Kết quả áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của Tòa án nhân dân ở tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của tòa án nhân dân ở tỉnh bắc ninh (Trang 69 - 75)

phạm sở hữu của Tòa án nhân dân ở tỉnh Bắc Ninh

Mặc dù là một tỉnh nhỏ, nhưng tội phạm về xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có diễn biến phức tạp. Cơng tác tuyên truyền, giáo dục phòng

ngừa và đấu tranh ngăn chặn tội phạm về xâm phạm sở hữu đã được các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ. Trong đó, hoạt động xét xử các vụ án hình sự về tội xâm phạm sở hữu có những đóng góp quan trọng. Kết quả đạt được của việc ADPL trong xét xử các vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu đã phát huy tác dụng giáo dục, đấu tranh, phòng ngừa tội phạm về các tội xâm phạm sở hữu góp phần ngăn chặn tội phạm phát triển. Cùng với các ngành hữu quan, ngành TAND tỉnh Bắc Ninh đã quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc các văn bản của Đảng và Nhà nước như: Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ về tăng cường cơng tác phịng, chống tội phạm trong tình hình mới; Quyết định số 138/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình quốc gia phịng ngừa, đấu tranh chống tội phạm; Chỉ thị số 37/2004/CT-TTg ngày 08/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 09/1998/NQ- CP về chương trình quốc gia phịng, chống tội phạm của Chính phủ đến năm 2010; Chỉ thị số 09/CT ngày 22/9/2008 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Chỉ thị số 481/CT-TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tội phạm. Đặc biệt là thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian tới, các cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp tiếp tục tổ chức đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong Đảng, nhân dân để học tập, quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc nội dung của Chỉ thị số 481/CT-TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tội phạm và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị của Bộ Chính trị nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về nội dung công tác này để mỗi người tự phòng, chống, làm giảm thiểu tội phạm hình sự trong giai đoạn hiện nay, với phương châm lấy phịng ngừa giáo dục là chính.

Sau khi các Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định về cơng tác phịng chống tội phạm được ban hành, Ban cán sự Đảng, Đảng uỷ, Lãnh đạo TAND tỉnh Bắc Ninh đã có kế hoạch triển khai thực hiện và tham gia thành viên Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm của tỉnh Bắc Ninh (Ban chỉ đạo 138), đồng thời tổ chức quán triệt cho toàn thể cán bộ đảng viên trong ngành nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của các Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định về cơng tác phịng chống tội phạm hình sự trong giai đoạn hiện nay. Năm 2009, TAND tỉnh Bắc Ninh chủ trì đề tài khoa học cấp tỉnh “Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”. Công tác xét xử của ngành TAND tỉnh Bắc Ninh đã góp phần tích cực trong việc đấu tranh phịng chống tội phạm nói chung, phịng chống tội phạm về xâm phạm sở hữu nói riêng, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

Ban cán sự Đảng, Đảng uỷ, Lãnh đạo TAND tỉnh Bắc Ninh luôn quan tâm, chỉ đạo các Tồ, Phịng và các đơn vị TAND cấp huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh luôn quán triệt và xác định việc ADPL trong xét xử phải đảm bảo đường lối nhân đạo, khoan hồng và phải xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật, theo chính sách hình sự của Nhà nước ta. Việc ADPL trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của Tồ án hai cấp ở tỉnh Bắc Ninh ln bám sát vào các giai đoạn của quá trình ADPL. Ngay từ khi nhận hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát chuyển sang, lãnh đạo Tồ án đã phân cơng Thẩm phán nghiên cứu ngay để có đủ thời gian phát hiện những thiếu sót của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát để khắc phục hoặc trả hổ sơ để điều tra bổ sung. Trong 05 năm (2007 - 2011), do làm tốt cơng tác này, nên kết quả xét xử án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu của Toà án hai cấp ở tỉnh Bắc Ninh luôn đạt kết quả tốt, khơng có án oan, sai hoặc bỏ lọt người phạm tội; việc ADPL đảm bảo chính xác, đúng pháp luật; chất lượng xét hỏi, tranh tụng tại phiên toà đảm bảo tinh thần của cải cách tư pháp; Các bản án, quyết định

chủ yếu dựa vào kết quả tranh tụng tại phiên tồ, có lý, có tình và có tính khả thi cao.

