Các giai đoạn áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của Tòa án nhân dân

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của tòa án nhân dân ở tỉnh bắc ninh (Trang 34 - 42)

ADPL trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự nói chung và trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu nói riêng của TAND là một q trình phức tạp, gồm nhiều giai đoạn khác nhau, kế tiếp nhau, giai đoạn trước là cơ sở, tiền đề cho giai đoạn sau. Do vậy, để ADPL trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự nói chung và trong hoạt động xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu nói riêng của TAND được chính xác và đạt hiệu quả cao cần tiến hành theo những giai đoạn sau:

Giai đoạn một: Phân tích đánh giá các tình tiết, tài liệu, chứng cứ có

liên quan đến vụ án. Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình ADPL trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của Toà án nhân dân (TAND). Giai đoạn này yêu cầu chủ thể ADPL phải nghiên cứu một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ các tình tiết của vụ án; tuân thủ tất cả các quy định mang tính thủ tục gắn với mỗi vụ án cụ thể để xem sự việc xảy ra có phải là tội phạm hay khơng? Nếu đúng thì Tồ án nào có thẩm quyền giải quyết, nếu là Tồ án mình thì tiếp tục nghiên cứu hồ sơ vụ án. Cùng với việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, người ADPL đồng thời tiến hành việc phân tích, đánh giá, đối chiếu các chứng cứ, tài liệu đã có trong hồ sơ nhằm làm sáng tỏ các luận cứ buộc tội của Viện kiểm sát và các chứng cứ, lý lẽ gỡ tội cho bị can, bị cáo ngay cả trong trường hợp bị can nhận tội.

Các tội về xâm phạm về sở hữu thường được điều tra, truy tố theo hình thức truy xét (tức là ngồi hành vi bắt quả tang thì cịn có nhiều hành vi khác thơng qua lời nhận tội của người bị bắt và lời khai người làm chứng, người bị hại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan). Vì vậy, khi nghiên cứu loại án này phải nghiên cứu kỹ về thời gian; địa điểm; số lượng của các hành vi phạm tội của tổng hợp các lời khai có tại hồ sơ. Thẩm phán cần tổng hợp một cách có logic đối với từng hành vi phạm tội và chứng cứ có tại hồ sơ, nhằm chứng minh có căn cứ đối với hành vi phạm tội của bị cáo mới đảm bảo cơ sở xác định hành vi của bị cáo, đặc biệt đối với những vụ án bị cáo khơng nhận tội.

Do đó khi nghiên cứu phải có tính tổng hợp cao mới tìm ra được tính logic của các chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị cáo.

Khi nghiên cứu hồ sơ, Thẩm phán cần ghi chép tóm tắt những vấn đề sau để phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch xét hỏi, dự thảo bản án và sử dụng đấu tranh với bị cáo trong quá trình xét hỏi tại phiên toà:

- Nội dung các chứng cứ, tài liệu cần thiết để xác định bị cáo phạm tội (tội bị Viện kiểm sát truy tố hay tội khác) hoặc xác định bị cáo khơng có tội, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự (đặc biệt là các chứng cứ về tiền án để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm);

- Các chứng cứ, tài liệu, các tình tiết về vụ án có nội dung mâu thuẫn với nhau mà cơ quan điều tra chưa làm rõ được cần chú ý tập trung làm sáng tỏ trong q trình xét hỏi tại phiên tồ;

- Những chứng cứ, tài liệu mà bị cáo căn cứ vào hoặc đưa ra để không phạm tội; những chứng cứ, tài liệu bác bỏ sự chối tội của bị cáo;

- Thành phần tham gia tố tụng (bị cáo, người làm chứng, giám định viên...) cần triệu tập đến phiên toà;

- Đối với các bị cáo phạm các tội xâm phạm sở hữu quy định từ Điều 133 đến Điều 145 BLHS ngồi hình phạt chính, Tồ án cịn có thể áp dụng hình phạt bổ sung được quy định đối với hầu hết các tội xâm phạm sở hữu trừ tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 141). Hình phạt bổ sung bao gồm các hình phạt: Phạt tiền, tịch thu tài sản, quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm một công việc nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, khi nghiên cứu hồ sơ Thẩm phán cần chú ý xem xét Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát đã tiến hành kê biên hoặc tạm giữ tài sản của bị cáo hay chưa? Nếu các cơ quan này chưa thực hiện và xét thấy điều đó là cần thiết thì Thẩm phán phải báo cáo Chánh án ra Quyết định kê biên hay tạm giữ tài sản để bảo đảm cho việc thi hành án sau này.

