, huyện, thị theo quy định của Bộ Quốc phòng. Trải qua kỳ thi tuyển sinh quân sự, những thí sinh trúng tuyển sẽ được Nhà trường gửi Giấy triệu tập nhập học. Cùng với các loại giấy tờ theo quy định chung, khi nhập học, thí sinh trúng tuyển vào

Trường Đại học Chính trị phải có thêm “Lệnh gọi nhập ngũ” do cơ quan quân sự có thẩm quyền cấp. Sau khi vào học, học viên Trường Đại học Chính trị được bảo đảm

đầy đủ các quyền lợi của học viên đào tạo sĩ quan qn đội (khơng phải đóng học

phí; được bảo đảm về điều kiện ăn, ở, chăm sóc sức khoẻ, bảo hiểm y tế cho bản

thân và thân nhân; được hưởng phụ cấp, được cấp phát và mang mặc quân phục

thường xuyên; được bảo đảm điều kiện học tập, rèn luyện theo quy định của quân đội). Căn cứ vào kết quả thi tuyển sinh, một số học viên có thể được tuyển chọn gửi đi đào tạo tại một số trường đại học ngoài quân đội như: Học viện An ninh, Học

viện Cảnh sát (Hà Nội), Đại học Luật Hà Nội, Đại học An ninh, Đại học Cảnh sát

(thành phố Hồ Chí Minh) theo chỉ tiêu và quy định của Bộ Quốc phòng. Số còn lại sẽ đi tạo nguồn 6 tháng tại Trường Đại học Trần Quốc Tuấn (Trường Sĩ quan Lục

quân 1) sau đó mới trở về học tại Trường Đại học Chính trị. Kết thúc năm học thứ nhất, những học viên có nguyện vọng và khả năng sư phạm có thể được tuyển chọn

để đào tạo giáo viên KHXH&NV quân sự cho các trường quân sự quân khu, quân đoàn các chuyên ngành: Triết học Mác - Lênin; Kinh tế chính trị; CNXH khoa học;

Lịch sử ĐCSVN; Tâm lý học; Giáo dục học. Số học viên này được chuyển về tiểu

đoàn đào tạo giáo viên theo các khóa, chun ngành khác nhau.

Q trình học tập, rèn luyện tại Trường, học viên được tạo điều kiện phấn đấu trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Học viên tốt nghiệp được phong quân hàm sĩ quan (cấp bậc Thiếu úy hoặc Trung úy tùy theo kết quả học tập, rèn luyện), được cấp bằng tốt nghiệp đại học thuộc hệ thống văn bằng quốc gia (mẫu văn bằng của Bộ Giáo dục và Đào tạo). 100% học viên sau khi tốt nghiệp được Bộ Quốc phòng điều động,

phân công công tác. Những học viên tốt nghiệp loại Xuất sắc hoặc loại Giỏi được ưu

tiên xem xét nguyện vọng khi phân công công tác. Nhà trường có thể đề nghị Bộ Quốc phịng cho giữ lại những học viên có kết quả học tập, rèn luyện cao để điều động làm

37

1.2.2.3. Nội dung, chương trình đào tạo phù hợp tính chất, đặc điểm của hoạt động quân sự

Theo yêu cầu của bậc học, ngành học và trình độ đào tạo, học viên Trường Đại học Chính trị trải qua 5 năm học, sau khi tốt nghiệp được phong quân hàm sĩ quan (thiếu úy hoặc trung úy), được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, cấp bằng “Cử

nhân Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước”, khi về đơn vị cơ sở được bổ nhiệm

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử của học viên trường đại học chính trị (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)