3.3. Giải pháp xây dựng, phát triển văn hóa ứng xử của họcviên Trường Đạ
3.3.2. Đối với đội ngũ cán bộ, giảng viên
3.3.2.1. Kết hợp giữa giáo dục kiến thức quân sự, nghề nghiệp với giáo dục văn hóa ứng xử
Giảng viên là người trực tiếp thực thi nhiệm vụ cao q “vì lợi ích trăm năm
trồng người” cho xã hội. Vì vậy người giảng viên trước hết phải là người hoàn hảo
nhất về tất cả mọi phương diện, là “tấm gương sáng” cho học viên soi vào. Trong giáo dục, nhân cách của người thầy có ảnh hưởng rất lớn đến học sinh, sinh viên,
học viên. Tinh thần “Tôn sư trọng đạo” sẽ giảm khi người thầy “có vấn đề” về đạo
đức, tư cách. Chỉ cần khiếm khuyết một trong những vấn đề thuộc về đạo đức, nhân
105
Vì vậy, việc nêu cao trách nhiệm trong giáo dục, định hướng việc xây dựng, phát triển, hồn thiện văn hóa ứng xử cho học viên là vấn đề quan trọng và cần thiết. Nó địi hỏi
mỗi giảng viên phải vận dụng vào thực tiễn quá trình giảng dạy tại Nhà trường.
Trước hết, mỗi giảng viên cần nhận thức sâu sắc vai trị của mình trong việc hình thành, phát triển tư duy lý luận, trình độ nhận thức cũng như kinh nghiệm, kỹ
năng sống, văn hóa ứng xử của học viên Nhà trường.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, mỗi cán bộ, giảng viên của Nhà trường phải biết tự phân thân một cách tương đối: vừa là chủ thể thực hiện nhiệm vụ chuyên môn giáo dục đào tạo, vừa là người giúp đỡ, hướng dẫn, định hướng cho người học
trong hình thành, phát triển, hồn thiện văn hóa ứng xử đồng thời mỗi thầy giáo, cơ
giáo cịn phải là một tấm gương sáng về văn hóa ứng xử cho học viên noi theo.
Để làm được điều đó, đỏi hỏi mỗi cán bộ, giảng viên cần có sự kết hợp hài hịa
giữa việc “dạy chữ”, “dạy nghề” và “dạy người”; gắn kết, lồng ghép giữa truyền thụ nội dung bài giảng với kinh nghiệm sống, kỹ năng ứng xử, giải quyết các tình huống cụ thể trong học tập, cơng tác theo chức trách, nhiệm vụ của người chính trị viên. Nếu dạy chữ, dạy kiến thức là thuần trí tuệ thì thì dạy lễ, dạy nghĩa lại cần đến cả trái tim, tâm hồn, tình cảm, dạy bằng cả nhân cách của chính bản thân người giảng viên.
Đối với giảng viên giảng dạy quân sự, ngoài những yêu cầu về nội dung bài
giảng, cần làm cho mỗi học viên Nhà trường hiểu biết giá trị tốt đẹp, bản chất, truyền thống anh hùng, quyết chiến, quyết thắng song cũng rất khoan dung, nhân ái, nhân văn, chính nghĩa trên tinh thần “đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo” của dân tộc.
Với đối tượng tác chiến, cần làm cho học viên nhận thức rõ mục đích chiến đấu của QĐND Việt Nam là đánh đuổi kẻ thù xâm lược, giữ gìn độc lập, tự do cho Tổ
quốc, hịa bình, hạnh phúc của nhân dân chứ không phải đội quân hiếu chiến, nhà
nghề như quân đội các nước tư bản, đế quốc. Vì vậy, phải hiểu và thực hiện nghiêm chính sách tù hàng binh, chính sách khoan hồng, đối xử nhân đạo với tù hàng binh
của Quân đội. Đó là nét văn hóa ứng xử đầy chất nhân văn, nhân đạo, khoan dung,
106
Với vũ khí, khí tài, trang bị kỹ thuật quân sự, giảng viên cần giáo dục cho học viên thực hiện nghiêm lời thề thứ 8, biết trân trọng, giữ gìn, bảo vệ vũ khí trang bị. Phải biết coi trọng vũ khí, khí tài, trang bị quân sự bởi đó là tài sản q báu, là mồ
hơi, xương máu của nhân dân. Phải sử dụng đúng mục đích, đúng lúc, đúng chỗ; giữ
tốt, dùng bền, bảo quản sạch sẽ. Đồng thời phải bảo đảm an toàn khi sử dụng vũ khí, khí tài quân sự khi huấn luyện cũng như khi niêm cất, tránh hư hỏng, mất mát.
