3.1. Dự báo xu hướng biến đổi văn hóa ứng xử của họcviên Trường Đại học
3.1.1. Xu hướng biến đổi tích cực
3.1.1.1. Phù hợp truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc
Hội nhập văn hóa là vấn đề không mới đối với Việt Nam. Lịch sử đã từng
chứng kiến nhiều giai đoạn văn hóa nước ngồi du nhập vào Việt Nam, bằng nhiều con
đường, cả chính thống (trường học) và khơng chính thống (trao đổi thương mại, bn
bán, truyền giáo, v.v.). Do đó, người dân Việt Nam hình thành thái độ cởi mở với văn hóa ngoại lai, sẵn sàng tiếp nhận những giá trị văn hóa mới song, khơng có nghĩa là chúng ta từ bỏ các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống. Sự phát triển của văn hóa Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử cho thấy, vai trò của con người trong việc chủ động gìn giữ văn hóa truyền thống và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại.
Trong q trình giao lưu, tiếp biến, hịa nhập văn hóa hiện nay, văn hóa Việt Nam chắc chắn sẽ có biến đổi. Về chiều hướng biến đổi, xu hướng hịa nhập văn hóa của con người Việt Nam hiện nay là khơng sùng bái tồn bộ các giá trị văn hóa ngoại lai, cũng khơng bảo tồn tồn bộ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mà là tiếp
82
thu có chọn lọc song song với việc bảo tồn một số giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu, đặc trưng, phù hợp với sự phát triển của xã hội và con người. Người Việt Nam
hiện nay đang có xu hướng lựa chọn những giá trị phù hợp của văn hóa nội sinh và
ngoại sinh để xây dựng hệ giá trị mới cho mình, đảm bảo hịa nhập nhưng khơng hịa tan. Trong số đó có cả những giá trị, những truyền thống và cách ứng xử được trao
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhưng cũng bao gồm cả những giá trị ngoại sinh, những cách ứng xử và những biểu tượng ngoại nhập. Đây là tín hiệu đáng mừng khi trong bối cảnh dư luận xã hội hiện nay thường trực mối lo ngại về nguy cơ xói mịn bản sắc văn hóa dân tộc trước xu thế tồn cầu hóa, hội nhập văn hóa hiện nay.
Quân đội nói chung, Trường Đại học Chính trị nói riêng là một phần của dân tộc, vì vậy những biến đổi trong xã hội cũng như biến đổi về văn hóa qn sự là điều khơng tránh khỏi. Một số chuẩn mực giao tiếp, ứng xử trong quân đội không phù hợp sẽ được thay thế bằng những chuẩn mực ứng xử phù hợp hơn, tiến bộ hơn, với nội
dung và hình thức mới. Trong xu thế đó, văn hóa ứng xử của học viên Trường Đại
học Chính trị cũng có những biến đổi phù hợp với xu hướng biến đổi chung của xã
hội, phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.
Qua quan sát thực tế hoạt động của học viên tại các tiểu đoàn trong Trường,
chúng tôi nhận thấy, thông qua ngôn ngữ, hành vi, thái độ, cử chỉ, hành động của học viên, những giá trị, chuẩn mực ứng xử truyền thống như trung với Đảng, hiếu với
dân, trọng nghĩa tình, khoan dung, vị tha, “tôn sư, trọng đạo”, “quân dân cá - nước”, dân chủ, bình đẳng, đồng chí, đồng đội keo sơn…..vẫn được đa số học viên Nhà
trường giữ gìn và phát huy. Kết quả trưng cầu ý kiến của học viên cho thấy, 82% ý kiến học viên, 78% ý kiến giảng viên, 76% ý kiến cán bộ quản lý được hỏi cho rằng, văn hóa ứng xử của học viên Nhà trường có đặc tính là phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc [PL 2, tr.135].
3.1.1.2. Phù hợp nhân cách người quân nhân mới trong Quân đội
Nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng QĐND cách mạng, chính quy,
83
tinh nhuệ, từng bước hiện đại trong đó lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở. Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị - tinh thần là nguyên tắc trong xây dựng quân đội, là cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của QĐND Việt Nam, thể hiện quan điểm coi con người là yếu tố quyết định thắng, bại trên chiến trường. Để đạt được điều đó, việc xây dựng con người mới trong lực lượng vũ trang là yêu
cầu cần thiết, quan trọng hiện nay.
