2.1. Thực trạng văn hóa ứng xử của họcviên Trường Đại học Chính trị
2.1.2. Biểu hiện văn hóa ứng xử của họcviên đối với các lực lượng sư phạm
Để có được kết quả đánh giá khách quan, chính xác thực trạng biểu hiện văn
hóa ứng xử của học viên Trường Đại học Chính trị, tác giả đã tiến hành khảo sát, trao
46
Nhà trường. Trên cơ sở đó, rút ra nhận định, đánh giá thực trạng biểu hiện văn hóa ứng xử của học viên thơng qua các mối quan hệ cơ bản. Đó là: ứng xử giữa học viên
với lãnh đạo, chỉ huy các cấp; ứng xử giữa học viên với cán bộ, giảng viên; ứng xử giữa học viên với lực lượng phục vụ; ứng xử giữa học viên với học viên và ứng xử
giữa học viên với nhân dân địa phương nơi đóng quân. 2.1.2.1. Ứng xử giữa học viên với lãnh đạo, chỉ huy
* Những điểm mạnh
Quan hệ, ứng xử giữa học viên với lãnh đạo, chỉ huy các cấp là mối quan hệ phục tùng, quan hệ cấp trên, cấp dưới. Đây là quan hệ thuộc về nguyên tắc tổ chức, được xác định theo chức vụ, cấp bậc quân hàm của quân nhân để hành động được
thống nhất. Điều này đã được Điều lệnh quản lý bộ đội QĐND Việt Nam xác định:
“Tuyệt đối phục tùng lãnh đạo, chỉ huy, chấp hành nghiêm mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên và điều lệnh, điều lệ, chế độ quy định của quân đội” [6, tr.11].
Qua trưng cầu ý kiến của các đối tượng trong Trường với câu hỏi: đồng chí
hãy đánh giá thực trạng biểu hiện văn hóa ứng xử giữa học viên với lãnh đạo, chỉ huy các cấp, kết quả được thể hiện trên bảng 2.1 sau:
Bảng 2.4. Biểu hiện văn hóa ứng xử giữa học viên với lãnh đạo, chỉ huy các cấp
Các đối tượng đánh giá Mức độ đánh giá
Tốt Khá B. thường Chưa tốt Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ
Đánh giá của học viên 192 76,8% 17 6,8% 21 8,4% 20 8%
Đánh giá của giảng viên 34 68% 6 12% 5 10% 5 10%
Đánh giá của cán bộ quản lý 31 62% 9 18% 4 8% 6 12%
(Nguồn: Kết quả trưng cầu ý kiến năm 2014) Qua bảng trên ta thấy rằng, đa số ý kiến của các đối tượng được hỏi đánh giá
văn hóa ứng xử giữa học viên với lãnh đạo chỉ huy các cấp trong Trường đạt tốt và
47
kiến của học viên đánh giá tốt trong khi giảng viên và cán bộ quản lý chỉ đánh giá là 68% và 62% đạt tốt. Tỷ lệ đánh giá khá của giảng viên và cán bộ quản lý lại cao hơn học viên (12%, 18% và 6,8%%) [PL 2, tr.135]. Sở dĩ có hiện tượng này là do cán bộ quản lý là lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp, gần gũi nhất của học viên. Cho nên, họ hiểu cấp dưới của mình hơn so với giảng viên chỉ giảng dạy trên lớp theo kế hoạch được phân công. Học viên là chủ thể nên khơng tránh khỏi những yếu tố cảm tính trong đánh giá.