Đối với giảng viên các khoa khoa học xã hội, cần có sự kết hợp hài hòa giữa
truyền thụ nội dung môn học với rèn luyện, phát triển nhân cách người học thông qua kiến thức KHXH&NV. Tùy từng môn học, trình độ, kinh nghiệm của giảng viên mà có những nội dung, phương pháp kết hợp truyền thụ nội dung môn học với rèn luyện, phát triển văn hóa ứng xử cho phù hợp, gắn với từng đối tượng học viên. Trong giờ học,
thơng qua tình huống sư phạm cụ thể, giảng viên có thể nêu và gợi ý cách thức giải
quyết, ứng xử, đặt người học vào nhiều cương vị để giải quyết, ứng xử cho hợp lý. Tránh hiện tượng thiên về dạy chữ, dạy nghề, truyền thụ lý luận đơn thuần không gắn với thực tiễn, không gắn với dạy người trong đó văn hóa ứng xử là một yếu tố quan trọng.
Để thực sự kết hợp giữa “dạy chữ”, “dạy nghề” và “dạy người”, đạt hiệu quả
trong giáo dục, địi hỏi mỗi giảng viên cần tích cực, chủ động trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chính trị, bản lĩnh, lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp; nghiên cứu, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy cho phù hợp với từng nội dung và từng đối
tượng cụ thể. Có như vậy, sự nghiệp giáo dục đào tạo đội ngũ chính trị viên của
Trường Đại học Chính trị mới thu được những kết quả tốt đẹp.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln
luôn đánh giá cao tác dụng của sự nêu gương, Người đã từng nói: “Các dân tộc
phương Đơng đều giàu tình cảm và đối với họ một tấm gương sống cịn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” [23, tr.263]. Trong sự nghiệp trồng người, trong
rèn luyện, giáo dục cán bộ, Bác ln ln nhắc nhở đến vai trị của sự gương mẫu.
Người luôn luôn yêu cầu cán bộ, đảng viên phải gương mẫu trong mọi việc. Vì vậy, cùng với đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, việc nêu cao tính tiền phong
107
Khơng có lĩnh vực nào mà tác dụng nêu gương lại quan trọng bằng lĩnh vực
đạo đức. Trong gia đình, đó là tấm gương của cha, mẹ đối với con cái, của anh, chị đối với các em; trong đơn vị quân đội, đó là tấm gương của lãnh đạo, chỉ huy các cấp,
chính ủy, chính trị viên đối với binh sĩ, của cấp trên đối với cấp dưới; trong nhà
trường, đó là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo của người giảng viên, cán bộ
quản lý giáo dục đối với học viên, sinh viên.
Để thực sự là tấm gương sáng về thực hành văn hóa ứng xử, điều đầu tiên mỗi
giảng viên Nhà trường cần làm đó là thực hiện nghiêm điều lệnh, lễ tiết, tác phong
quân nhân mọi lúc, mọi nơi. Trực tiếp nhất, có tác dụng nhất chính là khi giảng viên lên lớp thực hành giảng bài. Mỗi giảng viên phải luôn đảm bảo đúng tư thế, tác phong quân nhân, từ cầu vai, quân hàm, cấp hiệu, phù hiệu đến quần áo, đầu tóc, giầy dép
đều phải đảm bảo tính chuẩn mực cao độ. Khi giảng bài, từ lời nói, động tác, tư thế,
ngữ điệu, đến cử chỉ, hành vi, thái độ… đều phải đảm bảo tính mơ phạm, tôn trọng
nhân cách học viên. Giờ nghỉ giữa các tiết học, tùy theo điều kiện, giảng viên có thể gần gũi để tâm sự, thái độ niềm nở, thân mật với học viên để trao đổi tâm tư tình cảm, nội dung bài giảng, những vấn đề liên quan đến văn hóa, xã hội, nghề nghiệp …
nhằm thiết lập sự thân thiện, cởi mở giữa giảng viên với học viên. Qua đó, khoảng cách giữa giảng viên và học viên sẽ gần gũi hơn, người học cảm thấy tự tin hơn, được tôn trọng về nhân cách, từ đó, mối quan hệ, ứng xử giữa thầy - trị trở nên thân mật, gắn bó, hiểu biết, thông cảm, chia sẻ lẫn nhau nhiều vấn đề trong cuộc sống.
Trong sinh hoạt hàng ngày, mỗi giảng viên cần phải có sự chú trọng đến sự
mẫu mực, tính mơ phạm trong hành động, lời ăn tiếng nói, cử chỉ, hành vi. Khi tiếp
xúc với học viên ngồi giờ lên lớp cũng cần có thái độ niềm nở, chân thành, chú ý tới từng hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ, tránh những hiện tượng coi thường học viên, không thân thiện, cởi mở, cho rằng, học viên lên gặp mình chỉ đơn thuần là việc xin điểm, nhờ cậy việc gì đó. Nếu từ chối giúp đỡ cũng cần khéo léo, tế nhị, tránh sự hiểu lầm
của người học, làm giảm uy tín, hình ảnh người giảng viên Đại học Chính trị.