Thầm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quán triệt chủ trương xây dựng con người mới của Đảng, cán bộ, chiến sĩ trong QĐND Việt Nam ngày nay
phải có bản lĩnh chính trị vững vàng trong mọi điều kiện, hồn cảnh nhất là trước âm mưu, thủ đoạn chống phá của kẻ địch và các tác động tiêu cực của xã hội. Tuyệt đối
trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với chế độ, thấm nhuần đạo đức cách mạng, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, sẵn sàng chiến đấu, chấp nhận hy sinh để bảo vệ độc lập, chủ quyền, tự do của Tổ quốc, vì lợi ích quốc gia, góp phần giữ gìn hịa bình khu vực và thế giới. Đồng thời, người quân nhân mới cũng cần phải có ý chí phấn đấu vươn lên làm chủ khoa học, kỹ thuật quân sự hiện đại, thể hiện tinh thần dám đánh và biết thắng, tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, khắc phục khó khăn, gian khổ vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Là quân nhân trong QĐND Việt Nam, trước hết, mỗi học viên Trường Đại học Chính trị cần xác định rõ mục tiêu, yêu cầu đào tạo là trở thành chính trị viên - những cán bộ Đảng trong quân đội. Vì vậy, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học viên Trường Đại học Chính trị càng phải thấm nhuần, quán triệt đầy đủ, sâu sắc những yêu
cầu về phẩm chất, năng lực, nhân cách của con người mới trong lực lượng vũ trang.
Đồng thời, họ phải tự ý thức, rèn luyện, tích lũy cho mình những u cầu riêng có của
một cán bộ chính trị, những người anh, người chị, người bạn của bộ đội, người đồng chí thân thiết của nhân dân. Điều này đã và đang được các thế hệ học viên Trường Đại học Chính trị phát huy trong quá trình học tập, rèn luyện, tu dưỡng tại Nhà trường.
Kết quả trưng cầu ý kiến cho thấy, có 84,4% ý kiến học viên, 86% ý kiến
giảng viên và 82% ý kiến cán bộ quản lý đánh giá văn hóa ứng xử của học viên Nhà
84
mới trong quân đội [PL 2, tr.135]. Các ý kiến phỏng vấn cũng cho rằng, có khoảng
85% văn hóa ứng xử của học viên phù hợp, 15% không phù hợp với mục tiêu, yêu
cầu xây dựng người quân nhân mới trong Quân đội [PL 3, tr.152].
Khi được hỏi: “Anh nhận xét gì về những biển đổi trong quan hệ, ứng xử giữa học viên Trường Đại học Chính trị đối với nhân dân địa phương”?, anh N. V. L - chủ nhà dân trước cổng Trung tâm huấn luyện tại xã Trung Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đã trả lời: “Có thể nói, học viên Trường Đại học Chính trị từ xưa tới nay quan
hệ, ứng xử rất tốt với bà con chúng tôi ở đây. Từ lời ăn, tiếng nói đến cử chỉ, hành động, việc làm đều rất chuẩn mực. Trong khi đa số thanh niên ngày nay có những biến đổi rất mạnh về văn hóa ứng xử, xa rời truyền thống văn hóa dân tộc thì học viên Trường Đại học Chính trị vẫn giữ được hình ảnh tốt đẹp của “Anh bộ đội Cụ Hồ” trong thời đại mới. Đó là điều chúng tôi rất cảm phục”.
3.1.1.3. Phù hợp với truyền thống của Nhà trường
Trải qua gần 40 năm xây dựng và trưởng thành, mặc dù có những thay đổi về tên gọi, song mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản của Trường Trường Đại học Chính trị vẫn được giữ vững. Bằng cơng sức, trí tuệ, tinh thần đoàn kết, nỗ lực cố gắng của bao thế
hệ cán bộ, giảng viên, học viên, công nhân viên, chiến sĩ Nhà trường đã vun đắp nên truyền thống: “Trung thành, sáng tạo, đồn kết, vượt khó, dạy tốt, học tốt” với những biểu hiện cụ thể. Đó là: giữ vững bản lĩnh chính trị, trung thành vơ hạn với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân; luôn gắn kết chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn, nhà trường với đơn vị, nhiệm vụ giáo dục đào tạo cán bộ chính trị với nghiên cứu KHXH&NV
quân sự, nâng dần tri thức và năng lực chính trị, năng lực hành động của đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên, học viên, chiến sĩ toàn Trường; trên dưới đồng lịng, đồn
kết thống nhất, dân chủ và kỷ cương; chủ động, sáng tạo và đổi mới; vượt khó vươn lên, sẵn sàng nhận và hồn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Câu nói của cố Trung tướng, PGS Nguyễn Văn Cương - nguyên Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Chính trị - Quân sự: “Sách bên hoa, đàn bên súng, nghiệp trăm năm theo bước Bác Hồ” là
những giá trị văn hóa đặc trưng mà bao thế hệ cán bộ, giảng viên, học viên, nhân
85
Là lực lượng quan trọng, giữ vị trí trung tâm của trong sự nghiệp giáo dục đào tạo, các thế hệ học viên được đào tạo tại đây luôn tự hào về truyền thống vẻ vang của Nhà trường, nơi chắp cánh ước mơ để họ học tập, rèn luyện, trưởng thành và phát
triển. Những giá trị truyền thống tốt đẹp của Nhà trường, nhất tinh thần nhân văn, dân chủ, đồn kết, vượt khó, dạy tốt, học tốt đã tạo động lực để mỗi học viên phấn đấu
vươn lên hoàn thành thắng lợi mục tiêu, yêu cầu đào tạo.