Khi nghiên cứu hồ sơ loại án này cần chú ý một vấn đề là trong nhiều trường hợp các chứng cứ trong hồ sơ thường chỉ có báo cáo, lời khai của những

người có trách nhiệm theo dõi và bắt giữ người phạm tội ở một phía và lời khai của bị can ở phía khác. Trong một số trường hợp, khi bị bắt giữ, người phạm tội đã kịp thời tẩu tán hoặc vứt bỏ tang vật khỏi thân thể hoặc chỗ ở của mình nên việc chứng minh hành vi phạm tội gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, trong trường hợp đó, đặc biệt là khi bị can ngoan cố không nhận tội ở giai đoạn điều tra, Thẩm phán cần chú ý nghiên cứu đầy đủ và tỉ mỉ tồn bộ hồ sơ, kiểm tra tính hợp pháp, tính khách quan, tính liên quan của các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được để tránh kết tội oan người vô tội, đồng thời không bỏ lọt kẻ phạm tội.

Khi nghiên cứu hồ sơ, Thẩm phán cần căn cứ vào biên bản định giá của Hội đồng định giá tài sản, kết luận giám định để xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt, hoặc giá trị tài sản bị thiệt hại để xác định đúng khung hình phạt cần áp dụng đối với bị can và từ đó xác định thẩm quyền xét xử đối với vụ án. Nếu vụ án khơng thuộc thẩm quyền xét xử của mình thì chuyển lên Tồ án cấp trên để xét xử theo thẩm quyền.

Có thể nói rằng, việc nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng cho việc xét xử. Nghiên cứu hồ sơ kỹ, nắm vững các tình tiết, diễn biến của một vụ án, hiểu được nội dung vụ việc sẽ giúp cho người Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét hỏi đúng trọng tâm vụ án và giải quyết những vấn đề đặt ra của vụ án một cách triệt để, đúng pháp luật, có lý, có tình. Mặt khác, người ADPL cịn có được sự tự tin và chủ động hơn khi tiến hành thẩm tra lại các chứng cứ, tài liệu tại phiên tồ cơng khai.

Giai đoạn hai: Tìm, lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp với các vấn đề

cần phải giải quyết của vụ án. Giai đoạn này địi hỏi chủ thể ADPL phải đối chiếu các tình tiết của sự việc xảy ra với quy phạm pháp luật, xem có hay khơng có quy phạm pháp luật điều chỉnh? Nếu có thì quy phạm pháp luật ấy cịn hiệu lực khơng? Các quy phạm pháp luật giải thích như thế nào? Tìm, lựa chọn sai quy phạm pháp luật tất yếu dẫn đến hậu quả sai lầm của việc ADPL trong xét xử. Trong xét xử án hình sự nói chung của TAND, việc tìm và lựa chọn quy phạm pháp luật để áp dụng là một thao tác bắt buộc và có ý nghĩa to lớn trong

việc bảo đảm tính đúng đắn và hợp pháp của bản án và quyết định khi ban hành. Khi ADPL, Toà án sẽ đối chiếu giữa các yếu tố của một cấu thành tội phạm với hành vi thực tế của bị cáo đã gây ra để xác định bị cáo có phạm tội hay khơng. Việc làm này của Toà án là bước định tội danh. Định tội danh cần đáp ứng những yêu cầu sau:

- Xác định chính xác, đầy đủ và khách quan các tình tiết cụ thể của hành vi vi phạm tội thực tế và hậu quả do hành vi đó gây ra cho quan hệ xã hội được BLHS quy định và bảo vệ, thông qua hoạt động chứng minh và việc tổ chức thực hiện các biện pháp tố tụng quy định trong BLTTHS.