Kết quả và ưu điểm trong hoạt động ADPL trong xét xử các tội xâm phạm sở hữu của TAND ở tỉnh Bắc Ninh trong những năm vừa qua thể hiện cụ thể trên các mặt sau đây:

Trong 5 năm, từ năm 2007 đến năm 2011 ngành TAND tỉnh Bắc Ninh (cấp huyện và tỉnh) đã xét xử 3.126 vụ về án hình sự, trong đó số vụ án về tội xâm phạm sở hữu là 1.405 vụ với 2.221 bị cáo.

Số lượng án về các tội xâm phạm sở hữu trong 5 năm tăng, giảm không đáng kể (năm 2007 thấp nhất là 259 vụ, với 374 bị cáo, năm 2010 cao nhất 290 vụ, 428 bị cáo), năm 2011 tăng đột biến về số lượng bị cáo (280 vụ, với 607 bị cáo) phản ánh diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm về tội xâm phạm sở hữu gây ra. Việc xét xử qua các năm thể hiện:

Năm 2007: xét xử 259 vụ với 374 bị cáo; trong đó, xử phạt dưới 3 năm tù 323 bị cáo, từ 3 năm tù đến dưới 7 năm tù 40 bị cáo, từ 7 năm tù đến dưới 15 năm tù 11 bị cáo. Tổ chức xét xử lưu động được 26 vụ án.

Năm 2008: xét xử 287 vụ, với 418 bị cáo; trong đó, xử phạt dưới 3 năm tù 358 bị cáo, từ 3 năm tù đến dưới 7 năm tù 44 bị cáo, từ 7 năm tù đến dưới 15 năm tù 16 bị cáo. Tổ chức xét xử lưu động được 23 vụ.

Năm 2009: xét xử 289 vụ, với 394 bị cáo; trong đó, xử phạt dưới 3 năm tù 337 bị cáo, từ 3 năm tù đến dưới 7 năm tù 43 bị cáo, từ 7 năm tù đến dưới 15 năm tù 13 bị cáo, từ 15 năm tù đến dưới 20 năm tù 01 bị cáo. Tổ chức xét xử lưu động được 28 vụ.

Năm 2010: xét xử 290 vụ, với 428 bị cáo; trong đó, xử phạt dưới 3 năm tù 365 bị cáo, từ 3 năm tù đến dưới 7 năm tù 51 bị cáo, từ 7 năm tù đến dưới 15 năm tù 12 bị cáo. Tổ chức xét xử lưu động được 24 vụ.

Năm 2011: xét xử 280 vụ, với 607 bị cáo; trong đó, xử phạt dưới 3 năm tù 509 bị cáo, từ 3 năm tù đến dưới 7 năm tù 77 bị cáo, từ 7 năm tù đến dưới 15 năm tù 19 bị cáo, từ 15 năm tù đến dưới 20 năm tù 02 bị cáo. Tổ chức xét xử lưu động được 20 vụ.

(Các loại tội cụ thể đã được nêu và phân tích trong mục 2.2.1 chương này).

So với tổng số án về các tội xâm phạm sở hữu đã xét xử của cả nước là 49.243 vụ/64.974 bị cáo, thì TAND tỉnh Bắc Ninh chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với cả nước.

Tuy nhiên, tình hình tội phạm về các tội xâm phạm sở hữu đang có chiều hướng gia tăng, nhất là các vụ án phạm tội rất nghiêm trọng ở cấp huyện ngày một nhiều. Viện kiểm sát hai cấp đã truy tố 1.434 vụ/2.255 bị cáo. Toà án hai cấp đã xét xử 1.405vụ/2.221 bị cáo, số vụ còn lại đang giải quyết theo quy định của pháp luật. Trong các vụ án đã xét xử có 07 bị cáo Tồ tun án từ 15 năm tù đến 20 năm tù, đó là vụ: Nghiêm Thị Viết phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (với giá trị tài sản chiếm đoạt là 18.600.000.000đ) Toà án đã tuyên phạt bị cáo Viết 20 năm tù và buộc bị cáo Viết phải trả cho người bị hại số tiền 18.600.000.000đ; vụ Lê Văn Giáp và đồng bọn phạm tội Trộm cắp tài sản (bị cáo Giáp và đồng bọn đã thực hiện 50 lần trộm cắp xe máy trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh với giá trị tài sản lên tới 603.130.000đ. Toà án đã tuyên phạt Giáp 18 năm tù, bị cáo Nguyễn Tuấn Anh, Phạm Văn Mạnh, Phạm Văn Xuân mỗi bị cáo 17 năm tù và buộc các bị cáo phải bồi thường cho 50 người bị hại với tổng số tiền là 603.130.000đ.

