Những hạn chế về áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của Tòa án nhân dân ở tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của tòa án nhân dân ở tỉnh bắc ninh (Trang 75 - 91)

tội xâm phạm sở hữu của Tòa án nhân dân ở tỉnh Bắc Ninh

Bên cạnh những ưu điểm, việc ADPL trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của TAND ở tỉnh Bắc Ninh vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc phân tích những hạn chế và đánh giá đúng nguyên nhân là cần thiết, có ý nghĩa để có thể đề ra giải pháp đúng đắn nâng cao chất lượng hiệu quả ADPL trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của TAND ở tỉnh Bắc Ninh. Những hạn chế đó thể hiện ở một số mặt sau:

Thứ nhất: Về ADPL hình thức:

- Một số Thẩm phán, được giao thụ lý xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu thực hiện chưa đúng, chưa đầy đủ các thủ tục tố tụng cần thiết. Như việc giao quyết định đưa vụ án ra xét xử cịn chậm, khơng đảm bảo thời hạn ảnh

hưởng tới quyền bào chữa, quyền đề nghị thay đổi những người tiến hành tố tụng của bị cáo, người bị hại.

- Có một số vụ án mà Thẩm phán và Thư ký, chưa chú trọng đến công tác kiểm tra việc giao nhận hồ sơ vụ án dẫn đến vi phạm về thủ tục tống đạt cáo trạng cho bị cáo.

- Việc thực hiện quy định đảm bảo quyền bào chữa cho bị can, bị cáo chưa đúng.

Trong vụ án có bị cáo bị truy tố ở khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình, Tồ án chưa chủ động mời luật sư cho bị cáo, hoặc bị can, bị cáo khi được phổ biến quyền và nghĩa vụ, hoặc là người đại diện hợp pháp có ý kiến khơng mời người bào chữa. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án đã lập biên bản về việc này và coi đó là sự từ chối người bào chữa đồng thời khơng có văn bản "u cầu Đồn luật sư phân cơng văn phịng luật sự cử người bào chữa cho họ hoặc cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình" (khoản 2, Điều 57 BLTTHS năm 2003);

Hoặc có trường hợp trong vụ án có bị can, bị cáo là người chưa thành niên khơng mời người bào chữa. Người tiến hành tố tụng gợi ý để đại diện hợp pháp của họ nhận bào chữa, thủ tục này vẫn được Toà án chấp nhận và đưa vụ án ra xét xử.

Thứ hai: Về áp dụng luật nội dung.

- Việc đánh giá chứng cứ để chứng minh tội phạm chưa đầy đủ.

Việc đánh giá chứng cứ để chứng minh tội phạm không đầy đủ, là sai lầm nghiêm trọng. Mặc dù mức hình phạt có thể đã tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi phạm tội do bị cáo thực hiện, nhưng việc kết án sai chưa đúng tội danh hoặc định tội danh không đầy đủ sẽ liên quan đến nhiều hậu quả pháp lý khác mà bị cáo phải gánh chịu, có thể dẫn tới việc xét xử oan người vơ tội.

Ví dụ 1: Bản án số 59/HSST ngày 20/05/2010 của TAND thị xã Từ Sơn đã căn cứ điểm a khoản 3 Điều 139, Điều 33 Bộ luật hình sự xử phạt Dương Văn

Phùng 08 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và buộc Phùng phải hồn trả Cơng ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Hà Trang số tiền 339.000.000đ.

Nội dung vụ án: Dương Văn Phùng và ơng Nguyễn Văn Hát có quan hệ quen biết từ trước, vào khoảng cuối tháng 7 đầu tháng 8 năm 2006, Phùng có mua của ơng Hát lô gỗ Lim với giá 11.500.000đ/m3 thành tiền là 409.000.000đ. Sau đó Phùng bán trao tay lơ gỗ này cho ông Nguyễn An Năm ở Đan Phượng, Hà Tây với giá 10.500.000đ/m3, thành tiền 370.000.000đ. Ngày 03/8/2006 ông Năm đã nhận gỗ tại Công ty Hà Trang và trả đủ tiền cho Phùng, nhưng Phùng mới thanh tốn cho ơng Hát 220.000.000đ, còn nợ 189.000.000đ, Phùng đã viết giấy nhận nợ với ông Hát.

Tại cơ quan điều tra ơng Hát khai khi đến địi tiền gỗ lim được Phùng giới thiệu và hai bên đã thoả thuận mua bán một lô gỗ sưa với giá 127.000.000đ/1tấn do Chi cục kiểm lâm Điện Biên phát mại, Phùng có đưa cho ơng Hát mẫu gỗ và lý lịch gỗ sưa.