- Nhận thức đúng đắn về cấu thành tội phạm tương ứng và các quy định có nguyên tắc đối với người phạm tội được quy định trong BLHS. Để thực hiện yêu cầu này, chủ thể định tội danh cần có kiến thức pháp lý vững vàng, kinh nghiệm thực tiễn phong phú và cịn phải có sự hiểu biết những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

Xác định được sự phù hợp giữa hành vi cụ thể được thể hiện với những mô tả trong cấu thành tội phạm tương ứng quy định trong BLHS.

Q trình định tội danh, được Tồ án tiến hành kể từ khi thụ lý hồ sơ thông qua hoạt động nghiên cứu hồ sơ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm và hoạt động xét xử của HĐXX tại phiên toà. Toà án hay HĐXX căn cứ vào các chứng cứ thu thập trong quá trình điều tra và việc điều tra của HĐXX tại phiên tồ cơng khai để đi đến xác định bị cáo có phạm tội hay khơng, phạm vào tội gì, vi phạm vào điều khoản nào của BLHS. Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định ra sao? Hình phạt có những loại loại nào cần áp dụng? Mức hình phạt dự định sẽ như thế nào là phù hợp?... Đó là những câu hỏi mà người ADPL khơng thể khơng trả lời khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự, tìm và lựa chọn quy phạm pháp luật tương ứng để xem xét bản Cáo trạng truy tố của Viện kiểm sát có căn cứ hay khơng và phương hướng xét hỏi, tranh luận tại phiên tồ sẽ như thế nào?

Có thể nói rằng, việc tìm và lựa chọn quy phạm pháp luật chính xác, đúng đắn để áp dụng khi xét xử nói chung và xét xử các tội xâm phạm sở hữu nói riêng là một thao tác nghiệp vụ quan trọng của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. Khơng tìm ra quy phạm pháp luật hiện hành phù hợp, không hiểu đúng nội dung của quy phạm pháp luật tất yếu sẽ dẫn đến việc ban hành bản án, quyết định sai lầm và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Do vậy, việc tìm và lựa chọn quy phạm pháp luật tương ứng với hành vi, sự kiện mà hồ sơ vụ án phản ánh phải trở thành kỹ năng nghề nghiệp của người ADPL. Chính những tri thức pháp lý cần thiết, cùng với kỹ năng nghề nghiệp và sự nhanh nhạy của người Thẩm phán sẽ mách bảo quy phạm pháp luật nào là quy phạm pháp luật cần xem xét, nghiên cứu để áp dụng. Người nào có tri thức pháp lý cao, kỹ năng nghề nghiệp giỏi thì việc tìm và lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp để áp dụng vào giải quyết vụ án hình sự càng nhanh nhạy và chính xác.

Giai đoạn ba: Ban hành văn bản (Bản án, quyết định) ADPL. Đây là

giai đoạn quan trọng nhất của quá trình ADPL trong hoạt động xét xử của TAND. Bản án hoặc quyết định của HĐXX được ban hành sau khi đã điều tra, xác minh, xem xét, đối chiếu các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ và qua thẩm tra, tranh luận cơng khai tại phiên tồ có giá trị phán xét một hành vi của người nào đó là có tội hay khơng có tội, phân xử những vấn đề liên quan đến vụ án theo quy định của pháp luật. Do đó, pháp luật ln địi hỏi người có thẩm quyền ban hành bản án hoặc quyết định của Toà án qua xét xử phải tuân thủ nghiêm ngặt các bước, các thủ tục theo đúng quy định của pháp luật. Bản án của Hội đồng xét xử khi tuyên ra chính là kết quả của q trình xét hỏi tại tịa, đặc biệt là q trình nghị án.