Trong thực hiện nhiệm vụ, cơ bản học viên Nhà trường ứng xử với lãnh đạo,
chỉ huy các cấp đúng lễ tiết, tác phong quân nhân, xưng hô, chào hỏi đúng điều lệnh
kể cả bằng ngơn ngữ nói hay hành động. Cách diễn đạt, thể hiện, bày tỏ quan điểm,
tham gia trình bày ý kiến của học viên với cấp trên tương đối tự tin, ngôn ngữ rõ
ràng, mạch lạc; cử chỉ, hành vi đúng mực, đúng nội dung, yêu cầu khi giao tiếp, ứng
xử, thể hiện sự tôn trọng, phục tùng lãnh đạo, chỉ huy - nét chuẩn mực trong giao tiếp,
ứng xử giữa cấp dưới với cấp trên mà 10 lời thề danh dự của quân nhân đã xác định.
Trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày cũng như quan hệ xã hội, ứng xử giữa
học viên với lãnh đạo, chỉ huy thể hiện trên tinh thần dân chủ, cởi mở, thân thiện,
bình đẳng. Nhiều học viên gần gũi, tâm sự, trò chuyện với lãnh đạo, chỉ huy các cấp như những người con, em trong gia đình. Chính vì thế, mối quan hệ giữa học viên với lãnh đạo, chỉ huy các cấp, từ các Thủ trưởng trong Ban Giám hiệu, Thủ trưởng các
phịng, khoa, ban, tiểu đồn đến cán bộ đại đội, trung đội… cơ bản đoàn kết, dân chủ, bình đẳng, thân thiện, cởi mở. Nhờ đó, những vấn đề liên quan đến tư tưởng, tình
cảm, lối sống, suy nghĩ của học viên đều được nắm bắt và xử lý kịp thời. Hiện tượng quân phiệt, mất dân chủ ít xảy ra trong những năm vừa qua.
Khi được hỏi, đồng chí hãy đánh giá những ưu điểm trong văn hóa ứng xử
giữa học viên với lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong Trường, đồng chí Đ. V. C - học
viên d4 trả lời: “Trong quan hệ với lãnh đạo, chỉ huy các cấp, học viên ln giữ đúng
tư thế tác phong, lời nói, cử chỉ lễ phép, đúng Điều lệnh quân đội. Biểu hiện rõ nét đó là việc xưng hơ, chào hỏi đúng điều lệnh; thái độ, hành vi, ngôn ngữ sử dụng trong giao tiếp, ứng xử giữa học viên với lãnh đạo, chỉ huy các cấp tương đối tốt, tạo nên một nét đẹp trong môi trường quân sự” [PL 3, tr.147]. Cũng vẫn câu hỏi như vậy,
48
đồng chí T. X. L - Chính trị viên d2 cho rằng: Cách ứng xử giữa học viên với lãnh đạo, chỉ huy các cấp nói chung là tốt. Lời ăn tiếng nói, hành vi, cử chỉ, thái độ, cách đối nhân, xử thế của học viên tương đối chuẩn mực. Ranh giới giữa học viên và lãnh đạo, chỉ huy các cấp vì thế ngày càng được thu hẹp.
* Những hạn chế
Qua bảng 2.4 trên, chúng ta thấy, vẫn còn 16,4% ý kiến của học viên, 20% ý kiến giảng viên và cán bộ quản lý đánh giá văn hóa ứng xử giữa học viên với lãnh đạo, chỉ huy các cấp đạt mức bình thường và chưa tốt. Biểu hiện cụ thể đó là, ứng xử
giữa học viên với lãnh đạo, chỉ huy các cấp cịn nặng về văn hóa điều lệnh, đơi khi
cứng nhắc, nhất là khi thực hiện nhiệm vụ hay giao tiếp, ứng xử với lãnh đạo, chỉ huy có cấp bậc qn hàm cao, cả trong ngơn ngữ lẫn hành vi, cử chỉ, thái độ.
