Hoàn thiện các quy phạm pháp luật liên quan tới việc áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của tòa án nhân dân ở tỉnh bắc ninh (Trang 106 - 113)

THẨM CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN Ở TỈNH BẮC NINH

3.2.1. Nhóm các giải pháp chung

3.2.1.1. Hoàn thiện các quy phạm pháp luật liên quan tới việc áp dụngpháp luật trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu pháp luật trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu

Qua gần ba mươi năm đổi mới, cơng tác xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật đã có nhiều tiến bộ rõ rệt, góp phần tích cực vào xây dựng Nhà nước pháp quyền và trong cơng cuộc đấu tranh phịng chống tội phạm. Tuy nhiên đứng trước yêu cầu đòi hỏi của thực tế và tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm đang diễn ra hết sức phức tạp, cơng tác hồn thiện pháp luật cần phải được nâng lên.

Mặc dù BLHS và BLTTHS mới có hiệu lực pháp luật chưa lâu, nhưng qua hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung và thơng qua công tác xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của Tồ án nói riêng đã thấy

rõ nhiều điểm bất cập, cần nhanh chóng sửa đổi, bổ sung, hồn thiện các quy định cho phù hợp, nhằm đảm bảo cho việc thực hiện hai bộ luật này được thống nhất và có hiệu quả.

a) Hồn thiện pháp luật hình sự và tăng cường hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự:

Bộ luật Hình sự năm 1999 (được sửa đổi bổ sung năm 2009) tuy đã có nhiều tiến bộ so với BLHS năm 1985 và được coi là một bước tiến vượt bậc về kỹ thuật lập pháp. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại gây khơng ít khó khăn cho cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm. Đối với nhóm tội xâm phạm sở hữu (Chương XIV Bộ luật hình sự), trong thời gian tới cần tổ chức nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện BLHS theo hướng:

- Nghiên cứu, xây dựng 01 điều luật quy định khái niệm thế nào là các tội xâm phạm sở hữu (như: Chương các tội phạm về ma tuý, tội phạm về chức vụ). Để tạo nhận thức chung, BLHS có thể xây dựng khái niệm đó như sau: Các tội xâm phạm sở hữu là những hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của chủ tài sản, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của tổ chức và của công dân.

- BLHS năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 trong đó Chương XIV quy định về “Các tội xâm phạm sở hữu” có sửa đổi về mức định lượng tối thiểu để truy cứu trách nhiệm quy định tại khoản 1 của một số điều: Điều 137, Điều 138, Điều 139, Điều 140, Điều 141, Điều 143. Tuy nhiên, quy định về mức định lượng ở các khoản 2, 3 và khoản 4 ở tất cả các Điều luật tại Chương “Các tội xâm phạm sở hữu” lại giữ nguyên không thay đổi.

Từ Điều 133 đến Điều 140, Điều 143...tại khoản 2 quy định chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng; khoản 3 quy định giá trị tài sản chiếm đoạt từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; khoản 4 quy định giá trị tài sản chiếm đoạt từ 500 triệu đồng trở lên. Quy định về định lượng giá trị

thiệt hại tài sản tại khoản 2, 3 và khoản 4 ở các điều luật Chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” đã ban hành và có hiệu lực từ năm 1999, đến nay đã hơn 10 năm chưa được sửa đổi, bổ sung. Trong khi đó, tình hình kinh tế nước ta hàng năm lạm phát cao, giá cả hàng hoá hàng năm đều tăng mạnh. Ví dụ: giá vàng SJC năm 1999 là hơn 3 triệu đồng/lượng, thì đến năm 2012 là hơn 40 triệu đồng/lượng, giá tăng hơn 10 lần so với năm 1999; tỷ giá giữa Việt Nam đồng so với USD năm 1999 là hơn 10 ngàn đồng/1USD, thì đến năm 2012 là hơn 20 ngàn đồng/1USD, tăng gấp 2 lần so với năm 1999...Như vậy, quy định về định lượng ở các khoản 2, 3 và khoản 4 ở các Điều luật tại Chương "Các tội xâm phạm sở hữu" đến nay khơng cịn phù hợp, cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế hiện nay. Kiến nghị sửa đổi nâng mức định lượng quy định ở một số điều tại Chương XIV "Các tội xâm phạm sở hữu"; khoản 2 quy định chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; khoản 3 quy định giá trị tài sản chiếm đoạt từ 500 triệu đồng đến dưới một tỷ đồng; khoản 4 quy định giá trị tài sản chiếm đoạt từ 1 tỷ đồng trở lên. Quy định như vậy sẽ phù hợp hơn với tình hình kinh tế của nước ta hiện nay.

- Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung một số điều luật còn nhiều bất cập:

+ Khoản 3 Điều 52 BLHS quy định: “Đối với trường hợp phạm tội chưa

đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt khơng q ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định”.

