Nguyên nhân của những hạn chế về áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của Tòa án nhân dân ở tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của tòa án nhân dân ở tỉnh bắc ninh (Trang 91 - 100)

sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của Tòa án nhân dân ở tỉnh Bắc Ninh

Những ưu điểm và những thiếu sót, khuyết điểm về ADPL trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của TAND ở tỉnh Bắc Ninh đều bắt nguồn từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan nhất định. Luận văn tập trung phân tích một số nguyên nhân cơ bản của những hạn chế, thiếu sót.

* Nguyên nhân khách quan.

Đây là những nguyên nhân nằm ngoài khả năng của chủ thể ADPL. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân dù được trang bị đầy đủ kiến thức lý luận và kinh nghiệm cho hoạt động ADPL cũng khó tránh khỏi những tác động, ảnh hưởng từ hồn cảnh, điều kiện khách quan đưa lại. Đó là:

Thứ nhất, hệ thống pháp luật làm cơ sở pháp lý cho hoạt động áp dụng

pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự nói chung và áp dụng pháp luật

trong xét xử sở thẩm các tội xâm phạm sở hữu nói riêng chưa được xây dựng hồn thiện, cịn nhiều lỗ hổng, có nhiều những quy định chung chung, bất cập, chưa đáp ứng được đòi hỏi của cuộc đấu tranh phịng chống vi phạm và tội phạm hình sự.

Trong những năm qua, công tác lập pháp của Quốc hội đã có nhiều cố gắng, nhất là kể từ khi Nhà nước ta ban hành hai Bộ luật quan trọng: Đó là BLHS năm 1999 (được sửa đổi bổ sung năm 2009) và BLTTHS năm 2003; liên ngành Nội chính Trung ương đã ban hành nhiều Thông tư, hướng dẫn việc áp dụng pháp luật trong những lĩnh vực tương đối cụ thể; các Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hàng năm cũng đã hướng dẫn, giải thích nhiều vấn đề cịn vướng mắc trong q trình thực hiện BLHS và BLTTHS hiện hành.

Tuy nhiên, qua hoạt động thực tế, vẫn còn nhiều lĩnh vực, nhiều vấn đề còn bất cập, gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình. Thơng qua các tập san chuyên ngành, thông qua các phương tiện thơng tin đại chúng vẫn thường xun có nhiều ý kiến đóng góp về việc sớm sửa đổi, bổ sung những quy phạm pháp luật trong lĩnh vực xét xử các vụ án hình sự. Ví dụ, các quy phạm về những nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng hình sự cần sớm có quy định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế áp dụng pháp luật; đó là những vấn đề: Trả hồ sơ để điều tra bổ sung, về giới hạn xét xử, thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên toà và vấn đề người bào chữa.

Tại Chương XIV các tội xâm phạm sở hữu, Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về định lượng giá trị tài sản bị chiếm đoạt giữa các khoản trong điều luật của các tội xâm phạm sở hữu, nhất là quy định về định lượng giá trị tài sản bị chiếm đoạt quy định tại khoản 4 (Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên) ở một số điều luật như: từ Điều 133 đến Điều 140, Điều 143...là chưa hợp lý, còn nhiều bất cập, cần sớm sửa đổi, bổ sung cho

phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Hoặc như sự bất cập của các quy định về định lượng giá trị tài sản bị xâm phạm và khung hình phạt giữa các khoản trong cùng một điều luật cũng còn những biên độ giao động lớn dẫn đến tình trạng ADPL theo ý thức chủ quan của chủ thể ADPL, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự không công bằng khi xét xử các tội phạm xâm phạm sở hữu. Ví dụ đối với tội “Trộm cắp tài sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 138 thì khi người phạm tội chiếm đoạt tài sản có giá trị đến dưới năm mười triệu đồng người đó có thể có bị phạt tù đến ba năm. Cịn theo quy định tại điểm e, khoản 2 Điều 138 thì khi người phạm tội chiếm đoạt tài sản có giá trị là năm mươi triệu đồng thì có thể cũng chỉ bị xử phạt hai năm tù.