3.3.2.3. Đấu tranh với các biểu hiện ứng xử sai trái trong văn hóa ứng xử của học viên
Cùng với kết hợp giáo dục, bồi dưỡng và nêu gương thực hành văn hóa ứng
108
ứng xử của học viên. Bởi theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nói phải đi đơi với làm, có tinh
thần trách nhiệm cao trước cán bộ cấp dưới; kiên quyết phê phán những đảng viên
khơng dám nói, sợ trách nhiệm trước những việc làm sai trái của người khác. Những biểu hiện đó hồn tồn trái với tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, làm cho phương pháp “nêu gương” mất ý nghĩa, tác dụng trong giáo dục đạo đức, lối sống.
Phương pháp “nêu gương” đòi hỏi mỗi cán bộ, giảng viên trong bất kỳ lúc nào cũng phải nêu cao tính chiến đấu tự phê bình và phê bình, dám đấu tranh trước các hiện tượng, việc làm sai trái nói chung, các biểu hiện sai trái trong ứng xử nói riêng của học viên. Tinh thần đấu tranh với các biểu hiện sai trái trong ứng xử của giảng
viên cần phải thực hiện cả trong hoạt động giáo dục đào tạo, rèn luyện cũng như
trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.
Trong hoạt động giáo dục đào tạo, trước mỗi hành động sai trái trong học tập,
rèn luyện cũng như trong ứng xử, người giảng viên phải kịp thời chấn chỉnh để học
viên biết được cái sai của họ từ đó điều chỉnh, sữa chữa kịp thời. Trong giờ học, nếu
học viên nào thực hiện sai động tác báo cáo, mũ kêpi đội chưa đúng quy định, giảng
viên yêu cầu học viên thực hiện lại, khi nào đúng mới nhận báo cáo. Hoặc trong giờ
học, cũng do nhiều nguyên nhân, nếu phát hiện thấy học viên nào chưa chú ý nghe
giảng, ngủ gật, tư thế, tác phong không nghiêm túc, có thể bằng nhiều biện pháp, giảng viên nhắc nhở kịp thời, thậm chí cho ra khỏi lớp, học viên đó chắc chắn sẽ phải điều
chỉnh, nghiêm túc hơn. Khi học ở thao trường, giảng viên dạy các môn quân sự cần
nghiêm túc nhắc nhở các hiện tượng học viên bảo quản, sử dụng vũ khí, trang bị không tốt như: giá súng sai quy định, không canh gác cẩn thận, ngồi lên báng súng hay hiện tượng bẻ cành cây, vứt rác thải ra khu vực bãi tập. Tuy nhiên, khi nhắc nhở, phê bình học viên, giảng viên cũng cần khéo léo, tế nhị, chú ý trong lời nói, ngữ điệu, thái độ
phê bình trên cơ sở tơn trọng nhân cách học viên. Không nên sử dụng ngôn ngữ, hành vi, thái độ có tính chất miệt thị, chỉ trích người học một cách thái quá sẽ gây tâm lý ức chế, căng thẳng cho người học, hiệu quả sẽ không cao thậm chí phản tác dụng.
Trong sinh hoạt, cuộc sống đời thường, khi giao tiếp với học viên, mỗi giảng
109
biểu hiện sai trái, “lệch chuẩn” trong ứng xử của học viên. Chẳng hạn, khi bắt gặp
hiện tượng học viên ra ngoài doanh trại vào ngày nghỉ, ngày lễ, Tết thậm chí ra thăm gia đình mình mà mang mặc qn phục khơng nghiêm túc; có hành vi ứng xử chưa chuẩn mực với người khác; nói năng thiếu văn hóa, hay văng tục, chửi bậy,… giảng viên cần trực tiếp gặp gỡ, chấn chỉnh kịp thời, chỉ ra những hạn chế của học viên để họ nhận ra và sửa chữa. Với những trường hợp có thái độ chưa đúng khi đặt vấn đề xin điểm, làm sai lệch kết quả thi, kiểm tra…., giảng viên cần phân tích, giải thích để học viên hiểu, thấy được sai trái trong hành vi, thái độ của mình từ đó vươn lên trong học tập, rèn luyện tốt hơn, nghiêm túc hơn. Tuy nhiên, khi đấu tranh phê phán với các biểu hiện sai trái trong thực hành ứng xử của học viên, đội ngũ giảng viên cũng cần giữ đúng cương vị, chức trách của mình, biết sử dụng phương pháp phê bình cho phù hợp với đối tượng, ngữ cảnh và các hành vi, tình huống cụ thể. Điều quan trọng nhất của việc đấu tranh phê bình là giúp học viên nhận ra những sai trái, hạn chế của mình trong ứng xử từ đó rút kinh nghiệm, khắc phục, sửa chữa, hồn thiện mình hơn theo những chuẩn mực văn hóa ứng xử của xã hội, quân đội và Nhà trường.