Một số học viên khi gặp lãnh đạo, chỉ huy các cấp tỏ ra sợ sệt, lúng túng, phản
ứng chậm chạp, nhiều khi quay mặt đi nơi khác khơng chào. Đồng chí Thiếu tướng
Trịnh Khắc Tính - Phó Hiệu trường Nhà trường trong buổi tập huấn cán bộ năm 2013
đã nói rằng: Tơi là cán bộ đơn vị chủ lực về Trường nhận công tác, một điều rất lạ là
khi tôi đi kiểm tra các đơn vị cũng như đi dạo xung quanh Trường lúc rảnh rỗi, có
nhiều cháu học viên khi gặp tôi mà không thấy chào hỏi gì cả. Vậy thì sau này ra Trường là cán bộ chính trị giáo dục bộ đội thế nào được?.
Vẫn còn hiện tượng học viên chấp hành chưa nghiêm mệnh lệnh của người chỉ huy, thậm chí cãi lại, không thực hiện nhiệm vụ do người chỉ huy đơn vị giao (nhất là
đối với cán bộ đại đội, trung đội). Khi quan sát hoặc tiếp xúc trực tiếp với học viên,
tác giả nhận thấy, có khá nhiều học viên thiếu tự tin, chưa cởi mở, nhiệt tình, mạnh dạn bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình với lãnh đạo, chỉ huy các cấp, nhất là Thủ trưởng Nhà trường, Thủ trưởng các Phòng, Khoa. Phỏng vấn đồng chí Đ. V. C - học viên d4 với câu hỏi: “Đồng chí hãy đánh giá hạn chế trong văn hóa ứng xử giữa học
viên với lãnh đạo, chỉ huy các cấp”?, chúng tôi nhận được câu trả lời như sau: “…Đó là việc một số học viên chưa thực sự tôn trọng, chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy, nhất là cấp đại đội, trung đội. Ở đơn vị tơi, thỉnh thoảng cịn có học viên cãi lại
49
chỉ huy đại đội do không được giải quyết đi tranh thủ hoặc ra ngoài đơn vị. Vẫn còn hiện tượng học viên gặp thủ trưởng các cấp chưa chào hỏi kịp thời” [PL 3, tr.147].
Những biểu hiện trên phần nào làm mất đi sự nghiêm minh, tính kỷ luật - nét đặc thù trong ứng xử giữa cấp dưới với cấp trên của quân đội ta.
2.1.2.2. Ứng xử giữa học viên với cán bộ, giảng viên * Những điểm mạnh
Là môi trường sư phạm quân sự, quan hệ giữa học viên với cán bộ, giảng viên là mối quan hệ cơ bản, giữ vị trí trung tâm, cho nên ứng xử giữa học viên với cán bộ, giảng viên cũng giữ vị trí trung tâm, cơ bản nhất trong Nhà trường. Ứng xử giữa học viên với giảng viên Trường Đại học Chính trị thể hiện tinh thần “tôn sư, trọng đạo” - một giá trị, chuẩn mực văn hóa ứng xử học đường truyền thống của Việt Nam.
Kết quả trưng cầu ý kiến bằng phiếu về biểu hiện văn hóa ứng xử giữa học
viên với giảng viên được tác giả tổng hợp trên bảng 2.5 dưới đây.
Bảng 2.5. Biểu hiện văn hóa ứng xử giữa học viên với giảng viên
Đối tượng đánh giá
Mức độ đạt được Tốt Khá B. thường Chưa tốt Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ
Đánh giá của học viên
(Tổng số phiếu: 250) 199 79,6 % 15 6% 19 7,6 % 17 6,8 %
Đánh giá của giảng viên
(Tổng số: 50 phiếu)
35 70% 6 12% 4 8% 6 12%
Đánh giá của cán bộ quản lý
(Tổng số: 50 phiếu)
32 64% 10 20% 3 6% 5 10%
(Nguồn: Kết quả trưng cầu ý kiến năm 2014) Qua bảng 2.5 trên ta thấy, có 85,6% ý kiến của học viên, 82% ý kiến giảng
viên và 84% ý kiến của cán bộ quản lý đánh giá, ứng xử giữa học viên với giảng viên
50
hệ, ứng xử này. Chúng tôi cho rằng, do yếu tố tâm lý, nên cán bộ quản lý và học viên
đánh giá hơi cao hơn so với giảng viên. Song, nếu so sánh với kết quả đánh giá ứng
xử giữa học viên với lãnh đạo, chỉ huy các cấp thì ứng xử giữa học viên và giảng viên có tỷ lệ đánh giá đạt tốt và khá cao hơn, nó phản ánh tương đối khách quan mối quan hệ trung tâm, đặc thù trong môi trường sư phạm quân sự. Đó là quan hệ Thầy - Trò.