Về nguồn gốc gỗ này như sau: Ngày 09/7/2006 anh Lưu Xuân Thuỷ, cán bộ Chi cục thuế huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên trúng thầu mua lô gỗ đinh hương của Chi cục kiểm lâm tỉnh Điện Biên phát mại với giá là 23.000.000đ, ông Vũ Văn Huấn ở Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh có lên xem để mua nhưng do anh Thuỷ địi giá 35.000.000đ nên ơng Huấn chê đắt không mua và giới thiệu cho Dương Văn Phùng, Phùng cũng lên xem gỗ nhưng cũng không mua. Ngày 10/8/2006 Phùng quay lại Điện Biên mua của anh Lưu Xuân Thuỷ lô gỗ đinh hương gồm 135 thanh hộp bằng 5,208m3 với giá 35.000.000đ và vận chuyển về Hải Dương bán cho Công ty TNHH Hà Trang với giá 127.000.000đ/tấn. Sáng ngày 14/8/2006 Phùng giao gỗ cho Công ty Hà Trang. Chị Huyền, nhân viên Công ty là người trực tiếp nhận 133 thanh gỗ hộp cân được 6.375kg, q trình giao nhận có loại ra một thanh gỗ nghiến. Chiều ngày 15/8/2006 ông Hát đến nhà Phùng trả tiền và lấy hồ sơ gỗ, nhưng do Phùng khơng có nhà nên ơng đã

giao cho anh Lê Văn Đông và chị Dương Thị Kim là (em rể và chị gái Phùng) 150.000.000đ và tờ giấy biên nhận Phùng nợ ông Hát 189.000.000đ. Ông Hát đã viết giấy biên nhận bán gỗ nội dung là: tôi là Dương Văn Phùng, Đồng Kỵ, Đồng Quang, Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh có bán cho Cơng ty TNHH Hà Trang lô hàng thủ tục gỗ đinh hương 133 thanh hộp do hội đồng đấu giá tỉnh Điện Biên bán phát mại (ngày 14/8/2006 số 01 KLPC khối lượng hàng 6375kg với giá là 127.000.000đ/1000kg. Công ty TNHH Hà Trang thành phố Hải Dương đã trả trước cho anh Phùng số tiền 339.000.000đ, tổng 809.000.000đ - 339.000.000đ cịn lại là 470.000.000đ. Sau khi bán hàng xong Cơng ty TNHH Hà Trang thanh toán hết số tiền trên. Bên bán anh Phùng phải viết hố đơn cho Cơng ty TNHH Hà Trang (nếu không bán được anh Phùng nhận lại số hàng trên). Sau khi nhận tiền và giấy biên nhận nợ, biên nhận bán gỗ, anh Đông và chị Kim giao cho ông Hát hồ sơ gốc lô gỗ đinh hương, ơng Hát đã ký nhận và đóng dấu cơng ty vào giấy biên nhận bán gỗ.

Trước khi nhận gỗ của Phùng vào ngày 14/8/2006, ngày 09/8/2006 ơng Hát có ký hợp đồng bán lô gỗ sưa cho anh Nguyễn Văn Đại với giá 170.000.000đ/1 tấn, anh Đại đã đặt cọc 20.000.000đ. Ngày 15/8/2006 anh Đại đến nhận hàng và yêu cầu phải có hồ sơ gốc của lô gỗ, khi ông Hát lấy được hồ sơ gỗ điện thơng báo cho anh Đại thì anh Đại khơng thực hiện hợp đồng với lý do giấy tờ lô gỗ là đinh hương và bỏ ln tiền đặt cọc. Ơng Hát nghi ngờ về kiểm tra lơ gỗ thì thấy khơng phải là gỗ sưa nên nhiều lần điện thoại và tìm Phùng nhưng khơng được, nên làm đơn tố cáo Phùng có hành vi lừa đảo đến cơ quan Cơng an.

Tại cơ quan điều tra Phùng không thừa nhận hành vi lừa bán gỗ đinh hương thành gỗ sưa cho Cơng ty TNHH Hà Trang, Phùng khẳng định có ký hợp đồng mua bán gỗ đinh hương với Công ty Hà Trang vào ngày 09/8/2006 nhưng do nhầm lẫn viết thành 07/8/2006, nội dung hợp đồng là sự thuận mua vừa bán,

khơng có sự gian dối, hai bên giao nhận gỗ vào ngày 14/8/2006, ngày 15/8/2006 ông Hát đã trả một phần tiền và nhận hồ sơ lô gỗ đinh hương.

Kết quả điều tra xác định lô gỗ hai bên giao nhận ngày 14/8/2006 là gỗ đinh hương, ngày 07/8/2006 Phùng không ở Hải Dương để ký hợp đồng với ơng Hát, mẫu gỗ có xác nhận của ơng Hát là gỗ Chặc Khế, giá thành hai bên thoả thuận cao hơn gấp nhiều chục lần so với giá gỗ đinh hương và tương đương với giá gỗ sưa. Đại là người do Phùng chỉ đạo đến hợp đồng mua gỗ sưa của Công ty Hà Trang.

