Yêu cầu về áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của Toà án nhân dân ở tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của tòa án nhân dân ở tỉnh bắc ninh (Trang 104 - 106)

các tội xâm phạm sở hữu của Toà án nhân dân ở tỉnh Bắc Ninh

Những yêu cầu đối với cơng tác tư pháp nói chung và hoạt động xét xử (trong đó có vụ án hình sự) nói riêng được đề ra trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị là "Phải đảm bảo cho mọi cơng dân đều bình

đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan". Nghị quyết số 49-NQ/TW

ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp cũng nhấn

mạnh nội dung trọng tâm trong hoạt động xét xử của Toà án phải: "Đổi mới tổ

chức phiên toà xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng đảm bảo tính cơng khai, dân chủ, nghiêm minh nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử”,

coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp.

ADPL trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu - đây là nhóm tội chiếm tỷ lệ cao trong thụ lý và xét xử hàng năm của ngành Tồ án nhân dân nói chung và ngành Tồ án nhân dân tỉnh Bắc Ninh nói riêng và có chiều hướng tăng mạnh hàng năm. Đồng thời đây cũng là nhóm tội gây mất trật tự trị an xã hội, gây hoang mang lo lắng trong quần chúng nhân dân. Nhận thức sâu sắc vấn đề này, ngành Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã đề ra những yêu cầu cụ thể, đó là:

Một là: Việc ADPL, trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của

Toà án nhân dân ở tỉnh Bắc Ninh phải đảm bảo sự công bằng dân chủ, thực hiện đúng chính sách nhân đạo của Nhà nước trong xét xử người phạm tội, đạt được mục tiêu giáo dục, cảm hố và ngăn ngừa tội phạm. Thực hiện sự cơng bằng, dân chủ trong hoạt động xét xử, Toà án hai cấp trong tỉnh phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật TTHS đối với người phạm tội trước khi đi tới một quyết định ADPL xác định TNHS đối với họ.

Hai là: Chủ thể ADPL là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân của Toà án hai

cấp trong tỉnh Bắc Ninh phải có những hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực quản lý kinh tế, quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng, tài chính, ngân hàng. Đồng thời, địi hỏi Thẩm phán phải có kinh nghiệm và vốn sống phong phú, có sự nhạy bén, linh hoạt trong việc nắm bắt và xử lý các tình huống phát sinh. Đặc biệt, phải có tư duy và khả năng suy luận, tranh luận tốt với những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Việc bảo đảm yêu cầu trên phải được cụ thể hoá bằng những quy định và cơ chế thực hiện từ việc đào tạo, bố trí lực lượng Thẩm phán, Hội thẩm làm cơng tác xét xử đến việc tổ chức mơ hình có tính chun mơn hoá cao trong ADPL với đối tượng phạm tội về xâm phạm sở hữu.

Ba là: Quyết định (bản án) sơ thẩm ADPL của Toà án hai cấp ở tỉnh Bắc

Ninh đối với người phạm tội về xâm phạm sở hữu phải đúng đắn, chính xác có tính giáo dục, thuyết phục cao không làm oan người vô tội, không xử sai phải huỷ án hoặc phải sửa án. Đây là yêu cầu hết sức cụ thể và khó thực hiện, nhưng là yêu cầu rất cần thiết đang đặt ra đối với chủ thể ADPL. Đảm bảo yêu cầu này sẽ lấy được lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Bốn là: ADPL trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của Toà án

hai cấp ở tỉnh Bắc Ninh phải được đổi mới, cùng với yêu cầu chung về đổi mới công tác tư pháp. Yêu cầu chung về đổi mới hoạt động xét xử và ADPL đối với người phạm tội về các tội xâm phạm sở hữu hướng tới đảm bảo bốn yêu cầu nêu trên, đồng thời phải bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất với các khâu, các giai đoạn tố tụng trước đó là điều tra, truy tố. Nhưng đổi mới tổ chức phiên tồ xét xử và hoạt động xét xử có ý nghĩa quan trọng, là khâu đột phá của hoạt động tư pháp.

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của tòa án nhân dân ở tỉnh bắc ninh (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w