Xu hướng biến đổi tiêu cực

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử của học viên trường đại học chính trị (Trang 88 - 92)

3.1. Dự báo xu hướng biến đổi văn hóa ứng xử của họcviên Trường Đại học

3.1.2. Xu hướng biến đổi tiêu cực

Cùng với những dự báo về xu hướng biến đổi tích cực như đã trình bày ở trên,

văn hóa ứng xử của học viên Trường Đại học Chính trị cũng có thể biến đổi theo chiều hướng tiêu cực. Điều đó được biểu hiện trên một số vấn đề cơ bản sau đây:

3.1.2.1. Lai căng, xa rời truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc

Tình hình thế giới, khu vực và trong nước đang và sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, biến đổi khó lường. Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi chúng ta sẽ phải chịu

87

nhiều thách thức, nguy cơ tiềm ẩn bên trong của nó nếu khơng có giải pháp khắc phục sẽ dẫn tới hậu quả khôn lường, ảnh hưởng tới sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), Hội

nghị lần thứ 9, BCHTW Đảng (khóa XI) xác định, những thành tựu đạt được trong 15 năm qua chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng yêu cầu và chưa vững chắc.

Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên rơi vào suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối

sống. Giá trị văn hóa, chuẩn mực đạo đức xã hội truyền thống có nguy cơ phai nhạt, lung lay trước quan niệm sống “trên tiền” và ý thức kiếm tiền bằng mọi giá. Một bộ phận xã hội, đặc biệt là giới trẻ có tâm lý thực dụng, cơ hội, đề cao chủ nghĩa cá

nhân, có những hành vi thiếu văn hóa, đua địi, bắt chước lối sống phương Tây, lai

căng, thực dụng ngược lại truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Những

hiện tượng được coi là “lệch chuẩn” phá vỡ sự cân bằng trong các mối quan hệ giữa người với người, giữa con người với thiên nhiên đang ngày càng gia tăng… Tất cả

những vấn đề trên làm mất đi hình ảnh đẹp của con người mới XHCN.

Là mơi trường sư phạm qn sự khép kín, song, những ảnh hưởng của xu thế tồn cầu hóa, hội nhập, giao lưu, tiếp biến văn hóa, những ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngồi vẫn có tác động khơng nhỏ đến văn hóa ứng xử của học viên Trường Đại học

Chính trị. Một số hiện tượng lệch chuẩn về văn hóa ứng xử của xã hội đã và đang được một bộ phận học viên thể hiện. Hiện tượng sử dụng pha tạp ngôn ngữ dân tộc với ngôn ngữ ngoại lai xảy ra tương đối phổ biến trong giao tiếp hàng ngày cũng như thoạt động, sinh hoạt tập thể. Những thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh, tinh thần cố kết cộng đồng đang bị mai một, thay vào đó là lối sống thực dụng, cơ hội, ích kỷ cá nhân. Một số học viên khơng còn coi trọng truyền thống hiếu học cũng như tinh thần “tôn sư, trọng đạo”,

thương mại hóa quan hệ thầy - trị, nảy sinh tư tưởng lười học, thiếu ý thức rèn luyện,

vượt khó vươn lên. Một số học viên ứng xử với nhau khơng cịn tế nhị, khoan dung, chân thành, cởi mở mà được thay thế bằng lối hành xử thiếu văn hóa, sẵn sàng ẩu đả,

cãi vã, chửi nhau, nghĩa tình đồng chí, đồng đội keo sơn ngày càng phai nhạt.

Kết quả khảo sát cũng tương đối phù hợp với nhận định trên khi có 18% ý kiến học viên, 22% ý kiến giảng viên và 24% ý kiến của cán bộ quản lý học viên cho rằng,

88

văn hóa ứng xử của học viên Nhà trường khơng có đặc tính phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc [PL 2, tr.135].

