Những nhân tố tiêu cực

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử của học viên trường đại học chính trị (Trang 77 - 83)

2.3. Những nhân tố tác động đến văn hóa ứng xử của họcviên Trường Đại học

2.3.2. Những nhân tố tiêu cực

Cùng với những nhân tố tác động tích cực, văn hóa ứng xử của học viên

Trường Đại học Chính trị cũng chịu tác động bởi những yếu tố tiêu cực. Những yếu

tố tiêu cực tác động, ảnh hưởng xấu tới quá trình xây dựng, phát triển, hồn thiện văn hóa ứng xử của học viên Nhà trường.

2.3.2.1. Mặt trái của kinh tế thị trường, xu hướng mở cửa, hội nhập

Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa, hội nhập là xu thế tất yếu để phát triển đất nước. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường đang bộc lộ những mặt trái, hạn chế, những nguy cơ tiềm ẩn bên trong của nó. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng chỉ rõ: “Tình trạng suy thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp”…[13, tr.173].

Mặt trái của kinh tế thị trường, xu thế mở cửa, hội nhập một mặt làm biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn. Mặt khác, nó làm

76

biến đổi giá trị, hệ giá trị văn hóa trong xã hội nói chung, quân đội nói riêng. Những giá trị văn hóa ứng xử truyền thống tốt đẹp của dân tộc như khoan dung, nhân ái,

trọng nghĩa tình, kính trọng người già, tôn trọng phụ nữ và trẻ em,… ngày càng bị mai một, tha hóa, xen vào đó là lối sống thực dụng, vô cảm trước số phận, tính mạng của con người. Những mặt trái đó đã và đang tác động đến văn hóa ứng xử của học

viên Trường Đại học Chính trị.

Kết quả khảo sát bằng phiếu và phỏng vấn trực tiếp về sự tác động từ mặt trái cơ chế thị trường, mở cửa, hội nhập đến văn hóa ứng xử của học viên Trường Đại học Chính trị được thể hiện ở nội dung 5 trong bảng 2.9. Tổng hợp kết quả trưng cầu ý

kiến của học viên, có 82,4% ý kiến được hỏi đánh giá, mặt trái của nền kinh tế thị

trường và xu thế mở cửa, hội nhập hiện nay có tác động tiêu cực đến văn hóa ứng xử của học viên Nhà trường. Với 17,6% số ý kiến đánh giá có tác động tích cực, nó phản ánh thực trạng vẫn cịn hiện tượng chưa nhận thức rõ về sự tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường đến văn hóa ứng xử của học viên Nhà trường [PL 2, tr.135].

Trao đổi với đồng chí T. A. D - học viên d6 về tác động từ mặt trái của nền

kinh tế thị trường đến văn hóa ứng xử của học viên Nhà trường, chúng tôi nhận được

ý kiến nhận xét: Những mặt trái của kinh tế thị trường nhất là xu thế coi trọng đồng tiền, lối sống thực dụng tác động rất lớn đến văn hóa ứng xử của học viên Nhà trường. Một số học viên do chạy theo thành tích cá nhân, sống ích kỷ, vụ lợi, thực dụng cho nên có cách hành xử thiếu văn hóa, gây nhiều bức xúc trong đơn vị.

Một biểu hiện đang hiện hữu trong suy nghĩ và hành động của một bộ phận

học viên Trường Đại học Chính trị đó là chưa xác định rõ động cơ, mục tiêu, lý

tưởng của bản thân trong học tập, rèn luyện, cơng tác và xu hướng thực dụng, ích kỷ, vụ lợi. Do mục đích cá nhân, một số hiện tượng có cách ứng xử giả tạo, thiếu

vững chắc, thân thiện, sâu sắc trong các mối quan hệ, ứng xử. Sự tơn trọng, gắn bó, u thương, đùm bọc lẫn nhau khơng cịn sâu sắc, mặn mà ngay cả với đồng hương,

