Công luận và dư luận xã hộ

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của tòa án nhân dân ở tỉnh bắc ninh (Trang 46 - 49)

Trong thời kỳ bùng nổ thông tin như hiện nay, công luận và dư luận xã hội đã và đang phát huy vai trị rất quan trọng vào q trình quản lý và phát triển đất nước. Các phương tiện truyền thông cùng với dư luận xã hội đang trở thành một trong những lực lượng xung kích trong việc phát hiện những cái mới, những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, đồng thời phát hiện và tấn công vào những tệ nạn của đời sống xã hội. Khi công luận và dư luận xã hội lên tiếng có một sức mạnh khơng nhỏ tác động vào tâm tư, suy nghĩ và hành động của từng cá nhân. Đối với hoạt động ADPL trong xét xử án hình sự nói chung và xét xử án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu nói riêng của Tồ án lại càng được cơng luận và dư luận xã hội quan tâm đặc biệt, vì ADPL trong

hoạt động xét xử án hình sự của Tồ án là diễn đàn sinh động thể hiện bản chất của Nhà nước, của pháp chế XHCN. Mặt khác, nó cịn góp phần quan trọng vào việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể và của công dân, giáo dục mọi người nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội. Các phương tiện thông tin đại chúng, chính là địa chỉ tin cậy để những người tham gia tố tụng và mọi người dân cung cấp thơng tin và nhờ lên tiếng bảo vệ lợi ích cho mình. Những bài báo, loạt điều tra phóng sự... về hành vi chạy án, để lọt tội phạm hoặc xét xử không nghiêm minh của các phương tiện truyền thông, của công luận xã hội đã giúp ích rất nhiều cho các cơ quan, người tiến hành tố tụng thực hiện tốt việc điều tra, truy tố, xét xử. Nếu cơng luận và dư luận xã hội phản ánh chính xác các tình tiết của vụ án, nhận định và bình luận một cách khách quan để chờ phán quyết của các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ là điều kiện hết sức thuận lợi cho Thẩm phán, Hội thẩm trong quá trình xét xử. Khi đó tính giáo dục, thuyết phục của pháp luật sẽ được nhân lên gấp nhiều lần trong đời sống xã hội. Trường hợp xét xử không công bằng, khơng nghiêm minh thì cơng luận và dư luận xã hội lại là người trọng tài nghiêm khắc lên tiếng và địi hỏi cơng lý phải được thực thi. Ngược lại, nếu công luận và dư luận xã hội phản ánh các tình tiết, sự việc một cách phiến diện, hời hợt và chủ quan bình luận, nhận định một cách quá đà thì khi ADPL để xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm sẽ phải chịu một áp lực không nhỏ từ công luận và dư luận xã hội. Trong những trường hợp này, Thẩm phán và Hội thẩm phải có bản lĩnh, khơng ra bản án, quyết định chiều theo công luận và dư luận xã hội.

Ngồi ra, cịn có nhiều yếu tố khác đảm bảo việc ADPL trong hoạt động xét xử của TAND. Đó là tăng cường cơ sở vật chất và hồn thiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, Thẩm phán, Thư ký Toà án; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của ngành Tồ án nói chung, hoạt động ADPL trong xét xử của TAND nói riêng; tăng cường mối quan hệ phối hợp liên ngành trong giải quyết án hình sự.

Chương 2

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu của tòa án nhân dân ở tỉnh bắc ninh (Trang 46 - 49)

w