Vai trò áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của Toà án nhân dân

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của tòa án nhân dân ở tỉnh bắc ninh (Trang 32 - 34)

phạm sở hữu của Toà án nhân dân

ADPL trong xét xử sơ thẩm án hình sự nói chung và xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu nói riêng của Tồ án có vai trị rất quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, của các cá nhân và tổ chức góp phần to lớn vào việc xét xử của một Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân và vì dân.

Trước tiên, ADPL trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của Tồ án có vai trị to lớn trong việc xây dựng và hồn thiện pháp luật nói chung và và pháp luật hình sự nói riêng; là nơi kích thích sự ra đời của những tư duy pháp lý mới. Thật vậy, thực tiễn ADPL trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của Toà án đã chứng minh rằng, các quy phạm pháp luật (QPPL) nói chung và các QPPL hình sự nói riêng đều được kiểm nghiệm qua cơng tác xét xử của Tồ án về tính phù hợp với yêu cầu của đời sống xã hội, về tính

đầy đủ, tồn diện hay chưa đầy đủ, còn phiến diện còn "lỗ hổng" của QPPL so với yêu cầu cần điều chỉnh bằng pháp luật của các mối quan hệ xã hội. Qua thực tiễn xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của Toà án, chủ thể ADPL phát hiện ra những QPPL cịn chung chung và khái qt nên có thể hiểu và áp dụng khác nhau, tạo nên sự tuỳ tiện trong việc ADPL và dẫn đến sự vi phạm tính thống nhất của pháp chế XHCN. Ngược lại, có những QPPL lại quá cụ thể, chi tiết, rất dễ áp dụng khi có những tình tiết, sự kiện của vụ án diễn ra đúng như dữ liệu của QPPL, nhưng chủ thể ADPL sẽ lúng túng khi các tình tiết cụ thể của vụ án khác với dữ liệu, giả định của QPPL. Cũng qua ADPL trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu, Toà án phát hiện ra những dạng hành vi mới, những QPPL lỗi thời, lạc hậu, khơng cịn phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội cần phải có QPPL điều chỉnh và những QPPL lỗi thời, lạc hậu, không phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội. Ví dụ như Bộ luật Hình sự năm 1999 đã được sửa đổi bổ sung ngày 19/6/2009 trong đó Chương về các tội xâm phạm sở hữu có nhiều sự thay đổi đó là sửa đổi mức định lượng tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 của một số Điều 137, 138, 139, 143, 140, 141 và bãi bỏ hình phạt tù chung thân, tử hình tại khoản 4 Điều 139 tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Như vậy, ADPL trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của Toà án là mảnh đất thực tiễn kích thích sự ra đời của những tư duy pháp lý mới, sinh động và phù hợp với đời sống xã hội.

Mặt khác, ADPL trong xét xử hình sự của Tồ án nói chung là việc thực thi trên thực tế nhiệm vụ bảo vệ pháp chế XHCN; bảo vệ chế độ XHCN, quyền tự do, dân chủ của công dân, bảo vệ tài sản, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của con người dưới chế độ XHCN. Do đó, ADPL trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của Tồ án có vai trị to lớn trong việc bảo đảm những quy định của Nhà nước trong việc bảo vệ thân thể, quyền tự do của con người, quyền sở hữu tài sản, an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, gìn giữ "Kỷ cương phép nước" trong lĩnh vực của đời sống xã hội... Những

hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến các quan hệ xã hội XHCN mà pháp luật bảo vệ đều được xem xét, xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật thông qua hoạt động xét xử án hình sự của Tồ án.

ADPL trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của Tồ án có vai trị khắc phục và chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, khôi phục lại trật tự pháp luật trong các lĩnh vực bị hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm, truy cứu trách nhiệm pháp lý của chủ thể đã có hành vi vi phạm theo đúng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

ADPL trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của Tồ án có vai trị rất quan trọng trong việc góp phần phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân bằng những vụ việc cụ thể, đặc biệt là thông qua các phiên tồ xét xử cơng khai. Để nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật, cần có nhiều "kênh" để chuyển tải kiến thức pháp luật đến quần chúng nhân dân. Hầu hết hoạt động xét xử án hình sự của Tồ án đều phải thực hiện qua phiên tồ cơng khai, việc phân tích, giải thích pháp luật trực tiếp của Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân qua các phiên toà, những căn cứ pháp luật của những nhận định về hành vi hợp pháp hay bất hợp pháp của các văn bản và quyết định của các bản án và quyết định của Toà án là những "kênh" chuyển tải kiến thức pháp luật mang tính cụ thể đến với quần chúng nhân dân. Do đó, việc khơng ngừng mở rộng tranh tụng tại phiên toà, tổ chức tốt các phiên toà xét xử, nhất là xét xử lưu động không chỉ đơn thuần là việc nâng cao chất lượng xét xử mà cịn có tác dụng rất tốt đến việc giáo dục, nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật trong nhân dân.

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của tòa án nhân dân ở tỉnh bắc ninh (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w