3.1.2.2. Phai mờ hình ảnh người quân nhân cách mạng

Trước những biển đổi của tình hình trong nước, thế giới và thực trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tình trạng tham nhũng, lãng phí xảy ra của

một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đã làm giảm lòng tin của nhân dân với Đảng, với cán bộ, công chức trong đó có cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang.

Hình ảnh “Anh bộ đội Cụ Hồ” trước đây ln là những hình mẫu lý tưởng, là những

hình ảnh đẹp, thực sự để lại niềm tin yên, mến phục của nhân dân. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, trước những biến đổi của xã hội, sự cám dỗ của những giá trị vật chất tầm thường, một số cán bộ, sĩ quan QĐND Việt Nam đã khơng cịn giữ được phẩm chất

đạo đức, tư cách, bị sa ngã vào vòng lao lý, tội lỗi. Một số hiện tượng vi phạm kỷ luật

liên quan tới đạo đức, lối sống, ứng xử xảy ra ở nhiều nơi, nhiều cấp. Quan hệ quân dân cũng có những biểu hiện phức tạp, khó lường. Một số hiện tượng trên làm phai mờ hình ảnh người quân nhân cách mạng, giảm lòng tin, sự yêu mến của nhân dân đối với bộ đội, làm xấu đi hình ảnh “Anh bộ đội Cụ Hồ” trong lòng nhân dân .

Học viên Trường Đại học Chính trị cũng khơng tránh khỏi xu hướng ảnh hưởng từ những mặt trái nền kinh tế thị trường cũng như những biểu hiện xấu từ xã hội. Một số học viên chấp hành chưa nghiêm kỷ luật, điều lệnh, điều lệ, các chế độ quy định;

thực hiện không đúng 10 lời thề danh dự của quân nhân, 12 điều kỷ luật khi quan hệ với nhân dân. Hiện tượng học viên lợi dụng dân chủ để cãi lại cấp trên nhất là cán bộ

đại đội, trung đội diễn ra ở hầu hết các tiểu đồn dù mức độ có khác nhau. Tâm sự với

chúng tôi, một số cán bộ quản lý học viên than phiền: học viên bây giờ dân chủ quá trớn, cán bộ chưa nói xong, học viên đã cãi xong rồi, khơng cịn coi cấp trên ra gì nữa.

Hiện tượng học viên vay nặng lãi, đánh đề, cá cược trong vòng 3 năm trở lại đây có xu hướng gia tăng, một số khơng có khả năng thanh toán dẫn đến nọ đọng kéo

dài, chây ỳ, trốn nợ. Trong 2 năm học vừa qua, có 14 đồng chí học viên bị thải loại do vi phạm kỷ luật, chủ yếu do lối sống, quan hệ quân dân, vay nợ kéo dài khơng có khả năng thanh toán, chây ỳ, trốn đơn vị để chạy nợ. Số ít học viên Nhà trường vào ngày

89

thứ 7, chủ nhật ra thành phố Bắc Ninh không đội mũ, quần áo nhàu nát, đi xe máy sai quy định, vào hàng quán nhậu uống rượu, bia say, mặt đỏ gay, đi đứng ngả nghiêng, nói năng lảm nhảm gây phản cảm cho nhân dân, làm phai mờ hình ảnh người qn

nhân cách mạng nói chung, hình ảnh học viên Trường Đại học Chính trị nói riêng. Kết quả trưng cầu ý kiến cho thấy, có 15,6% ý kiến học viên cho rằng văn hóa

ứng xử của học viên Nhà trường có đặc tính là khơng phù hợp hình ảnh người quân

nhân mới [PL 2, tr135]. Qua phỏng vấn, giảng viên và cán bộ quản lý cho rằng có khoảng 20% văn hóa ứng xử của học viên có xu hướng biến đổi khơng phù hợp với hình ảnh người quân nhân cách mạng.