Liên ngành hai cấp Toà án và Viện kiểm sát đã xác định nhiều vụ án trọng điểm về tội xâm phạm sở hữu, đã đưa đi xét xử lưu động 121 vụ án ở các địa bàn có tình hình tội phạm phức tạp. Thơng qua cơng tác xét xử lưu động, có tác dụng tuyên truyền, giáo dục pháp luật và ý thức cảnh giác phòng chống tội phạm cho quần chúng nhân dân, đồng thời răn đe đối với những phần tử có ý thức phạm tội

hình sự nói chung và tội xâm phạm sở hữu nói riêng. Đặc biệt với tinh thần thống nhất, kiên quyết tấn công, trấn áp tội phạm nên đã xét xử nghiêm khắc đối với những bị cáo có nhân thân xấu, đã có tiền án tiền sự, tái phạm, tái phạm nguy hiểm, phạm tội có tính chất chun nghiệp, tài sản chiếm đoạt có giá trị lớn...nên được nhân dân rất đồng tình, ủng hộ.

Trong 05 năm (2007 - 2011), án sơ thẩm của cả hai cấp Toà án đã xét xử các vụ án về tội xâm phạm sở hữu đã hạn chế tối đa án bị huỷ, án bị sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán. Nhìn chung cấp sơ thẩm trong ADPL đã xét xử các bị cáo theo đúng thủ tục tố tụng, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội khi tham gia tố tụng. Việc ADPL về nội dung đã bảo đảm xét xử đúng tội danh và áp dụng hình phạt tương đối phù hợp. Đây là những ưu điểm cơ bản của Toà án trong ADPL xét xử các vụ án về tội xâm phạm sở hữu.

Những kết quả trên đây có được, trước hết là do năng lực ADPL cả về Luật hình thức và Luật nội dung của các Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân Toà án ở cả hai cấp, được thể hiện trong các giai đoạn của hoạt động xét xử sơ thẩm hình sự cụ thể:

- ADPL trong xét xử sơ thẩm đối với các vụ án hình sự nói chung và các vụ án về tội xâm phạm sở hữu nói riêng của Tồ án, là hoạt động địi hỏi khơng những năng lực chuyên môn, kinh nghiệm xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân mà còn đặt ra những yêu cầu riêng biệt mà chủ thể ADPL trong giai đoạn xét xử sơ thẩm của Toà án phải đáp ứng. Hầu hết lực lượng Thẩm phán hiện nay ở cả hai cấp trong ngành TAND tỉnh Bắc Ninh, nhìn chung đều có trình độ chun môn pháp luật đạt và vượt so với tiêu chuẩn quy định tại Luật tổ chức Tồ án nhân dân là có trình độ Đại học luật và được đào tạo nghiệp vụ về xét xử.

- Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, các Thẩm phán đã nghiên cứu kỹ hồ sơ, đánh giá một cách khách quan, đầy đủ cả về tính hợp pháp của thủ tục tố tụng và các chứng cứ chứng minh tội phạm. Qua nghiên cứu hồ sơ Thẩm phán đã chú trọng phát hiện các thiếu sót cả về tố tụng và những chứng cứ quan trọng, quyết

định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát, số lượng vụ án về tội xâm phạm sở hữu phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung khơng nhiều, song q trình nghiên cứu các Thẩm phán đã phát hiện, trao đổi kịp thời với Viện kiểm sát khắc phục các thiếu sót.

Sau khi đã nghiên cứu kỹ lưỡng, tồn diện hồ sơ vụ án, Tồ án cấp sơ thẩm đã có sự chuẩn bị đầy đủ cho việc mở phiên toà. Do làm tốt công tác chuẩn bị, nên khi mở phiên tịa xét xử sơ thẩm, các vụ án rất ít trường hợp bị hỗn phiên tịa vì lý do thành phần HĐXX không đảm bảo hoặc người tham gia tố tụng không đúng quy định.

- Ngoài việc xác định đúng tội danh, quyết định TNHS đúng đắn đối với người phạm tội, nội dung án sơ thẩm của Tồ án các cấp cịn xác định những nguyên nhân, điều kiện phạm tội của các bị cáo.

Kết quả và những ưu điểm của việc ADPL trong xét xử sơ thẩm các vụ án về tội xâm phạm sở hữu của ngành Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh là rất đáng ghi nhận. Các quyết định ADPL đúng đắn, chính xác của Tồ án bảo đảm hạn chế thấp nhất tình trạng xét xử sai, phát huy được tính giáo dục và phịng ngừa tội phạm về các tội xâm phạm sở hữu.

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của tòa án nhân dân ở tỉnh bắc ninh (Trang 69 - 75)

w