Những mặt tích cực và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử của học viên trường đại học chính trị (Trang 64 - 67)

2.2. Đánh giá chung về thực trạng văn hóa ứng xử của họcviên Trường Đạ

2.2.1. Những mặt tích cực và nguyên nhân

2.2.1.1. Những mặt tích cực

Thứ nhất, đa số học viên Trường Đại học Chính trị khi giao tiếp, ứng xử với

các đối tượng cơ bản mang mặc quân phục đúng quy định, chấp hành nghiêm điều

lệnh, kỷ luật quân đội, các quy định của Nhà trường. Đây là chuẩn mực giao tiếp, ứng xử cao nhất mà mọi quân nhân trong QĐND Việt Nam phải thực hiện nghiêm túc. Cho dù khi giao tiếp, ứng xử với bất kỳ lực lượng, đối tượng nào đi nữa thì đa số học viên Nhà trường đều xưng hô, chào hỏi đúng điều lệnh, đảm bảo tư thế, lễ tiết, tác

phong của người quân nhân - học viên sĩ quan QĐND Việt Nam.

Thứ hai, do mục tiêu, yêu cầu đào tạo để trở thành chính trị viên - bí thư chi bộ

đại đội cho nên học viên Trường Đại học Chính trị cơ bản có cách diễn đạt, giao tiếp,

kỹ năng nói chuyện, thuyết trình hấp dẫn, lôi cuốn, mạch lạc, dễ hiểu, dễ đi vào lòng người. Đa số học viên Nhà trường sử dụng ngôn ngữ phù hợp với nội dung giao tiếp, khẩu khí, ngữ điệu bảo đảm, phù hợp với từng đối tượng cụ thể nên họ đã thực sự thu hút, cảm hóa được những người tham gia giao tiếp với mình. Qua khảo sát, thăm dị ý kiến và trực tiếp tham gia chấm thi vấn đáp cho các đối tượng học viên cũng như ý

63

kiến trao đổi, phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy có khoảng trên 75% học viên có kỹ

năng nói, diễn đạt, khẩu khí tốt, 15% có kỹ năng nói khá.

Thứ ba, trong giao tiếp, ứng xử, tư thế, hành vi, cử chỉ, thái độ của học viên đảm bảo tốt, phù hợp chuẩn mực trong giao tiếp của quân đội và xã hội. Đa số học

viên Trường Đại học Chính trị khi giao tiếp, ứng xử đều có thái độ chân thành, cởi

mở, dễ gần, dễ mến. Điều đó khơng chỉ thể hiện ở lời nói mà cịn cả trong cử chỉ của ánh mắt, nụ cười, tư thế, dáng đi, cách thể hiện, sự quan tâm tới trạng thái, nội dung

vấn đề của đối tượng giao tiếp với mình. Những ánh mắt trìu mến, nhìn thẳng, trực diện với đối tượng; những cử chỉ, hành vi thanh thoát; tư thế, tác phong đi, đứng, nói, cười,… ln đảm bảo sự chuẩn mực tương đối. Những biểu hiện trên giúp học viên

Nhà trường tạo được lòng tin, sự thân thiện, dễ gần, dễ mến cho các đối tượng trong giao tiếp, ứng xử với mình kể cả khi thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện cũng như

đời sống, sinh hoạt hàng ngày.

Thứ tư, học viên còn trẻ, cơ bản trong độ tuổi thanh niên nên có tác phong

nhanh nhẹn, hoạt bát, linh hoạt và sáng tạo trong ứng xử, giải quyết các tình huống

phát sinh. Theo quy định, tuổi đời của học viên Trường Đại học Chính trị từ 19 đến

23, đây là độ tuổi đang trong quá trình phát triển, hoàn thiện nhân cách. Đặc điểm của lứa tuổi này là nhạy bén, linh hoạt, có tính sáng tạo, thích thể hiện mình, u thích cái

đẹp, cái mới, …. Vì vậy, trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường đại học, học

viên Nhà trường luôn muốn thể hiện mình trước người khác, họ ln tự chăm chút cho bản thân, muốn người khác để ý tới mình. Họ tự tin vào sức trẻ của mình, ứng xử nhanh nhạy, linh hoạt với các tình huống nảy sinh trong cuộc sống, thích nghi nhanh với các đối tượng mà mình giao tiếp; ứng xử hết sức linh hoạt bằng cả thái độ, lời nói, hành vi, việc làm… khiến cho các đối tượng giao tiếp luôn tỏ thái độ hài lịng, tin

tưởng, u mến họ. Chính vì thế, mối quan hệ, tình cảm giữa học viên Nhà trường với các đối tượng trong và ngoài quân đội ln được giữ gìn tốt đẹp.