Sau khi xét xử sơ thẩm, đến ngày 31/8/2010 bị cáo Dương Văn Phùng làm đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm và cho rằng bị cáo không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo bị oan.

Bản án phúc thẩm số 65/2010/HSPT ngày 17/11/2010 của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã nhận định: bản hợp đồng kinh tế mua bán gỗ đinh hương ký kết giữa Phùng và Công ty TNHH Hà Trang ngày 07/8/2010 đã ghi rõ sự thoả thuận của các bên về đối tượng, giá cả, quy cách, phẩm chất, phương thức, cam kết thực hiện cũng như việc giải quyết tranh chấp hợp đồng nếu xảy ra, hợp đồng khơng vi phạm điều cấm của pháp luật...việc Tồ án cấp sơ thẩm chỉ căn cứ vào lời khai của ơng Hát để khẳng định khơng có hợp đồng kinh tế mua gỗ đinh hương là phiến diện, mang tính suy diễn.

Bản lý lịch gỗ sưa và mẫu gỗ sưa (được coi là giả), theo ông Hát khai Phùng đưa cho một bản lý lịch gỗ sưa gồm 3 trang phơtơ khơng có dấu và một mẫu gỗ sưa. Bản lý lịch gỗ sưa này ơng Hát đã phơ tơ, ký, đóng dấu vào trang thứ 3 và giao cho Đại khi ký hợp đồng. Việc Phùng giao bản lý lịch gỗ sưa cho ơng Hát khơng có căn cứ nào chứng minh, Phùng khơng thừa nhận có nhận bản lý lịch gỗ sưa từ Đại, Đại cũng khơng có cơ sở nào chứng minh đã giao cho Phùng. Mặt khác bản lý lịch gỗ sưa ơng Hát ký và đóng dấu hiện nay cơ quan điều tra cũng chưa thu hồi được, còn bản lý lịch gỗ sưa gồm 3 trang phù hợp với lý lịch lô gỗ đinh hương do ơng Hát xuất trình cho cơ quan điều tra thì khơng có

chữ ký và con dấu. Vì vậy căn cứ để kết luận Phùng đưa cho ông Hát bản lý lịch gỗ sưa trước khi ông Hát ký hợp đồng với anh Đại chưa có cơ sở chắc chắn.

Đối với mẫu gỗ sưa: cấp sơ thẩm quy kết Phùng đưa mẫu gỗ sưa giả cho ông Hát, do tin tưởng Phùng nên ông Hát đã nhầm là thật. Nhưng xét thấy với một người hành nghề kinh doanh về lĩnh vực lâm sản khoảng 10 năm như ông Hát khai đã từng bn bán nhiều loại gỗ trong đó có cả gỗ đinh hương, khi thoả thuận mua lô gỗ trị giá gần 1 tỷ đồng, sau đó ơng Hát, ơng Thăng lại lên Điện Biên xem gỗ và mang 01 thanh hộp gỗ về trước làm mẫu rồi tiếp sau đó nhận tồn bộ lơ gỗ nhập kho liệu có thể dễ dàng tin tưởng và bị lừa như vậy? Mặt khác việc thu hồi vật chứng là 02 miếng gỗ còn lại được xẻ ra từ một mẫu gỗ Phùng đưa cho ông Hát (trong đó có một miếng có chữ ký của anh Đại), một thanh hộp gỗ theo ông Hát, ông Thăng khai mang về làm mẫu là rất cần thiết cho việc chứng minh tội phạm, nhưng cơ quan điều tra chưa làm được. Việc ơng Hát trình bày là chưa tìm thấy là thể hiện sự thiếu hợp tác với cơ quan điều tra, hoặc ơng Hát khơng xuất trình do có thể gây bất lợi cho ông. Việc này cần thiết phải tiến hành điều tra thu thập tiếp.

Lô gỗ 133 thanh gỗ hộp đinh hương, vật chứng đang được quản lý tại kho tang vật. Cơ quan tiến hành tố tụng sơ thẩm cũng có những đánh giá, nhận xét khác nhau...

Biên bản định giá tài sản cũng có nhiều mâu thuẫn: gỗ đinh hương được định giá 4.500.000đ/m3 gỗ chặc khế 4.800.000đ/m3, gỗ sưa 210.000.000/m3, như vậy gỗ chặc khế ở nhóm thấp hơn gỗ đinh hương nhưng lại có giá cao hơn, gỗ sưa là loại thực vật rừng quý hiếm nhà nước cấm khai thác, sử dụng vào mục đích thương mại tức là không được phép mua bán, trao đổi trên thị trường thì căn cứ vào cơ sở nào để hội đồng định giá tài sản xác định giá. Do vậy giá trị pháp lý của văn bản này cần phải được xem xét lại.