Khi vào lớp học, đa số các lớp đều thực hiện đúng quy định về nghi thức ứng
xử giữa học viên và giảng viên do Nhà trường đề ra. Một nét văn hóa ứng xử rất riêng của Nhà trường mà các thế hệ học viên vẫn giữ được đó là tặng hoa và chúc mừng
giảng viên lên lớp giờ học đầu tiên của năm học mới hay năm âm lịch. Ngày Nhà giáo Việt Nam, học viên các đơn vị đều tổ chức lên khoa giáo viên chúc mừng thầy giáo, cô giáo nhân ngày lễ vinh danh “nghề trồng người”. Song, điều quan trọng nhất đó là thái độ tơn trọng giảng viên của học viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục
đào tạo. Trong lớp, cơ bản học viên tập trung, chú ý nghe giảng, tích cực ghi chép bài,
trả lời pháp vấn, trao đổi nội dung bài học. Đa số học viên có thái độ lễ phép, tơn trọng giảng viên bằng cả lời nói lẫn hành vi, cử chỉ, việc làm. Nhiều học viên có thái độ cầu thị thường gần gũi giảng viên trong lúc giải lao để trao đổi nội dung bài học, chia sẻ
tâm tư, tình cảm thầy - trị. Nhờ đó thầy - trị hiểu nhau, gắn bó, gần gũi, thân mật hơn. Qua khảo sát “Sổ nhật ký huấn luyện” của các đại đội thuộc 5 tiểu đoàn quản lý học
viên, kết quả là, có 85% số tiết học của các đại đội được cán bộ, giảng viên nhận xét đạt kết quả tốt, 10% đạt khá chỉ có 5% đạt trung bình. Điều đó cho thấy, các đại đội
học viên thực hiện khá tốt nhiệm vụ học tập trên giảng đường.
Trong cuộc sống, sinh hoạt đời thường, ứng xử giữa học viên và giảng viên
vẫn giữ được những nét chuẩn mực văn hóa ứng xử sư phạm. Cho dù gặp thầy, cô ở bất cứ nơi đâu, khu nội trú hay tại gia đình thì ngơn ngữ, thái độ, hành vi, cử chỉ trong giao tiếp, ứng xử của đa số học viên tương đối đúng mực. Cơ bản học viên Nhà
trường thể hiện sự kính trọng, có niềm tin vào lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp của thầy - cô giáo, giữa thầy và trị có sự thân thiện, cởi mở, bình đẳng, tơn trọng,
hiểu biết lẫn nhau vì mục tiêu, u cầu đào tạo, vì sự phát triển, hồn thiện nhân cách của học viên. Nhờ nét đẹp ứng xử đó, nhiều gia đình cán bộ, giảng viên coi học viên
51
như con em mình, họ giúp đỡ các em suốt quá trình học tập tại Trường cũng như
công tác tại đơn vị sau này.
