Kiện toàn cơ cấu tổ chức, nâng cao trình độ năng lực, phẩm chất đội ngũ Thẩm phán và cán bộ cơng chức có chức năng áp dụng pháp

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của tòa án nhân dân ở tỉnh bắc ninh (Trang 115 - 117)

chất đội ngũ Thẩm phán và cán bộ cơng chức có chức năng áp dụng pháp luật của Tịa án nhân dân ở tỉnh Bắc Ninh

Để nâng cao chất lượng ADPL trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của TAND, có thể thấy yếu tố con người đóng vai trị quyết định, đó là những Thẩm phán, chủ thể trực tiếp ADPL và những cán bộ Toà án trong cơ cấu trực thuộc hỗ trợ cho hoạt động xét xử. Các chủ thể áp dụng pháp luật muốn thực hiện tốt vai trị của mình và hồn thành tốt nhiệm vụ theo quy định của pháp luật thì họ phải được làm việc trong một cơ cấu tổ chức được sắp xếp một cách khoa học và hợp lý.

Hiện nay, các Toà án nhân dân cấp huyện ở tỉnh Bắc Ninh đều đã được tăng thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự. Vì vậy, số lượng án hình sự nói chung và án hình sự về tội xâm phạm sở hữu nói riêng của TAND tỉnh Bắc Ninh xét xử sơ thẩm đã giảm xuống đáng kể. TAND tỉnh Bắc Ninh chủ yếu xét xử các vụ án hình sự có khung hình phạt cao trên 15 năm tù, Tồ án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử ở khoản 1, khoản 2 và khoản 3 ở tất cả các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự. Nhưng TAND tỉnh lại phải xét xử phúc thẩm nhiều. Như vậy, để đảm bảo các nhiệm vụ xét xử, việc xây dựng Tồ hình sự - TAND tỉnh Bắc Ninh có những Thẩm phán giỏi về nghiệp vụ, giàu kinh nghiệm thực tiễn là yêu cầu cấp bách hiện nay.

Mặt khác, bên cạnh việc kiện toàn cơ cấu tổ chức các Toà án ở cả hai cấp trong tỉnh, để nâng cao hiệu quả và chất lượng ADPL trong xét xử các vụ án hình sự về tội xâm phạm sở hữu thì việc nâng cao trình độ năng lực chun mơn, bồi dưỡng phẩm chất chính trị nhất là kiến thức về xã hội cho đội ngũ Thẩm phán là vấn đề cần quan tâm. Vì hiện nay, đa số các Thẩm phán tuy đã có trình độ Đại học Luật và lý luận chính trị, nhưng kiến thức về quản lý kinh tế, quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng, tài chính, ngân hàng cịn nhiều hạn chế. Hơn nữa, trong điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội có bước phát triển mới cũng địi hỏi các

Thẩm phán phải cập nhật thông tin, kiến thức mới và đổi mới tư duy để hoàn thành nhiệm vụ. Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật mới, nhiều đạo luật hiện hành được bổ sung, sửa đổi, hệ thống pháp luật đã có sự thay đổi căn bản. Điều này đòi hỏi Thẩm phán phải thường xuyên nắm bắt những thay đổi của pháp luật để áp dụng đúng đắn, chính xác. Để nâng cao trình độ năng lực, phẩm chất chính trị và kiến thức chun mơn cho các Thẩm phán Tồ án nhân dân ở tỉnh Bắc Ninh cần phải chú ý thực hiện các yêu cầu sau:

Một là: Việc đào tạo bồi dưỡng Thẩm phán, phải có kế hoạch quy hoạch

cụ thể tránh tình trạng cử đi học một cách tràn lan, vừa ảnh hưởng đến hoạt động xét xử các Tồ án, vừa lãng phí tiền của Nhà nước, của cá nhân Thẩm phán. Đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán phải bám sát yêu cầu của công tác xét xử và trên cơ sở đánh giá năng lực sở trường của từng Thẩm phán cũng như phải tính đến sự đồng đều giữa các Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện.

Hai là: Tăng cường đa dạng hố các loại hình đào tạo, bồi dưỡng Thẩm

phán. Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, bồi dưỡng theo trường lớp với rèn luyện, thử thách Thẩm phán trong thực tiễn công tác và cuộc sống. Những Thẩm phán đương nhiệm có khối lượng cơng việc rất lớn việc đào tạo tập trung là khó thực hiện. Vì vậy cần chú trọng hình thức bồi dưỡng, tập huấn ngắn ngày để bổ túc kiến thức nghiệp vụ; bồi dưỡng theo chuyên đề kết hợp với tổ chức các cuộc hội thảo tổng kết công tác thực tiễn và học tập Nghị quyết, chủ trương chính sách của Đảng một cách thường xuyên. Cần quy định rõ trong mỗi nhiệm kỳ của Thẩm phán, phải có một thời gian thích hợp để mỗi Thẩm phán được tham gia đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật những thông tin mới về khoa học pháp lý để họ không lạc hậu về kiến thức lý luận.

Ba là: Để hoạt động áp dụng pháp luật trong xét xử các tội xâm phạm sở

hữu của Tòa án đạt chất lượng, hiệu quả thì đội ngũ cán bộ, Thẩm phán, Thư ký, Thẩm tra viên ngành Tịa án phải có ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, nhất là

đạo đức nghề nghiệp. Trong giai đoạn đang tiến hành công cuộc cải cách tư pháp hiện nay, để thực hiện tốt những nội dung của Nghị quyết 08/NQ-TW, NQ 49/NQ- TW của Bộ Chính trị, nhất là cơng tác áp dụng pháp luật trong xét xử phải tổ chức cho cán bộ, Thẩm phán học tập, nghiên cứu các chuyên đề về chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; quán triệt nghiêm túc và sâu rộng mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, lấy kết quả học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, nghiêm túc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm

theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp

loại cán bộ. Làm tốt cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ công chức trong ngành, đặc biệt là việc triển khai, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc và các Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và Thẩm phán. Tăng cường công tác quản lý cán bộ, Thẩm phán của Tòa án các cấp.

Tóm lại, việc kiện tồn cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân ở tỉnh Bắc Ninh và nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ Thẩm phán và cán bộ là công việc quan trọng, nên cần tiến hành thường xuyên, liên tục. Thực hiện tốt công việc bồi dưỡng về chun mơn nghiệp vụ, phẩm chất chính trị và các kiến thức khoa học cần thiết cho Thẩm phán và cán bộ ngành Tồ án là giải pháp trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử nói chung và chất lượng trong hoạt động xét xử án hình sự trong đó có án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu nói riêng của các cấp Toà án nhân dân ở tỉnh Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của tòa án nhân dân ở tỉnh bắc ninh (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w