Sự khơng hồn thiện của pháp luật là những nguyên nhân khách quan, tác động đến áp dụng pháp luật trong xét xử các tội xâm phạm sở hữu. Đây là vấn đề mà các nhà làm luật và các nhà quản lý cần quan tâm, nếu muốn nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong xét xử các tội xâm phạm sở hữu hiện nay.

- Thứ hai, cơng tác giải thích và hướng dẫn ADPL chưa đầy đủ, kịp thời và còn nhiều bất cập là một nguyên nhân đưa đến sự hạn chế về ADPL trong xét xử sơ thẩm các tội về xâm phạm sở hữu của Tồ án. Có thể thấy rằng, cơng tác giải thích pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự nói chung và tội phạm về xâm phạm sở hữu nói riêng rất cần cho hoạt động ADPL của Thẩm phán và Hội thẩm khi xét xử các vụ án về các tội xâm phạm sở hữu. Những quy pháp pháp luật có mâu thuẫn hoặc cách diễn đạt trong văn bản quy phạm pháp luật không rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau hoặc sử dụng những từ ngữ khác nhau, nhưng khơng được giải thích kịp thời, gây ra nhiều khó khăn cho người ADPL. Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị chỉ rõ: "Cơng tác xây dựng, giải thích hướng dẫn và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong đó có pháp luật về lĩnh vực tư pháp cịn nhiều bất cập và hạn chế" (1). Theo quy định tại khoản 3 Điều 91 Hiến pháp năm 1992 thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nhiệm

vụ và quyền hạn giải thích Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, tổng kết kinh nghiệm xét xử của Toà án". Cụ thể, nhiệm vụ này được giao cho Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Trên thực tế cơng tác giải thích pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong lĩnh vực tư pháp hình sự rất ít được thực hiện và khơng đầy đủ, kịp thời. Hướng dẫn các Toà án địa phương áp dụng thống nhất pháp luật của Toà án nhân dân tối cao chứa đựng nội dung giải thích, hướng dẫn ADPL liên quan đến việc xét xử các vụ án hình sự về mặt thực tế khơng chỉ có hiệu lực trong ngành Toà án, mà được coi là sự giải thích, hướng dẫn pháp luật chính thức, địi hỏi tất cả các cơ quan tiến hành tố tụng trong ADPL phải tn thủ. Mặc dù cơng tác hướng dẫn ADPL của Tồ án nhân dân tối cao đã được chú trọng bằng nhiều Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán, thậm chí dưới cả hình thức cơng văn, báo cáo tổng kết... Nhưng việc giải thích hướng dẫn chưa đầy đủ, cịn nhiều bất cập. BLHS năm 1999 ra đời đến nay, việc vận dụng một số quy định của Bộ luật này ngay từ đầu đã gặp những vướng mắc, tuy nhiên đến nay vẫn chưa được giải thích, hướng dẫn. Chẳng hạn về tình tiết gây hiệu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, tình tiết tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn, rất lớn... Một số hướng dẫn trước khi BLHS năm 1999 ra đời, khơng cịn phù hợp nhưng chưa được một văn bản thay thế hoặc phủ nhận hiệu lực của nó. Ví dụ như Thơng tư liên tịch số 02/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV “các tội xâm phạm sở hữu” của BLHS năm 1999 nay có nhiều điểm đã bất cập lạc hậu so với BLHS được sửa đổi năm 2009 nhưng vẫn chưa có quy định mới hướng dẫn phù hợp. Các quy định của BLHS và BLTTHS quy định về xử lý cũng như thủ tục tố tụng được áp dụng đối với người phạm tội, trong các trường hợp luật quy định này cịn thiếu cụ thể như đã nêu, lại khơng được hướng dẫn đầy đủ, rõ ràng. Chẳng hạn việc tổng hợp hình phạt đối với bị cáo phạm tội, việc

đảm bảo quyền bào chữa, nhờ luật sư bào chữa của bị can, bị cáo... những hạn chế của cơng tác giải thích, hướng dẫn ADPL là nguyên nhân đưa đến những khó khăn trong ADPL để xử lý người phạm tội nói riêng của Tồ án.