Khi được hỏi về ưu điểm trong văn hóa ứng xử giữa học viên với giảng viên,
đồng chí Đ. V. C - học viên d4 cho biết: “Giảng viên là những người trực tiếp trang
bị kiến thức cho học viên .... Vì vậy, trong ứng xử, học viên luôn tôn trọng, giữ đúng chuẩn mực giữa thầy và trị. Xưng hơ, chào hỏi đúng điều lệnh. Trong học tập, học trị ln ln tơn trọng thầy, chú ý lắng nghe, ghi chép bài, thầy và trò trao đổi thẳng thắn để tìm ra những kiến thức, phương pháp phù hợp...” [PL 3, tr.147]. Cũng
câu hỏi như vậy, đồng chí N. X. Q - giảng viên khoa CTĐ, CTCT trả lời: “...Các đơn vị duy trì có nền nếp việc tặng hoa giảng viên trong buổi học đầu năm học mới, buổi học đầu xuân, nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Đa số học viên thân thiện, cởi mở, có niềm tin vào các thầy - cô giáo, ứng xử trung thực, thật thà trên tinh thần “tôn sư, trọng đạo” [PL 3, tr.154].
* Những hạn chế
Văn hóa ứng xử giữa học viên với cán bộ, giảng viên trong Trường Đại học
Chính trị những năm gần đây bộc lộ những hạn chế nhất định. Kết quả trưng cầy ý kiến
ở bảng 2.5 cho thấy, có 14,4% ý kiến của học viên, 16% của cán bộ quản lý và 20%
của giảng viên đánh giá văn hóa ứng xử giữa học viên với giảng viên đạt mức bình
thường và chưa tốt. Những hạn chế đó được biểu hiện trên một số vấn đề cơ bản sau: Vẫn còn hiện tượng học viên khi gặp giảng viên không chào, một số tỏ ý chưa thực sự tôn trọng giảng viên, nhất là đối với giảng viên trẻ, trợ giảng có quân hàm
thấp. Biểu hiện cụ thể là trong giờ học, hiện tượng học viên ngủ gật, nói chuyện, làm việc riêng, hay quay ngang, quay ngửa, nói leo, tư thế, tác phong chưa nghiêm túc.
Một số học viên bị ảnh hưởng coi trọng lợi ích cá nhân, thương mại hóa hoạt
động giáo dục đào tạo. Đã xuất hiện một số học viên ảnh hưởng của lối sống thực
dụng, cơ hội, nhận thức sai lệch về người thầy, coi trọng điểm thi hơn ân nghĩa thầy
trị, khi đang học thì tỏ thái độ tơn trọng, gần gũi, cởi mở, thân thiện nhưng, khi học xong hoặc khơng đạt mục đích cá nhân thì tỏ ra thờ ơ, lạnh nhạt với giảng viên. Thậm chí, có một số học viên cịn nói xấu thầy, cơ giáo với bạn bè, đồng chí, nhất là khi ăn,
52
uống, nhậu nhẹt ngoài các quán ăn, nhậu. Trong 2 năm học vừa qua, đã xuất hiện
nhiều trường hợp học viên sử dụng đơn thư nặc danh, dùng điện thoại gửi tin nhắn
cho lãnh đạo, chỉ huy Nhà trường để tố cáo, nói xấu thầy chấm bài chưa sát chất
lượng người học hoặc chấm thi không công bằng nhất là vào thời điểm “nhạy cảm”
cuối năm, cuối khóa học. Điều đó làm cho quan hệ Thầy - Trị phần nào phai nhạt. Khi được hỏi: “Có ý kiến cho rằng, quan hệ, ứng xử giữa học viên và giảng viên trong thời gian qua đang có khoảng cách”? Đồng chí N. X. Q - giảng viên khoa
CTĐ, CTCT cho biết: “Đúng. Quan hệ, ứng xử giữa học viên và giảng viên trong thời gian qua đang có khoảng cách nhất định; quan hệ giữa thầy và trò, rất thiêng liêng, song hiện nay là một vấn đề khá nhạy cảm. Nhiều học viên coi quan hệ thầy - trò rất mờ nhạt, khơng cịn tình cảm gắn bó, thân mật như xưa” [PL 3, tr.154].
2.1.2.3. Ứng xử giữa học viên với các lực lượng phục vụ * Những điểm mạnh
Lực lượng phục vụ cho nhiệm vụ giáo dục đào tạo ở Trường Đại học Chính trị