Chính nhờ truyền thống nhân văn, dân chủ, đồn kết, vượt khó, dạy tốt, học tốt mà gần 40 năm qua, khoảng 20 vạn cán bộ chính trị tốt nghiệp ra Trường đã hoàn
thành tốt chức trách, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân giao phó. Những cán bộ chính trị ln tiền phong, gương mẫu trong lời nói, việc làm, hành vi, cử chỉ, thái độ tương đối chuẩn mực. Tình thầy trị “tơn sư, trọng đạo”, tình đồng chí thủy chung, son sắt, trên dưới một lịng vì mục tiêu, yêu cầu đào tạo và sự phát triển, hoàn thiện nhân cách của học viên đã thôi thúc các thế hệ học viên đang học tập, rèn luyện, công tác tại Nhà trường nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn để hồn thành
thắng lợi mục tiêu, yêu cầu đào tạo, xứng đáng với công lao dạy dỗ của các thầy giáo, cô giáo và đội ngũ cán bộ, chỉ huy đơn vị.
Qua kết quả trưng cầu ý kiến cho thấy, 85,2% học viên, 82% ý kiến giảng
viên, 80 % ý kiến cán bộ quản lý đánh giá, văn hóa ứng xử của học viên có đặc tính là phù hợp với truyền thống của Nhà trường [PL 2, tr.135]. Điều đó cho thấy, dù có vận
động, biến đổi song, văn hóa ứng xử của học viên Trường Đại học Chính trị về cơ
bản phù hợp với truyền thống của Nhà trường.
3.1.1.4. Phù hợp yêu cầu về phẩm chất, năng lực người chính trị viên
Chính trị viên - Bí thư chi bộ là cán bộ Đảng trong quân đội, có vai trị rất
quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng chính trị, bản lĩnh của bộ đội, bảo đảm cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao. Vì vậy mỗi chính
trị viên, ngồi năng lực, trình độ, phương pháp, tác phong công tác, kỹ năng tổ chức
các hoạt động CTĐ, CTCT cịn phải là người có kiến thức tồn diện về những lĩnh
vực khác như tâm lý, văn hóa, xã hội, văn học, nghệ thuật … để có thể vận dụng vào tổ chức nhiều hoạt động tại đơn vị đạt hiệu quả cao.
86
Ngày nay, cán bộ, chiến sĩ trong các đơn vị quân đội có trình độ nhận thức
tương đối cao, đồng đều. Đây vừa là một thuận lợi song cũng là một khó khăn cho đội ngũ cán bộ các cấp trong việc tổ chức tiến hành các hoạt động tại đơn vị. Yêu cầu
của chính trị viên là luôn phải gần gũi bộ đội, quan tâm, chăm lo cho bộ đội từ việc nhỏ đến việc lớn, trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu cũng như sinh hoạt, ăn, nghỉ, vui chơi. Phương pháp, tác phong làm việc của chính trị viên là giáo dục, thuyết phục, nêu gương nói đi đơi với làm, có khả năng nắm bắt diễn biến tư tưởng, tâm lý, sơ thích, tích cách cũng như các mối quan hệ của chiến sĩ trong đơn vị mình. Từng lời nói, cử chỉ, hành động, thái độ, việc làm, phép đối nhân, xử thế, cách ứng xử của
chính trị viên đều có ảnh hưởng trực tiếp, to lớn đến bộ đội. Vì vậy, trước yêu cầu
ngày càng cao của nhiệm vụ xây dựng con người, xây dựng đơn vị và quân đội, đòi
hỏi người chính trị viên cần phải có những năng lực mới, những phẩm chất mới. Đó là phẩm chất về trí tuệ, về nhân cách và tâm hồn, mà văn hóa ứng xử là một trong
những yêu cầu quan trọng, cần thiết. Chính vì thế, người chính trị viên muốn có một tâm hồn lớn, trí tuệ cao, phong cách ứng xử hợp lý thì ngay trong quá trình học tập,
rèn luyện, giáo dục đào tạo tại Nhà trường chính trị - quân sự, họ cần phải tự giác, tích cực, chủ động rèn luyện, tích lũy cho mình kỹ năng ứng xử có văn hóa để đáp ứng với yêu cầu, chức trách, nhiệm vụ được giao.
Qua trưng cầu ý kiến bằng phiếu, có 88, 4% ý kiến học viên, 88% ý kiến giảng viên và 86% ý kiến của cán bộ quản lý cho rằng, văn hóa ứng xử của học viên Nhà
trường có đặc tính biến đổi phù hợp với u cầu về phẩm chất, năng lực, nhân cách của chính trị viên [PL 2, tr.135].