Thứ ba, nguyên nhân từ diễn biến tình hình phức tạp của tình hình tiêu cực

xã hội làm tăng số lượng tội phạm, người phạm tội. Tính chất, hậu quả của tội phạm ngày càng diễn biến phức tạp, nghiêm trọng.

Kinh tế thị trường ở nước ta những năm gần đây có sự phát triển mạnh mẽ, với nhiều thành tựu quan trọng; tuy nhiên phát triển kinh tế thị trường cũng bộc lộ nhiều mặt trái, tiêu cực, nhất là nạn quan liêu, tham nhũng trong bộ máy Nhà nước; thất nghiệp ngày một gia tăng do làm ăn thua lỗ của nhiều doanh nghiệp và những người đến tuổi lao động khơng tìm được việc làm, gây những bức xúc, căng thẳng cho xã hội; quản lý tài sản lỏng lẻo của các chủ doanh nghiệp và người dân. Sự phân tầng xã hội, phân hóa giầu nghèo giữa các tầng lớp, giữa các vùng khác nhau đang là nẩy sinh các mâu thuẫn, phức tạp trong nội bộ nhân dân; sự cạnh tranh khơng lành mạnh có tính chất chụp giật; hình thành tâm lý tiêu cực, coi trọng đồng tiền mà phá bỏ phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc...

Những yếu tố tiêu cực nói trên tác động trực tiếp, làm tăng nhanh tình hình tội phạm, với diễn biến phức tạp, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, tính chất, mức độ của tội phạm ngày càng nghiêm trọng, gây rất nhiều khó khăn cho quá trình điều tra, truy tố và xét xử trong khi BLTTHS quy định rất chặt chẽ những căn cứ, thời hạn xét xử các vụ án hình sự. Đây cũng là lý do hạn chế việc áp dụng pháp luật trong xét xử các tội xâm phạm sở hữu.

- Thứ tư, những hạn chế, bất cập trong chế định Hội thẩm Toà án nhân dân. Hội thẩm nhân dân chủ yếu là lực lượng kiêm nhiệm, trình độ pháp lý khơng cao, không chuyên nghiệp, nhưng luôn là số đông trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án và thực hiện quyền quyết định ADPL ngang bằng Thẩm phán theo quy định của pháp luật. Do vậy, đã dẫn đến việc quyết định ADPL của cá

nhân từng vị Hội thẩm thường phụ thuộc vào Thẩm phán chủ toạ phiên toà hoặc quyết định không đúng vụ án bằng nguyên tắc biểu quyết theo đa số.

Chính những bất cập nêu trên của chế định Hội thẩm Toà án nhân dân đã và đang là một trong những ngun nhân khơng thể khơng tính đến khi nghiên cứu về lý do dẫn đến những hạn chế của việc ADPL nói chung và trong hoạt động xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu nói riêng. Việc nghiên cứu tiếp tục đổi mới chế định Hội thẩm Toà án nhân dân vẫn phải đặt ra để tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của Hội thẩm trong hoạt động xét xử của Toà án nhân dân gắn liền với với việc nâng cao chất lượng ADPL trong hoạt động xét xử sơ thẩm nói chung của Tồ án nhân dân trong giai đoạn hiện nay.

- Thứ năm, công tác giám sát của các cơ quan, đại biểu dân cử, của các tổ

chức xã hội và nhân dân đối với hoạt động ADPL trong xét xử còn nhiều bất cập, đặc biệt chưa có cơ chế giám sát hiệu quả. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp chủ yếu thực hiện quyền giám sát thông qua việc nghe báo cáo kết quả công tác theo định kỳ và giám sát thông qua chất vấn tại các phiên họp của Quốc hội và Hội đồng nhân dân đối với lãnh đạo ngành Toà án. Mặc dù đây là những hình thức giám sát đem lại hiệu quả tích cực nâng cao chất lượng ADPL trong xét xử của Toà án nhân dân, nhất là trong thời đại thông tin hiện nay, nhưng thực tế cho thấy Quốc hội và Hội đồng nhân dân phải thực hiện giám sát đối với hoạt động của tất cả các cơ quan nhà nước nói chung, nên khơng đủ thời gian và điều kiện để thực hiện giám sát chuyên sâu đối với hoạt động ADPL trong xét xử của Toà án nhân dân. Bên cạnh đó, chất lượng và kiến thức pháp luật cũng như sự hiểu biết về chức năng, nhiệm vụ đối với TAND của Đại biểu Hội đồng nhân dân cũng là vấn đề làm hạn chế chất lượng giám sát, chất vấn đối với lãnh đạo TAND ở cả hai cấp. Trong điều kiện đó, khơng phải đại biểu nào cũng có đầy đủ năng lực chuyên mơn để thực hiện chức năng giám sát của mình.