Qua thực tiễn ADPL cho thấy, việc điều luật cho phép có thể áp dụng mức hình phạt cao nhất đến tử hình đối với tội phạm chưa đạt là quá nghiêm khắc. Bởi vì, đối với tội phạm chưa đạt, hậu quả của tội phạm được mô tả trong cấu thành tội phạm chưa xảy ra hoặc tuy đã xảy ra nhưng chỉ ở mức độ nhất định (trường hợp hành vi phạm tội chưa đạt cấu thành tội phạm khác, thì người phạm

tội sẽ bị xử lý thêm về tội phạm đó theo nguyên tắc phạm nhiều tội), Mặt khác, theo nguyên tắc nhân đạo của pháp luật hình sự, chúng ta đang có xu hướng giảm tối đa, thậm chí tiến tới bỏ hình phạt tử hình. Bởi vậy, có thể sửa đổi khoản 3 Điều 52 BLHS theo hướng bỏ quy định cho phép có thể áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội chưa đạt (Trong thực tiễn áp dụng pháp luật cũng chưa có trường hợp nào xử tử hình đối với trường hợp phạm tội chưa đạt cả, nên việc quy định như vậy khơng thể hiện tính nhân đạo của pháp luật hình sự).

- Theo yêu cầu của cải cách tư pháp, hệ thống pháp luật nói chung được xây dựng hoàn chỉnh và toàn bộ, rõ ràng minh mạch, dễ hiểu và dễ vận dụng; xu hướng giảm văn bản hướng dẫn và tăng tính cụ thể của luật. Tuy nhiên, trong điều kiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật hình sự và tố tụng hình sự nói riêng cịn chưa đồng bộ và nhiều hạn chế, bất cập như hiện nay, cơng tác giải thích, hướng dẫn ADPL của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giữ vai trị rất quan trọng. Trong hoạt động tư pháp, hoạt động giải thích, hướng dẫn ADPL vừa là quyền hạn nhưng đồng thời cũng là nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp ở Trung ương. Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành BLHS năm 1999 quy định: “Chính phủ, Tồ án nhân dân tối cao,

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình hoặc phối hợp tổ chức việc rà sốt các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự hiện hành để huỷ bỏ, sửa đổi bổ sung hoặc ban hành văn bản mới; đề nghị Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội huỷ bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới cho phù hợp với quy định của Bộ luật Hình sự, bảo đảm hiệu lực của Bộ luật từ ngày 01/7/2000”.

Qua nghiên cứu, tại các điều luật thuộc Chương XIV của BLHS năm 1999, quy định các tội phạm sở hữu, nhiều thuật ngữ được hiểu áp dụng trong thực tế còn khác nhau như: Gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, trong q trình APDL chủ yếu vẫn

dựa vào Thơng tư liên tịch số 02/2001/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 25/9/2001 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV “Các tội

xâm phạm sở hữu” của BLHS năm 1999. Theo đó, gây thiệt hại về tài sản có giá

trị từ 50 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng được xem là gây hậu quả nghiêm trọng, gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng đến dưới một tỷ đồng được xem là gây hậu quả rất nghiêm trọng, gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ trên một tỷ 500 triệu đồng trở lên được xem là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng ngồi ra cịn phải xác định thiệt hại mang tính phi vật chất song việc xác định như thế nào lại chưa được cụ thể hố. Như đã phân tích ở phần trên, Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ban hành đến nay đã hơn 10 năm chưa được sửa đổi bổ sung, quy định giá trị thiệt hại về tài sản như trên để áp dụng tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, đến nay khơng cịn phù hợp, cần sửa đổi bổ sung nâng giá trị thiệt hại về tài sản lên mức cao hơn. Quy định thiệt hại về tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới một tỷ đồng là gây hậu quả nghiêm trọng, gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ đồng đến dưới hai tỷ đồng là gây hậu quả rất nghiêm trọng, gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ hai tỷ đồng trở lên là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Thực tế cho thấy, hoạt động giải thích và hướng dẫn ADPL của ngành Tồ án và các cơ quan nhà nước ở Trung ương trong thời gian qua chưa được tăng cường và còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, chậm đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn thực thi pháp luật. Bởi vậy, trong thời gian tới, cơng tác giải thích, hướng dẫn ADPL cần phải được tiếp tục tăng cường theo hướng:

+ Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình cần kịp thời ban hành văn bản giải thích pháp luật sau khi các Bộ luật,

Luật, Pháp lệnh được ban hành hoặc sửa đổi bổ sung để tạo sự thống nhất trong nhận thức và ADPL;

+ Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan tư pháp ở Trung ương trong việc ban hành các Thông tư liên tịch để hướng dẫn đối với các cơ quan tư pháp cấp dưới trong việc APDL; hạn chế văn bản hướng dẫn của từng ngành rất dễ dẫn đến tình trạng cùng một vấn đề nhưng mỗi ngành lại hướng dẫn một đường lối xử lý khác nhau, gây khó khăn cho việc ADPL.

