3.2. Những vấn đề đặt ra đối với văn hóa ứng xử của họcviên Trường Đại học
3.2.2. Một số cán bộ, giảng viên chưa gắn giữa dạy học với nêu gương thực
hành đạo đức, ứng xử
Đa số giảng viên Trường Đại học Chính trị được đào tạo tại các học viện,
trường đại học trong và ngoài quân đội. Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên ở Trường Đại học Chính trị đa dạng về nguồn bổ sung, khơng phải tất cả đều được đào tạo nghiệp vụ sư phạm, có sự luân chuyển thường xuyên do yêu cầu nhiệm vụ.
Vài năm trở lại đây, được sự quan tâm của QUTW, Bộ Quốc phòng cũng như
Đảng ủy, Ban Giám hiệu, đội ngũ giảng viên các khoa trong Trường đã có sự phát
triển vượt bậc, đầy đủ về số lượng, chất lượng ngày được nâng cao. Hiện nay, đa số
giảng viên các khoa trong Nhà trường có trình độ học vấn, chun mơn cao, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong chiến đấu cũng như trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, so với yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo và việc nâng cao chất
lượng đào tạo chính trị viên phát triển tồn diện trong đó có văn hóa ứng xử, đội ngũ giảng viên Trường Đại học Chính trị vẫn bộc lộ một số hạn chế, bất cập.
93
Do những quy định khắt khe trong việc bảo đảm nội dung bài giảng, nên việc giảng dạy của đa số giảng viên trong Trường, nhất là số giảng viên trẻ, trợ giảng chủ yếu vẫn chỉ là việc trang bị kiến thức thuần túy, nặng về lý thuyết, chưa gắn kết giữa việc giảng dạy kiến thức với truyền thụ kinh nghiệm và kỹ năng sống. Chưa gắn giữa
“dạy chữ”, “dạy nghề” và “dạy người” nhằm tạo nên sự phát triển toàn diện cả
về năng lực, trí tuệ, tình cảm, niềm tin, kỹ năng nghề nghiệp cũng như khả năng
ứng phó linh hoạt với các tình huống nảy sinh trong cuộc sống cho học viên.
Cùng với quá trình đào tạo, đội ngũ giảng viên cũng bộc lộ một số hạn chế về thực hành văn hóa ứng xử, chưa thực sự mẫu mực cho học viên noi theo kể cả trong thực hiện nhiệm vụ cũng như cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Vẫn còn một số giảng viên khi lên lớp chưa thực sự chú ý đến diện mạo, tư thế, tác phong mang mặc. Hiện tượng giảng viên thực hiện chưa nghiêm quy định về không hút thuốc trong phịng
học hay tắt chng điện thoại khi thực hành giảng bài trên lớp còn khá phổ biến. Đã xuất hiện nhiều hơn hiện tượng giảng viên sử dụng ngôn ngữ giao tiếp chưa chuẩn, hay văng tục hoặc sử dụng những từ đệm thiếu văn hóa. Một số giảng viên, nhất là
giảng viên trẻ, trợ giảng thích thể hiện mình trước mặt học viên, lời nói, thái độ trịch thượng, hành vi chưa thực sự chuẩn mực dẫn tới trạng thái tâm lý không tốt cho cán bộ quản lý cũng như học viên khi giao tiếp, ứng xử. Thậm chí vẫn cịn một vài hiện
tượng cá biệt chạy theo thành tích, đánh giá kết quả chưa thực sát chất lượng người
học. Năm 2013 vừa qua, đã có 02 giảng viên phải làm tường trình, kiểm điểm vì có
những biểu hiện thực hiện chưa nghiêm Quy chế giáo dục đào tạo khi chấm thi dẫn tới đánh giá chưa sát chất lượng người học. Điều này đã gây nên những dư luận
không tốt, hiểu sai lệch về người thầy, tạo nên những thái độ, hành vi ứng xử chưa đúng mực, thiếu thân thiện, cởi mở trong quan hệ thầy - trò.
Kết quả trưng cầu ý kiến của các đối tượng cho thấy, vẫn còn 14,8% học viên, 14% giảng viên và 16% cán bộ quản lý đánh giá, đội ngũ giảng viên chưa thực sự
gương mẫu trong thực hành văn hóa ứng xử. Có 85,6% ý kiến học viên khi được hỏi nhất trí với giải pháp mà tác giả đưa ra. Đó là, để xây dựng, hồn thiện văn hóa ứng
xử của học viên thì giảng viên phải thực sự gương mẫu trong thực hành đạo đức, văn hóa ứng xử cho học viên noi theo [PL 2, tr.135].
94