đồng đội, cán - binh. Có thể tham khảo tình hình vi phạm kỷ luật của học viên trong

77

Bảng 2.10. Tổng hợp tình hình vi phạm kỷ luật của học viên

Năm học Tổng số

học viên

Các hình thức kỷ luật

Tổng cộng

Đuổi học Cảnh cáo Khiển trách Phê bình

2010-2011 959 2 (0,18%) 0 2 (0,18%) 8 (0,72%) 12 (1,08%) 2011-2012 1135 4 (0,65%) 4 (0,35%) 5 (0,45%) 6 (0,58%) 19 (1,75%) 2012-2013 1003 3 (0,3%) 3 (0,3%) 6 (0,6%) 5 (0,5%) 17 (1,7%) 2013-2014 1049 4 (0,39%) 4 (0,39%) 11 (1,08%) 3 (0,28%) 22 (2,14%)

(Nguồn: Phòng Đào tạo - Trường Đại học Chính trị) Qua bảng 2.10 trên, chúng ta nhận thấy, tình hình vi phạm kỷ luật ngày càng tăng, vượt quá con số Nghị quyết Đảng ủy Nhà trường cũng như cấp ủy các đơn vị

quản lý học viên xác định là dưới 1%/năm. Trong số các vụ vi phạm kỷ luật thì hiện tượng vi phạm về đạo đức, quan hệ ứng xử ngày càng tăng như: hiện tượng trộm cắp tài sản của nhau, số đề, vay nặng lãi khơng có khả năng thanh tốn, sống bng thả,

mâu thuẫn cá nhân… Năm học 2012 - 2013, trong số 12 học viên phải thải loại thì có 6 trường hợp do vi phạm kỷ luật trong đó, 04 trường hợp vi phạm quan hệ quân dân (vay nặng lãi, chơi lô đề khơng có khả năng thanh tốn), 02 trường hợp bất lương (lấy cắp tiền của đồng đội), 04 viết buộc phải viết đơn xin thôi học, 02 trường hợp gian dối về bằng cấp. Năm học 2013 - 2014, số học viên bị thải loại là 17, trong đó vi phạm kỷ luật 08, viết đơn xin thôi học 06, gian dối bằng cấp 02 và lý lịch gia đình 01. Trong 08 trường hợp bị thải loại do vi phạm kỷ luật thì cũng có 04 trường hợp vi phạm quan hệ quân dân (vay nặng lãi khơng có khả năng thanh toán), 01 trường hợp đào ngũ cũng do trốn nợ dân, 03 trường hợp lấy cắp tiền của đồng đội. Trong tháng 8 và tháng 9

năm 2014, Nhà trường đã phải đuổi học 04 học viên do lấy trộm tiền của đồng đội

trong đơn vị và cắt khóa căng tin Nhà trường vào ban đêm để ăn cắp của riêng, 02

trường hợp viết đơn xin thôi học do không chịu được áp lực học tập, rèn luyện tại

Trường. Điều đó đặt ra vấn đề cho cơng tác giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng học viên của cấp ủy đảng, lãnh đạo, chỉ huy các cấp cũng như cán bộ, giảng viên trong Trường.

78

2.3.2.2. Thói quen, phong tục, tập quán các địa phương

Theo thống kê của Phòng Đào tạo, hiện nay, Nhà trường đang quản lý học

viên của 34 dân tộc trải khắp các tỉnh, thành, các vùng, miền trên cả nước cùng học tập, rèn luyện, cơng tác tại các tiểu đồn quản lý học viên trong Trường.

Tính đa dạng về dân tộc, thành phần xuất thân, lối sống, thói quen của các địa phương tạo nên sự phong phú, tính đa dạng văn hóa, sự giao lưu văn hóa lẫn nhau

trong môi trường quân sự. Tuy nhiên, những đặc điểm riêng đó nếu khơng được xóa

bỏ để hịa nhập với truyền thống, đặc điểm của mơi trường hoạt động quân sự sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thực hiện nhiệm vụ nói chung, văn hóa ứng xử nói riêng.