+ Các cơ quan Tư pháp ở Trung ương cần tăng cường phối hợp để tập hợp toàn bộ các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật của mình và văn bản hướng dẫn thi hành BLHS, BLTTHS của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác theo quý hoặc theo năm ban hành để cấp phát cho các địa phương áp dụng thống nhất. Trong mỗi tuyển tập, bên cạnh việc đăng tải các văn bản hướng dẫn thi hành đang có hiệu lực pháp luật, cần dành một phần đăng thông tin về các văn bản đã hết hiệu lực pháp luật hoặc đã được sửa đổi, bổ sung và nội dung của những sửa đổi, bổ sung đó.

b) Hồn thiện pháp luật Tố tụng hình sự:

Qua thực tiễn ADPL trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu ở tỉnh Bắc Ninh nói riêng, trên phạm vi cả nước nói chung, có thể đề xuất một số vấn đề sau đây:

- Về vấn đề người bào chữa: Tại Điều 56 Bộ luật tố tụng hình sự chỉ nêu quy định người bào chữa là Luật sư chứ không nên đưa cả người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, tạm giam, bị cáo; bào chữa viên nhân dân là người bào chữa. Để đáp ứng yêu cầu tranh tụng hiện nay, cũng cần cải cách thủ tục kết nạp luật sư vì số lượng luật sư của chúng ta hiện nay là rất thấp chỉ khoảng trên dưới 4.500 luật sư trên tổng số 85 triệu dân thì khoảng 18.900 người dân mới có một luật sư. Trong đó ở Thái Lan là 38.000 luật sư/58 triệu dân (1/1.526); Singapo là 3.000 luật sư/3 triệu dân (1/1.000), ở Mỹ là 1 triệu luật sư/250 triệu

dân (1/250)... Để đảm bảo đúng quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, tạm giam, bị cáo nên quy định “Trong mọi trường hợp thì ngồi chính bản thân người bị

tạm giữ, tạm giam, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất có quyền mời người bào chữa thì người thân của họ cũng có quyền mời luật sư để bảo chữa cho họ”. Kể cả khi có luật sư rồi thì chính người bị tạm giữ, tạm

giam, bị cáo vẫn có quyền từ chối và lựa chọn người bào chữa khác.

Đối với quy định tại khoản 2 Điều 57 quy định về những trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa thì khơng nên quy định “bị can, bị cáo và người

đại diện hợp pháp của họ vẫn có quyền thay đổi hoặc từ chối người bào chữa”. Mà phải coi đây là những trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa, vì ngồi việc bào chữa cho thân chủ ra thì luật sư cịn phải có trách nhiệm làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án cũng như bảo vệ pháp chế XHCN, cũng như tránh việc né tránh người bào chữa trong các giai đoạn tố tụng.

- Về vấn đề trả hồ sơ để điều tra bổ sung: Cần có quy định bổ sung trong Bộ luật tố tụng hình sự về thẩm quyền hỗn phiên tồ để trả hồ sơ u cầu điều tra bổ sung, không kể là trả hồ sơ lần thứ mấy tránh việc vận dụng không đúng như hiện nay.

- Về vần đề giới hạn xét xử: Theo quy định tại Điều 196 Bộ luật tố tụng hình sự thì Tồ án chỉ xét xử những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Toà án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử. “Tồ án có thể xét xử bị cáo theo

khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố”. Theo quy định như vậy thì Tồ án khơng bao giờ được xử theo một tội khác nặng hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố. Theo quan điểm của chúng tôi, không nên quy định về giới hạn xét xử vì khơng phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp. Thực tế cũng có trường hợp có căn cứ xử bị cáo về tội nặng hơn nhưng mức hình phạt ở khung hình phạt của tội nặng hơn lại nhẹ hơn mức hình phạt ở khung hình phạt của tội

nhẹ hơn. Hơn nữa quy định tại Điều 196 là không phù hợp với nguyên tắc (khi xét xử Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật) làm mất tính độc lập của Hội đồng xét xử. Cũng trong thực tế hiện nay có nhiều trường hợp trong giai đoạn chuẩn bị xét xử Toà án đã phát hiện ra hành vi của bị cáo phải được xét xử về tội nặng hơn so với tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố và đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung, song Viện kiểm sát vẫn giữ nguyên quyết định truy tố, theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì Tồ án phải đưa vụ án ra xét xử và phải tuyên án theo tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố mặc dù biết là khơng đúng do vậy chính Hội đồng xét xử lại phải kiến nghị Toà án cấp trên xem xét lại chính bản án của mình thậm chí chấp nhận bị huỷ án. Vì nếu khơng kiến nghị Tồ án cấp trên xem xét lại bản án của chính mình thì sẽ bị huỷ và lỗi

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của tòa án nhân dân ở tỉnh bắc ninh (Trang 106 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w