3.1.2.3. Xa rời truyền thống Nhà trường

Với những thành tích đã có được sau gần 40 năm xây dựng và trưởng thành,

Trường Đại học Chính trị đã có nhiều bước phát triển mới cả về cơ sở vật chất, quy

mô, đối tượng đào tạo và nhất là chất lượng đội ngũ. Tuy nhiên, so với yêu cầu xây

dựng một trường trọng điểm, mẫu mực vẫn còn nhiều việc cần suy nghĩ. Thành lập

gần 40 năm với nhiều cơng lao đóng góp cho sự nghiệp đào tạo cán bộ chính trị của quân đội cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng tình đồn kết,

hữu nghị giữa 3 nước Việt Nam - Lào và Campuchia. Tuy nhiên, đến nay một bộ sách lịch sử, những tư liệu, Nhà truyền thống của Nhà trường vẫn chưa được hoàn thiện để phục vụ cho trưng bày, tham quan, học tập của cán bộ, giảng viên. Nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục truyền thống chưa hiệu quả, sinh động, phong phú nên chưa tạo được ấn tượng cho học viên. Nhiều học viên khi được hỏi về truyền thống

của Nhà trường đều trả lời chưa chuẩn, chưa sâu sắc.

Dân chủ, bình đẳng, nhân văn, vượt khó, dạy tốt, học tốt là những giá trị văn hóa truyền thống mà bao thế hệ cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ Nhà trường dày công vun đắp. Song, hiện nay những giá trị ấy đang ngày bị mai một dần. Một số

học viên không thông cảm với khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang bị của Nhà trường hay kêu ca, đòi hỏi quyền lợi, chế độ. Đã xuất hiện hiện tượng học viên lợi dụng dân chủ để nói xấu cán bộ, giảng viên, dân chủ quá trớn. Vài năm trở lại đây đã xuất

90

xác cho lãnh đạo, chỉ huy các cấp nhằm làm giảm uy tín cán bộ, giảng viên, bạn bè.

Tình cảm thầy - trị, đồng chí, đồng đội, chỉ huy gắn bó suốt 5 năm học, truyền thống

“tôn sư, trọng đạo” đang một phai mờ. Học làm cán bộ chính trị nhưng rất nhiều học

viên chưa có nhãn quan chính trị. Nhiều ý kiến cán bộ, giảng viên nhận xét, vài năm trở lại đây, ứng xử giữa học viên Nhà trường với các lực lượng sư phạm không bằng ngày xưa. Rất nhiều học viên ra Trường không được một lời chào tạm biệt thầy, cô giáo các khoa, cán bộ các cơ quan mặc dù 5 năm gắn bó thậm chí, giúp đỡ họ nhiệt tình, trách nhiệm để có được thành quả ấy. Khi được hỏi: “Có ý kiến cho rằng, quan hệ ứng xử

thầy trị hiện nay đang có khoảng cách, đồng chí có suy nghĩ gì về vấn đề này”?, đồng

chí N. X. Q - giảng viên Khoa CTĐ, CTCT nhận xét: “Đúng. Quan hệ, ứng xử giữa học

viên và giảng viên trong thời gian qua đang có khoảng cách; quan hệ giữa thầy và trị, rất thiêng liêng, song hiện nay là một vấn đề khá nhạy cảm. Thiết nghĩ, “khoảng cách” đây, ý muốn nói tới sự gần gũi, trao đổi về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm... giữa thầy và trò đang có xu hướng giảm dần (nhất là ngồi giờ lên lớp) [PL 3, tr.154].

Kết quả trưng cầu ý kiến của các đối tượng cho thấy, có 14,8% ý kiến của học viên, 20% ý kiến cán bộ quản lý và 18% ý kiến giảng viên được hỏi cho rằng, văn

hóa ứng xử của học viên hiện nay có đặc tính là xa rời truyền thống Nhà trường [PL 2, tr.135]. Điều đó cũng đặt ra vấn đề trong cơng tác giáo dục truyền thống, văn hóa ứng xử cho học viên Nhà trường.

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử của học viên trường đại học chính trị (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)