2.2.1.2. Ngun nhân

Thứ nhất, do được tuyển chọn kỹ lưỡng nguồn dự thi tuyển sinh nên đa số học

64

trong đó có sự nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trị của văn hóa ứng xử trong cuộc sống cũng như nghề nghiệp từ đó ln trau dồi, bồi dưỡng văn hóa ứng xử. Học viên đã có ý thức cao trong việc tự tu dưỡng, rèn luyện bản thân theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Nhà trường; chú trọng hơn tới cách ứng xử hàng ngày. Qua kết quả trưng cầu ý kiến, có 78,8% học viên đánh giá văn hóa ứng xử có vai trị rất quan trọng, 11,2% đánh giá quan trọng đối với việc hồn thiện nhân cách người chính trị viên [PL 2, tr.135].

Thứ hai, trải qua gần 40 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, Trường Đại

học Chính trị có bề dày truyền thống, là một trong những trường trọng điểm của quân

đội. Trong môi trường sư phạm quân sự, các thế hệ cán bộ của Nhà trường, từ các đồng chí trong Đảng ủy, Ban Giám hiệu, các đồng chí Thủ trưởng Phịng, Khoa, Ban đến các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy các Hệ, Tiểu đoàn quản lý học viên đều đoàn kết,

thống nhất cao về ý chí và hành động, quan hệ, ứng xử trên tinh thần đồng chí, đồng

đội, yêu thương, giúp đỡ nhau tất cả vì mục tiêu, yêu cầu đào tạo, vì sự trưởng thành

và phát triển của học viên thân yêu. Mọi hoạt động diễn ra vừa bảo đảm tính nguyên tắc, tuân theo điều lệnh, kỷ luật quân đội vừa phát huy tinh thần dân chủ, cơng khai,

tạo được sự đồng thuận, nhất trí cao trong mọi cơng việc. Đó là mơi trường sư phạm nhân văn, dân chủ giàu truyền thống mà bao thế hệ cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ Nhà trường vun đắp nên, nó giúp cho mỗi học viên phát huy tối đa khả năng của mình trong học tập, rèn luyện từ đó trưởng thành, phát triển.

Thứ ba, đội ngũ cán bộ, giảng viên Trường Đại học Chính trị về cơ bản được

đào tạo tại các học viện, trường đại học trong và ngồi qn đội, có bản lĩnh chính

trị vững vàng, tư duy lý luận, năng lực lãnh đạo, chỉ huy, tư duy quân sự sắc bén.

Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, giảng dạy, quản lý, chỉ huy, đội ngũ cán bộ,

giảng viên Nhà trường ngoài trang bị kiến thức nghề nghiệp đã từng bước kết hợp với việc truyền thụ kinh nghiệm, kỹ năng sống, bồi dưỡng văn hóa ứng xử, lối sống, … cho học viên. Đồng thời, đội ngũ cán bộ, giảng viên Nhà trường tương đối chuẩn mực trong thực hành giao tiếp, ứng xử, gương mẫu về đạo đức, lối sống, tích cực

học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Nhiều tấm gương tiêu biểu, nhiều cá nhân được vinh danh hàng năm trên các mặt công tác là minh chứng rõ

65

nhất, là thực tiễn sinh động nhất để mỗi học viên Nhà trường học tập và làm theo.

Qua khảo sát, có 85,2% ý kiến học viên cho rằng, sự gương mẫu của đội ngũ cán

bộ, giảng viên là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới ưu điểm trong

văn hóa ứng xử của học viên Nhà trường [PL 2, tr.135].

Thứ tư, đất nước bước vào công cuộc đổi mới, mở cửa, hội nhập với các nước

trong khu vực và thế giới, đó là điều kiện để chúng ta tiếp cận với khoa học công

nghệ trong đó có cơng nghệ thơng tin, truyền thơng. Sự bùng nổ, phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông đã giúp học viên Nhà trường được tiếp cận

với tri thức, thông tin trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trong và ngồi nước. Những tri thức văn hóa, xã hội, những kinh nghiệm sống, ứng xử được đăng tải trên

các phương tiện truyền thông nhất đại chúng đã giúp học viên Trường Đại học Chính trị mở cửa bước vào kho tàng tri thức rộng lớn để học tập, trau dồi, tích lũy tri thức, kinh nghiệm sống, kỹ năng ứng xử cho bản thân trong quá trình học tập tại Nhà

trường cũng như cơng tác tại đơn vị sau này. Có 77,2% ý kiến được hỏi đánh giá sự phát triển của công nghệ thông tin, truyền thông ảnh hưởng tới sự phát triển, hồn

thiện văn hóa ứng xử của học viên [PL 2, tr.135].

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử của học viên trường đại học chính trị (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)