và cán bộ cơng chức thuộc ngành Tịa án
Bên cạnh việc hoàn thiện các quy phạm pháp luật để áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử nói chung và xét các tội phạm về xâm phạm sở hữu nói
riêng đạt hiệu quả cao, đáp ứng được yêu cầu phịng, chống tội phạm trong tình hình hiện nay. Nhà nước cũng cần phải chú trọng đến việc hoàn thiện các chế độ chính sách đãi ngộ đối với Thẩm phán và cán bộ ngành Tồ án. Vì chức năng cơ bản của Tồ án là xét xử, là một công việc đặc thù, trách nhiệm cao và chịu nhiều áp lực, chế độ đãi ngộ chưa tương xứng với trách nhiệm được giao. Trong thời gian qua chính sách đối với Thẩm phán và cán bộ Toà án nhân dân đã được quan tâm, Thẩm phán đã được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên nghề được áp dụng từ 01/01/2009 và các phụ cấp khác. Song nhìn chung chế độ chính sách đối với Thẩm phán vẫn còn nhiều bất cập, đời sống của đội ngũ Thẩm phán Tồ án cịn nhiều khó khăn. Do đó, cần có chế độ đãi ngộ xứng đáng với đặc thù nghề nghiệp để Thẩm phán yên tâm cơng tác, cống hiến sức lực, trí tuệ đạt hiệu quả cao nhất cho xã hội. Nhà nước cần qui định chế độ bảo vệ sự an toàn cho Thẩm phán, đặc biệt là khi giải quyết các vụ án lớn; Nhà nước cũng cần có những cơ chế, chính sách phù hợp để đảm bảo cho Thẩm phán khi xét xử không bị áp lực từ bất kỳ đối tượng nào. Người Thẩm phán phải khơng ngừng tu dưỡng rèn luyện, nâng cao trình độ về mọi mặt, luôn ghi nhớ và thực hiện tốt lời Bác Hồ dạy đối với cán bộ, công chức ngành Tồ án: “Nhân, nghĩa, trí, dũng,
liêm”.
Mặt khác, để đảm bảo tính độc lập trong hoạt động xét xử của Thẩm phán thì vấn đề hồn thiện thể chế pháp luật là hết sức quan trọng. Đây là điều kiện bảo đảm cho phán quyết của Thẩm phán được cơng minh và chính xác. Muốn vậy, chúng ta cần phải có qui trình bổ nhiệm Thẩm phán hợp lý hơn, cụ thể là qui định nhiệm kỳ của Thẩm phán dài hơn hiện nay hoặc có thể nghiên cứu chế độ bổ nhiệm Thẩm phán một lần.