Nâng cao năng lực áp dụng pháp luật của Hội thẩm nhân dân

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của tòa án nhân dân ở tỉnh bắc ninh (Trang 117 - 119)

Có thể thấy rằng, Hội thẩm nhân dân là chế định tiến bộ của pháp luật Việt Nam. Việc tham gia của Hội thẩm nhân dân vào hoạt động xét xử của Tồ án là biểu hiện tính ưu việt của một nền tư pháp dân chủ nhân dân ở Việt Nam. Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Trong

những năm qua, đa số các Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử đã phát huy được vai trò là “Người đại diện của nhân dân” và là chủ thể áp dụng pháp luật trực tiếp cùng với Thẩm phán để ra các phán quyết dân chủ, khách quan. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng, năng lực, trình độ, kiến thức pháp luật của Hội thẩm nhân dân cịn có nhiều hạn chế trong áp dụng pháp luật xét xử các vụ án hình sự nói chung và ADPL trong xét xử các tội phạm xâm phạm sở hữu nói riêng. Vì vậy, để nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong xét xử của Tồ án thì việc nâng cao năng lực áp dụng pháp luật cho Hội thẩm nhân dân là rất cần thiết và cấp bách. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới đã chỉ rõ: “Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế lựa chọn bầu cử, bồi dưỡng, quản lý Hội thẩm nhân dân nhằm đề cao trách nhiệm và vai trò của Hội thẩm nhân dân trong xét xử”.

Ngành Tồ án nhân dân tỉnh Bắc Ninh hiện nay có tổng số 174 Hội thẩm nhân dân, đây là những người có phẩm chất chính trị, có uy tín trong nhân dân, nhiều Hội thẩm đã từng làm việc trong các cơ quan bảo vệ pháp luật nay đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác. Tuy nhiên, việc nâng cao năng lực chuyên môn xét xử cho Hội thẩm nhân dân vẫn là vấn đề cần được quan tâm. Do vậy, cần thực hiện tốt những vấn đề sau đây:

- Đoàn Hội thẩm nhân dân phải phối hợp chặt chẽ với TAND cùng cấp trong việc quản lý Hội thẩm nhân dân. Hàng tháng, hàng quý và mỗi năm đều phải có những thống kê về việc tham gia xét xử của Hội thẩm nhân dân, số lượng án tham gia xét xử bị sửa hoặc bị huỷ để làm cơ sở đánh giá trình độ, năng lực của Hội thẩm nhân dân. Sau mỗi nhiệm kỳ, Tồ án đơn vị trực tiếp quản lý phải có báo cáo gửi Hội đồng nhân dân cùng cấp đánh giá về công tác quản lý Hội thẩm, năng lực của mỗi Hội thẩm và đưa ra những kinh nghiệm trong việc hồn thiện cơng tác quản lý Hội thẩm nhân dân cho nhiệm kỳ sau. Mặt khác cần đề

xuất chế độ khen thưởng cho HTND đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hàng năm và cả nhiệm kỳ.

- Cần phải tiêu chuẩn hoá Hội thẩm nhân dân. Tuy Hội thẩm nhân dân khơng địi hỏi phải có trình độ cử nhân luật nhưng bắt buộc phải có chứng chỉ qua lớp bổ túc kiến thức pháp luật và nghiệp vụ xét xử được thực hiện sau khi họ được bầu, bằng các hình thức đào tạo ngắn ngày, qua việc liên kết với Học viện tư pháp để mời giảng viên hoặc chuyên gia về lĩnh vực xét xử của Toà án tham gia giảng dạy. Cần qui định Hội thẩm nhân dân chỉ được tham gia xét xử sau khi đã có chứng chỉ đào tạo chương trình này. Việc nâng cao trình độ, năng lực chun mơn cho Hội thẩm nhân dân không thể thực hiện ngay trong thời gian ngắn mà cần phải có kế hoạch, bước đi phù hợp với tình hình thực tế của mỗi cấp, mỗi địa phương (huyện) và u cầu của cơng việc, có như vậy mới thực hiện tốt được nguyên tắc xét xử có Hội thẩm tham gia, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán và nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số.

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của tòa án nhân dân ở tỉnh bắc ninh (Trang 117 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w