- Thứ sáu, cơ sở vật chất và phương tiện làm việc của Toà án các cấp ở tỉnh Bắc Ninh, tuy đã được nhà nước quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp. Đây cùng là một nguyên nhân làm cho ADPL trong hoạt động xét xử các vụ án nói chung của các cấp Toà án nhân dân ở tỉnh Bắc Ninh gặp khơng ít khó khăn. Nhiều Thẩm phán, Hội thẩm trực tiếp ADPL chưa được tiếp cận và sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị hiện đại. Ngoài ra, chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm còn chưa thoả đáng, dễ dẫn đến bị ảnh hưởng của những tiêu cực trong nề kinh tế thị trường.

* Nguyên nhân chủ quan.

Đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế, thiếu sót trong hoạt động ADPL xét xử án hình sự nói chung và xét xử sơ thẩm về các tội xâm phạm sở hữu nói riêng.

- Một là, trình độ, năng lực của đội ngũ Thẩm phán chưa thực sự đáp ứng

được yêu cầu mới. Vấn đề trình độ, năng lực của đội ngũ Thẩm phán đang được

Đảng, Nhà nước và xã hội đặc biệt quan tâm. Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002, trong đó đã chỉ rõ thực trạng cán bộ tư pháp nói chung cịn rất nhiều hạn chế về nhiều mặt.

Sự yếu kém về trình độ nghề nghiệp của Thẩm phán thường đi kèm theo phong cách làm việc cẩu thả, thiếu trách nhiệm, qua loa, hời hợt. Nên khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được trong hồ sơ vụ án thường không xác định được đâu là vấn đề trung tâm, có giá trị và ý nghĩa mấu chốt của vụ án. Người Thẩm phán nghiên cứu, đọc các tài liệu, lời khai, chứng cứ của vụ án, nếu yếu kém về trình độ nghề nghiệp thì sẽ khơng hệ thống được một cách logic diễn biến khách quan của vụ án và sẽ không phát hiện một cách nhanh nhạy các điểm mâu thuẫn hoặc thống nhất giữa các tài liệu, chứng cứ để tiến hành đối chiếu, so sánh, đánh giá và thẩm tra theo quy định của pháp luật. Cũng chính vì yếu kém về chun mơn nghiệp vụ nên dễ bỏ qua những tài liệu, chứng cứ có giá trị, có ý

nghĩa chứng minh để giải quyết vụ án một cách đúng đắn theo quy định của pháp luật. Có những Thẩm phán coi thường hoặc bỏ qua những thủ tục tố tụng bắt buộc dẫn đến bản án, quyết định bị huỷ vì vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Ví dụ: Thành phần Hội đồng xét xử người chưa thành niên phạm tội khơng có Hội thẩm là cán bộ đồn hoặc giáo viên...

Trình độ, năng lực yếu kém của người Thẩm phán còn biểu hiện ở việc tổ chức điều khiển phiên tồ khơng đạt hiệu quả, khơng đảm bảo tính dân chủ, khách quan và nghiêm minh cần thiết.

Trong hoạt động xét xử án hình sự nói chung và xét xử sơ thẩm về các tội xâm phạm sở hữu nói riêng. Ngồi trình độ chun mơn về luật, kỹ năng xét xử được đào tạo theo hệ thống thì những kiến thức cần thiết về sự hiểu biết về quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, đất đai, xây dựng, tài chính, ngân hàng. Đồng thời, địi hỏi Thẩm phán phải có kinh nghiệm và vốn sống phong phú, có sự nhạy bén,

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của tòa án nhân dân ở tỉnh bắc ninh (Trang 91 - 100)

w