Nghị án là một giai đoạn nối tiếp sau của việc tranh luận và luôn được thực hiện khơng cơng khai. Nói cách khác, nghị án là hình thức họp kín của HĐXX để giải quyết vụ án theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số. Nguyên tắc “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật“ được thực hiện xuyên suốt trong cả quá trình xét xử, nhưng được thể hiện rõ

nét nhất chính là trong giai đoạn này. Việc đánh giá xem có đủ chứng cứ để kết tội bị cáo hay không trong các tội xâm phạm sở hữu là vấn đề rất quan trọng đồng thời cũng rất khó khăn đối với HĐXX khi nghị án. Khi thảo luận và quyết định các vấn đề cụ thể về vụ án, các thành viên của HĐXX phải cân nhắc, xem xét thận trọng và toàn diện cả các chứng cứ buộc tội và các chứng cứ gỡ tội có trong hồ sơ và kiểm tra cơng khai tại phiên tồ; việc xem xét, đánh giá chấp nhận hay bác bỏ ý kiến của các bên qua tranh luận; việc tìm và lựa chọn quy phạm pháp luật được áp dụng được thực hiện lần cuối cùng tại phòng nghị án, để ra bản án hoặc quyết định chính xác, khách quan, đúng pháp luật.

Căn cứ vào biên bản nghị án, người Thẩm phán chủ tọa phiên toà, phải có kỹ năng thể hiện nội dung bản án sao cho khách quan, nghiêm minh, đúng pháp luật, nhưng có lý, có tình, có tính thuyết phục lịng người, có khả năng thực hiện được trong thực tế. Ngoài các nội dung bắt buộc phải có của một bản án hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, thì bản án xét xử về tội xâm phạm sở hữu cần bảo đảm các yêu cầu sau:

- Trong phần nhận định của bản án cần lập luận chặt chẽ và phân tích sâu sắc, có sức thuyết phục để làm sáng tỏ hành vi phạm tội của các bị cáo, vai trị, vị trí, tính chất và mức độ phạm tội của từng bị cáo; viện dẫn cụ thể các chứng cứ đã thu thập cùng các chứng cứ đã được xác minh, làm rõ tại phiên toà để chứng minh cho kết luận của HĐXX về hành vi phạm tội của bị cáo; bác bỏ những ý kiến, quan điểm về vụ án mà các bên trình bày ở giai đoạn tranh luận mà HĐXX thấy khơng có căn cứ;

- Đối với các vụ án mà bị cáo không nhận tội, trong bản án cần viện dẫn cụ thể những chứng cứ, tài liệu khác và lời khai của những người làm chứng mà HĐXX căn cứ vào đó để bác bỏ sự chối tội của bị cáo và kết tội họ. Thông qua bản án được tuyên đọc tại phiên toà để giáo dục cho các bị cáo nhận thức được tội lỗi của mình mà tích cực cải tạo trở thành người có ích cho xã hội, đồng thời giáo dục và phòng ngừa tội phạm chung đối với những

người khác; củng cố lòng tin của nhân dân vào pháp luật, góp phần vào cơng cuộc đấu tranh phịng và chống tội phạm nói chung và tội phạm xâm phạm sở hữu nói riêng hiện nay ở nước ta.

Cùng với việc ra bản án, Tồ án có thể ra quyết định u cầu cơ quan, tổ chức có liên quan áp dụng các biện pháp nhằm khắc phục nguyên nhân, điều kiện phạm tội. Đồng thời có thể kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với những người có vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Giai đoạn bốn: Tổ chức thi hành bản án, quyết định của Toà án. Đây là

giai đoạn cuối cùng của quá trình ADPL trong xét xử của Toà án nhân dân. Về nguyên tắc, khi bản án, quyết định của Tồ án đã có hiệu lực pháp luật thì chúng có tính bắt buộc thực hiện đối với các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân có liên quan. Theo quy định của BLTTHS, các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành bản án của Tồ án là: Cơ quan Cơng an; Chính

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của tòa án nhân dân ở tỉnh bắc ninh (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w