Một bộ phận họcviên chịu ảnh hưởng của lối sống thực dụng, xem nhẹ

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử của học viên trường đại học chính trị (Trang 96 - 97)

3.2. Những vấn đề đặt ra đối với văn hóa ứng xử của họcviên Trường Đại học

3.2.3. Một bộ phận họcviên chịu ảnh hưởng của lối sống thực dụng, xem nhẹ

nhẹ giá trị đạo đức, văn hóa

Học viên Trường Đại học Chính trị là hạ sĩ quan, binh sĩ, được tuyển chọn kỹ lưỡng qua kỳ thi tuyển sinh qn sự. Mặt bằng kiến thức, trình độ văn hóa, năng lực, thể lực, sức khỏe của các đối tượng học viên tương đối đồng đều. Đa số học viên có

nhận thức đúng đắn về mục tiêu, yêu cầu đào tạo, có nhiều cố gắng vươn lên khắc

phục khó khăn để hồn thành tốt nhiệm vụ học tập, rèn luyện tại Trường.

Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực trong nhận thức thì một bộ phận học viên vẫn chưa xác định đúng đắn động cơ, thái độ, trách nhiệm trong học tập, rèn luyện; chưa tự giác tu dưỡng rèn luyện đạo đức, lối sống của bản thân. Trong những năm gần đây, một phần không nhỏ học viên chỉ chú ý đến kết quả học tập, rèn luyện,

xem nhẹ văn hóa ứng xử trong cả lời nói lẫn hành vi, cử chỉ, cách ăn, uống, hành động. Nhiều học viên bị tiêm nhiễm, ảnh hưởng của lối sống thực dụng, thương mại hóa mọi hoạt động trong đó có học tập, rèn luyện. Nhiều học viên lợi dụng quan hệ riêng, gần

gũi cán bộ quản lý để được đi tranh thủ, ra ngoài đơn vị giải quyết việc riêng. Cá biệt có một số học viên mất lịng tin vào chính bản thân, bạn bè, thầy, cơ, cán bộ quản lý, đồng hương. Là người trực tiếp giảng dạy tại Trường, tác giả luận văn đã chứng kiến nhiều

học viên cùng một lúc đặt vấn đề giúp nâng điểm thi để được kết nạp Đảng với 3 giảng viên là người cùng khoa. Có trường hợp chưa thi đã nói rằng hơm nay em thi chắc chắn sẽ dưới khá (7 điểm) vì cùng bàn thi các bạn đã có người đỡ đầu rồi. Hiện tượng nói tục, chửi thề, gây gổ, mất đoàn kết nội bộ vẫn xảy ra ở một số đơn vị, làm mất đi hình ảnh

đẹp của người quân nhân cách mạng. Một số học viên thấy việc làm tốt không ủng hộ

lại dè bỉu, chê bai, cho đó là người khùng, dại dột nhưng lại cỗ vũ cho những hành vi thiếu văn hóa, trái truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, Quân đội và Nhà trường.

Khi được hỏi về những hạn chế trong văn hóa ứng xử của học viên Nhà

trường, đồng chí Đ. V. C - học viên d4 cho biết: “Do tác động từ mặt trái của kinh

tế thị trường nên một số học viên có biểu hiện của lối sống thực dụng, thương mại hóa mọi hoạt động. Quan hệ giữa học viên với cán bộ quản lý cũng như giảng viên các khoa chưa thực sự thân mật, tình cảm. Một bộ phận học viên chỉ quan tâm tới

95

lợi ích cá nhân khơng chú ý tới việc trau dồi đạo đức, vơ văn hóa trong lời nói cũng như việc làm” [PL 3, tr.147]. Đây là một trong những vấn đề rất quan trọng cần

quan tâm giải quyết hiện nay, nhất là với những chính trị viên tương lai đang học

tập rèn luyện, công tác tại Trường Đại học Chính trị.

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử của học viên trường đại học chính trị (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)