Từ phân tích trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy nếu chỉ căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ đã có trong hồ sơ vụ án thì chưa đủ căn cứ để kết luận bị cáo

Dương Văn Phùng phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” như bản án sơ thẩm đã xét xử. Do vậy Hội đồng xét xử phúc thẩm đã quyết định huỷ toàn bộ bản án sơ thẩm số 59/HSST ngày 20/5/2010 của Toà án nhân dân thị xã Từ Sơn. Chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nhân dân thị xã Từ Sơn điều tra lại theo thủ tục chung. Vụ án này sau đó được Cơng an thị xã Từ Sơn ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án.

- Áp dụng pháp luật không đúng điều khoản của BLHS.

Việc áp dụng điều khoản nào của BLHS phải căn cứ vào các tình tiết là yếu tố định khung hình phạt. Nếu xác định chính xác các tình tiết là yếu tố định khung hình phạt thì áp dụng điều khoản của BLHS đúng và ngược lại. BLHS quy định có rất nhiều tình tiết là yếu tố định khung hình phạt, nhưng khi nghiên cứu hồ sơ có Thẩm phán khơng nghiên cứu kỹ nên đã xác định sai, dẫn đến việc khơng xác định đúng điều khoản.

Ví dụ: Bản án số 72/2008/HSST ngày 19/8/2008 của TAND huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đã áp dụng điểm c khoản 2 Điều 138, điểm p khoản 1 Điều 46, Điều 33 Bộ luật hình sự xử phạt Trần Đình Tồn 30 tháng tù về tội trộm cắp tài sản.

Nội dung vụ án: khoảng 15h ngày 03/6/2008 Trần Đình Tồn, sinh năm 1974, trú tại ngõ 2 phường Trần Phú, huyện Từ Sơn đi bộ một mình vào chợ Từ Sơn, mục đích xem ai có tài sản sơ hở thì trộm cắp, khi Tồn đến khu vực bán hàng tạp hố thì phát hiện thấy chị Nguyễn Thị Hường, sinh năm 1981 trú tại xóm Tự, xã Tam Sơn, huyện Từ Sơn đang đứng mua hàng lưng quay ra phía đường bên phải cánh yếm xe mơ tơ có treo một túi xách và một ví da màu nâu hiệu VERSACE đã qua sử dụng, bên trong ví da có số tiền 147.000đ, một giấy chứng minh thư nhân dân, một đăng ký xe môtô BKS 99H7-7070, một bằng lái xe mô tô hạng A1, một thẻ hội viên hội nông dân mang tên Nguyễn Tiến Chiến (là chồng chị Hường), Toàn trộm cắp chiếc túi xách cho vào người rồi ra dãy hàng ăn ngồi uống nước, tại đây Toàn đã lấy tiền, ví rồi vứt túi xách đi. Sau đó Tồn ăn tiêu hết số tiền 147.000đ và Tồn bị lực lượng Cơng an bắt giữ cùng tang vật.

Về nhân thân bị cáo Tồn: đã có 03 tiền án cùng về tội trộm cắp tài sản đó là: Bản án số 03/HSST ngày 28/02/2000 của TAND huyện Từ Sơn xử phạt 20 tháng tù về tội trộm cắp tài sản.

Bản án số 26/HSST ngày 19/6/2002 của TAND huyện Từ Sơn xử phạt 20 tháng tù về tội trộm cắp tài sản.

Bản án số 54/HSST ngày 23/9/2004 của TAND huyện Từ Sơn xử phạt 36 tháng tù về tội trộm cắp tài sản, cải tạo xong về địa phương ngày 07/02/2002.

Ngày 03/6/2008 Toàn trộm cắp tài sản trị giá 147.000đ, mặc dù trị giá tài sản mà bị cáo trộm cắp chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự (tài sản trị giá dưới 500.000đ) nhưng do trước đó bị cáo đã có 03 tiền án về cùng loại tội nên bị cáo vẫn bị truy tố và xét xử về tội trộm cắp tài sản. Trong lần xét xử ngày 19/8/2008 đáng ra những tiền án của bị cáo đó được xem xét là yếu tố định tội rồi thì khơng được xem xét là yếu tố định khung hình phạt nữa, nhưng TAND huyện Từ Sơn vẫn xét xử bị cáo Tồn theo điểm c (tình tiết định khung tái phạm nguy hiểm) khoản 2 Điều 138 Bộ luật hình sự và phạt bị cáo Tồn 30 tháng tù

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của tòa án nhân dân ở tỉnh bắc ninh (Trang 75 - 91)

w