Bảng 2.9 trên cho chúng ta thấy, có 71,2% ý kiến học viên được hỏi cho rằng, phong tục, tập quán, thói quen nơi xuất thân của học viên ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa ứng xử, 28,2% ý kiến đánh giá tác động tích cực. Sàng lọc đối tượng học viên,

chúng tơi thu được kết quả là học viên dân tộc thiểu số đánh giá yếu tố này cao hơn học viên dân tộc Kinh với tỷ lệ là 74% và 68,4% [PL 2, tr.135]. Số cịn lại đánh giá có tác động nhưng khơng lớn có thể khắc phục được. Được hỏi về vấn đề này, đồng chí H. N. T - cán bộ quản lý học viên d2 cho biết: “Đây là yếu tố góp phần hình thành cho học viên phong cách, khả năng ứng xử cá biệt, mang tính vùng, miền. Song, cần khắc phục những thói quen xấu, những hủ tục lạc hậu để tạo nên cách ứng xử chung trong môi trường quân sự” [PL 3, tr.160].

Quan sát, tiếp xúc trực tiếp với học viên người dân tộc thiểu số chúng tôi nhận thấy, đa số họ chất phác, thật thà, lời nói mộc mạc, ngay thẳng song hay tự ti, mặc

cảm, ngại giao tiếp, ít nói. Học viên miền Nam thật thà, nhưng cục tính, thẳng thắn khơng như học viên miền Bắc khơn ngoan, lanh lợi, láu cá, nói chuyện hay rào trước,

đón sau; học viên miền Trung hà tiện nhưng rất đoàn kết, cục bộ địa phương, .... Việc

sử dụng ngữ điệu phát âm qua ngôn ngữ nói trong giao tiếp, ứng xử nhiều lúc cũng

gây ra những khó khăn nhất định, nhất là học viên miền Trung, miền Nam với các đối tượng giao tiếp, ứng xử là người miền Bắc. Cũng do ảnh hưởng của thói quen, phong tục, tập quán địa phương mà hàng năm đều xảy ra từ 2 đến 3 vụ vi phạm kỷ luật do

79

gây gổ, mất đoàn kết giữa học viên tiểu đoàn dân tộc với học viên các tiểu đoàn khác.

Đây cũng là một cản trở đến quá trình xây dựng, phát triển văn hóa ứng xử của học

viên cần khắc phục để tạo nên chuẩn mực ứng xử chung trong Nhà trường.

2.3..2.3. Sự chống phá của kẻ thù trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa

Theo sát các sự kiện trong nước, nhất là những thời điểm “nhạy cảm”, các thế lực thù địch trong và ngồi nước tìm mọi cách tiến công chống phá sự nghiệp cách

mạng của dân tộc bằng nhiều âm mưu, thủ đoạn trong đó cơ bản nhất là chiến lược

“diễn biến hịa bình”, bạo loạn lật đổ và âm mưu làm cho “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta.

Qua bảng 2.9, mục 6, chúng ta thấy, có 89,6% ý kiến được hỏi đánh giá sự

chống phá của kẻ thù trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa có ảnh hưởng tiêu cực, 10,4% ý kiến đánh giá có tác động tích cực đến văn hóa ứng xử của học viên. Khi được hỏi về vấn đề này, đồng chí Đ. V. C - học viên d4 cho rằng: “Với những thủ đoạn mới chống

phá sự nghiệp cách mạng nước ta, những văn hóa phẩm đồi trụy, tư tưởng phản động ảnh hưởng tới tâm lý, cách nghĩ của học viên. Một bộ phận có những lời nói, hành vi trái với chuẩn mực, mang tính học địi, bắt chước văn hóa xấu độc mà kẻ thù đưa vào nhằm chống phá sự nghiệp cách mạng của ta....” [PL 3, tr.147].

