Tòa án ở tỉnh Bắc Ninh
Để đảm bảo hiệu quả cho hoạt động xét xử và ADPL trong việc giải quyết án hình sự của Tồ án nhân dân ở tỉnh Bắc Ninh thì việc tăng cường điều kiện cơ
sở vật chất và phương tiện làm việc cũng là yêu cầu cấp thiết. Mặc dù được Nhà nước quan tâm và đổi mới nhưng đến nay kinh phí hoạt động của các TAND ở tỉnh Bắc Ninh vẫn còn quá hạn hẹp, điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho cơng tác của Thẩm phán cịn hạn chế. Hoạt động xét xử của TAND do vậy cũng bị ảnh hưởng nhất định. Những phiên tồ hình sự đáng ra phải được xét xử trong nhiều ngày nhưng do kinh phí cấp hạn hẹp nên thường phải rút ngắn do đó ảnh hưởng đến việc xem xét và đánh giá chứng cứ, các phương tiện phục vụ cho công tác nghiên cứu của Thẩm phán và cán bộ lại càng thiếu hơn, các Thẩm phán thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm tài liệu, nhưng văn bản pháp luật có liên quan do việc cấp phát văn bản pháp luật mới được ban hành chưa đầy đủ và thường xuyên. Công tác theo dõi hồ sơ, số liệu, thụ lý vụ án và lưu trữ được thực hiện theo phương pháp thủ cơng do đó khơng đáp ứng được u cầu của cơng việc ngày càng đa dạng và phức tạp. Tăng cường điều kiện, phương tiện cơ sở vật chất cho Toà án nhân dân ở tỉnh Bắc Ninh được thực hiện trong các lĩnh vực sau:
- Hiện đại hoá các phương tiện làm việc và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác của Thẩm phán, cán bộ và hoạt động xét xử. Nhà nước nên quy định rõ về việc cấp phát tài liệu và văn bản pháp luật cho Thẩm phán Toà án nhân dân hoặc trang bị cho mỗi Thẩm phán một máy tính cá nhân và phần mềm lưu trữ văn bản pháp luật được cập nhật định kỳ, để Thẩm phán có điều kiện thuận lợi trong việc ADPL. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thụ lý và theo dõi triệu tập những người tham gia tố tụng, cơng tác lưu trữ và cấp trích lục, bản án sau khi xét xử.
- Tăng cường việc cấp phát tài liệu, sách báo về khoa học pháp lý cho các Thẩm phán và cán bộ nhất là các tạp chí lý luận chun sâu để họ có thể kịp thời nắm bắt được những thành tựu và sự phát triển của khoa học pháp lý trong điều kiện và tình hình mới.
- Trang bị cơ sở vật chất và hiện đại hố phịng xét xử của các Toà án nhân dân, đảm bảo cho hoạt động xét xử tại phiên tồ được thuận lợi, phịng xét xử phải thể hiện được tính chất trang nghiêm tạo ra ý thức tin tưởng vào cơng lý cho những người tham dự phiên tồ. Cần xây dựng các phịng cách ly chống thơng cung trong trụ sở Tồ án. Cơng tác bảo vệ cho Toà án và các phiên toà cũng cần phải được chú trọng, tránh các hiện tượng gây rối tại phiên toà ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm tại công đường.
KẾT LUẬN
Công tác đấu tranh phịng và chống tội phạm hình sự nói chung và các tội xâm phạm sở hữu nói riêng đã và đang là những vấn đề nóng bỏng mà tồn Đảng, tồn dân rất quan tâm. Cuộc đấu tranh này hết sức khó khăn và phức tạp, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang phát triển như hiện nay ở nước ta nói chung và ở tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Tội phạm về xâm phạm sở hữu ở tỉnh Bắc Ninh đang có chiều hướng gia tăng, do đó việc điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng và việc ADPL trong xét xử của Toà án nhân dân đối với loại tội phạm này gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, từ nhiều năm qua, vấn đề nghiên cứu, tìm hiểu về thực trạng và các giải pháp phòng chống tội phạm về các tội xâm phạm sở hữu ở tỉnh Bắc Ninh chưa được thực hiện một cách sâu sắc, tồn diện. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách cơ bản việc ADPL trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của Toà án nhân dân ở tỉnh Bắc Ninh là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
ADPL trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của Toà án nhân dân là một hình thức cụ thể của hoạt động ADPL nói chung. Đó là việc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân nghiên cứu, phân tích, đánh giá, kiểm tra các tài liệu, chứng cứ của vụ án tại phiên tồ cơng khai; tìm và lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp để ban hành bản án, quyết định đúng đắn, dân chủ, khách quan nhằm
bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền sở hữu về tài sản của Nhà nước, tổ chức và cơng dân...
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận để đánh giá một cách khách quan việc ADPL trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của Toà án nhân dân ở tỉnh Bắc Ninh từ năm 2007 đến năm 2011. Luận văn đã nêu lên cơ sở lý luận và thực tiễn ADPL trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của Tồ án nhân dân, tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu và thực tế ADPL trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự về tội xâm phạm sở hữu của Toà án nhân dân ở tỉnh Bắc Ninh, chỉ ra những mặt tích cực, hạn chế, nguyên nhân tồn tại và những vướng mắc trong quá trình ADPL để xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của Tồ án nhân dân ở tỉnh Bắc Ninh. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm, nêu lên những kiến nghị và đề xuất một số giải pháp chủ yếu làm cơ sở để hồn thiện về mặt lý luận; góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả ADPL trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của Toà án nhân dân ở tỉnh Bắc Ninh. Ngoài các giải pháp cơ bản và chủ yếu được nêu trong luận văn, cũng cần phải quan tâm đến các giải pháp khác như tăng cường năng lực ADPL của Điều tra viên, Kiểm sát viên; nâng cao hiệu quả hoạt động bào chữa của luật sư; hiệu quả hoạt động trợ giúp lý, tư vấn pháp luật... Trong các giải pháp cơ bản, chủ yếu thì các giải pháp liên quan đến chủ thể ADPL trong xét xử là giải pháp quan trọng nhất. Việc nâng cao trình độ năng lực chun mơn, phẩm chất đạo đức và cả các kiến thức khoa học chuyên ngành cần thiết cho đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân là nhân tố hàng đầu bảo đảm khắc phục các mặt hạn chế, nâng cao hiệu quả ADPL trong xét xử các tội xâm phạm sở hữu.
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần vào việc xây dựng và hồn thiện hệ thống lý luận về hoạt động xét xử của Tồ án nhân dân trong tố tụng hình sự và hồn thiện khoa học về hoạt động ADPL trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của Tồ án nhân dân trong cơng cuộc cải cách tư pháp hiện nay. Về mặt thực tiễn, những nội dung nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, đào tạo Thẩm phán, phục vụ cơng tác
nghiên cứu hồn thiện pháp luật; góp phần nâng cao hiệu quả, vai trị của Tồ án nhân dân trong hoạt động ADPL để xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu và thực hiện chương trình quốc gia phịng chống tội phạm của Chính phủ.
Những kết quả đã đạt được trong luận văn là sự nỗ lực, cố gắng của bản thân tác giả; sự giúp đỡ nghiêm túc và tinh thần đầy trách nhiệm của các thầy cô, các nhà khoa học, bạn bè, đồng nghiệp trong ngành Tồ án và đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của thầy hướng dẫn khoa học luận văn này. Tuy nhiên, do điều kiện nghiên cứu của một luận văn thạc sỹ và khả năng của bản thân tác giả, nên luận văn khơng tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định. Tác giả luận văn mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học và các đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn./.