Âm mưu của các thế lực thù địch chống phá ta trên mặt trận tư tưởng, văn hóa,

đó là thơng quan chiến lược “Diễn biến hịa bình” để tuyên tuyền, kích động, khuyến

khích lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, dần dần làm suy thoái đạo đức, lối sống, thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hóa dân tộc. Đối tượng chủ yếu của chúng là thanh niên, học viên, sinh viên và giới văn nghệ sỹ thông qua các phương tiện truyền thông

đại chúng như điện thoại di động, mạng Internet, sách, báo, băng, đĩa hình. Trên thực

tế, đã có một phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhân dân trong xã hội và cán bộ,

chiến sĩ trong quân đội bị tiêm nhiễm, ảnh hưởng một cách thụ động hoặc tự giác, dẫn

đến có thái độ, hành vi thiếu văn hóa, vơ văn hóa. Những hiện tượng tiêu cực đó đã và đang tác động đến học viên Trường Đại học Chính trị. Nhiều học viên khi giao tiếp, ứng xử bằng sự pha tạp ngơn ngữ, sử dụng tiếng lóng, tiếng nước ngồi gây khó chịu

80

cho người khác. Một số học viên chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân mà quên đi nghĩa

tình đồng đội, đồng chí, cấp trên, cấp dưới. Những câu cám ơn, xin lỗi đang ngày thưa dần trong cách ứng xử, lối sống hàng ngày. Nếu khơng nhìn nhận một cách đúng đắn

âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa để có cách đối phó hiệu quả thì hậu quả của nó sẽ rất khó lường.

Tiểu kết chương 2

Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu, quan sát thực tế các hoạt động và trưng cầu ý kiến bằng phiếu cũng như phỏng vấn một số cán bộ, giảng viên, học viên từ đó phân tích, đưa ra nhận định, đánh giá thực trạng văn hóa ứng xử của học viên Trường Đại học Chính trị. Qua đó, có thể thấy, học viên Trường Đại học Chính trị được học tập,

rèn luyện, công tác trong một môi trường xã hội nhân văn quân sự đặc thù với nhiều nét khác biệt so với sinh viên các trường đại học dân sự. Một trong những vấn đề

luôn được lãnh đạo, chỉ huy, đội ngũ cán bộ, giảng viên, học viên quan tâm đó là xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp, xây dựng đời sống văn hóa nói chung, những chuẩn mực văn hóa ứng xử nói riêng cho các đối tượng đang làm việc, công tác, học tập tại

đây. Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng văn hóa ứng xử của học viên đang học tập, rèn

luyện tại Trường qua những mối quan hệ, ứng xử cụ thể, dưới cái nhìn chủ quan của tác giả và những ý kiến đánh giá của đa dạng đối tượng cùng tham gia trưng cầu ý

kiến, nghiên cứu, những kết quả thu được trên đây tương đối chân thực, khách quan.

Đến với Trường Đại học Chính trị, mọi người đều có chung nhận xét đây là một môi

trường sư phạm nhân văn qn sự với bầu khơng khí làm việc dân chủ, đồn kết, gắn bó và tinh thần khắc phụ khó khăn vươn lên dạy tốt, học tốt của lãnh đạo, chỉ huy

cũng như đội ngũ cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ toàn Trường. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn cịn tồn tại một số những hạn chế nhất định trong hành vi

giao tiếp, ứng xử của học viên mà nếu không nhanh chóng giải quyết sẽ gây ảnh

hưởng tới hình ảnh, vị thế của Nhà trường cũng như yêu cầu về phẩm chất, năng lực, nhân cách của người chính trị viên trong QĐND Việt Nam.

81

Chương 3

DỰ BÁO XU HƯỚNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử của học viên trường đại học chính trị (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)