Các hình thức thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trong ngành kiểm sát nhân dân

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở trong ngành kiểm sát nhân dân ở việt nam (Trang 32 - 38)

- Quan hệ với cơ quan cấp dưới: Thủ trưởng cơ quan Viện kiểm sát

1.2.2.3. Các hình thức thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trong ngành kiểm sát nhân dân

ngành kiểm sát nhân dân

Thực hiện pháp luật có vị trí, vai trị rất quan trọng đảm bảo sự tồn tại phát triển của pháp luật, đó là q trình thực hiện hóa các quy định của pháp

luật vào đời sống xã hội, quá trình này diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, căn cứ vào tính chất hoạt động của thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý xác định có các hình thức thực hiện pháp luật sau:

Một là, hình thức tuân thủ pháp luật: Theo Từ điển Luật học: "Tuân

thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật thụ động, thể hiện ở sự kiềm chế của chủ thể để không vi phạm các quy định cấm đốn của pháp luật. Ví dụ: khơng trộm cắp, khơng lừa đảo" [84, tr.758].

Theo giáo trình mơn Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định: "Tuân thủ pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể pháp luật tự kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm" [31, tr.271]. Tự kiềm chế là những xử sự thụ động, tự ghép mình vào tập thể, xã hội, đặt lợi ích quốc gia, cộng đồng, tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Hành vi mà pháp luật cấm là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại cho tập thể, cá nhân, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác... nên pháp luật không cho phép thực hiện như hành vi buôn bán trái phép chất ma túy, hành vi gây thương tích cho người khác, hành vi bắt cóc, tống tiền… ; hoặc vì lợi ích chung tùy theo tình hình hồn cảnh cụ thể mà pháp luật bắt buộc tổ chức, cơng dân phải làm một việc nào đó.

Hai là, hình thức chấp hành pháp luật: Theo Từ điển Luật học thì: “Thi

hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật một cách chủ động. Chủ thể pháp luật phải thực hiện một số thao tác nhất định mới có thể thực hiện pháp luật được. Ví dụ: thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc…” [84, tr.758].

Theo Giáo trình mơn Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh thì “Thi hành pháp luật (hay chấp hành pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng những hành động

tích cực” [31, tr.272]. Các nghĩa vụ pháp lý này là nghĩa vụ mang tính đương nhiên của cơng dân, của cán bộ, cơng chức Nhà nước (nó khác với nghĩa vụ khi vi phạm pháp luật) đó chính là bổn phận, là trách nhiệm của chủ thể phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

Ba là, hình thức sử dụng pháp luật: Theo Từ điển Luật học: “Sử dụng

pháp luật là khả năng của các chủ thể pháp luật có thể sử dụng, khai thác hay không sử dụng khai thác, hưởng quyền mà pháp luật đã giành cho mình. Ví dụ: cơng dân có quyền khiếu nại, tố cáo…” [84, tr.272].

Theo Giáo trình mơn Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh thì: “Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó, các chủ thể pháp luật sử dụng các quyền năng pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình” [31, tr.272]. Quyền năng pháp lý là những khả năng, quy định mà pháp luật cho phép cá nhân, tổ chức được thực hiện theo mong muốn của họ. Tuy nhiên, khi thực hiện các quyền này, các chủ thể phải tuân theo quy định của pháp luật chứ không được thực hiện tự do, vơ tổ chức. Vậy, đó là quyền của các chủ thể nên họ có thể thực hiện hoặc khơng thực hiện điều này hồn tồn phụ thuộc vào ý chí, vào mục đích của họ được pháp luật cho phép.

Bốn là, hình thức áp dụng pháp luật: Theo Từ điển Luật học “Áp dụng

pháp luật là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền dựa trên các quy định của pháp luật để giải quyết, xử lý những vấn đề thuộc trách nhiệm của mình” [84, tr.758].

Áp dụng pháp luật được tiến hành trong các trường hợp sau:

- Khi xảy ra tranh chấp giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật mà tự họ không thể giải quyết được, phải nhờ cơ quan Nhà nước (hoặc tổ chức xã hội) có thẩm quyền giải quyết.

- Khi quyền và nghĩa vụ của các chủ thể không mặc nhiên phát sinh nếu thiếu sự can thiệp của Nhà nước.

- Khi cần áp dụng các biện pháp chế tài đối với chủ thể vi phạm pháp luật - Khi Nhà nước thấy cần kiểm tra, giám sát hoạt động của các chủ thể vi phạm pháp luật hoặc để xác nhận di chúc, xác nhận văn bằng, chứng chỉ, hợp đồng, chữ ký…[84, tr.15].

Theo Giáo trình mơn Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh:

Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật trong đó Nhà nước thơng qua các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cán bộ, cơng chức được trao quyền tổ chức cho các chủ thể thực hiện những quy định của pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào quy định của pháp luật ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể [31, tr.273].

Ở hình thức này, các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật ln có sự can thiệp của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hay cán bộ, công chức được trao quyền. Qua việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cán bộ, cơng chức được trao quyền sẽ áp dụng pháp luật thông qua việc: Tổ chức cho các chủ thể thực hiện các quy định của pháp luật; hoặc cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức được trao quyền sẽ căn cứ vào quy định của pháp luật để ban hành các quyết định từ đó làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong q trình áp dụng pháp luật thì cũng phải tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật và sử dụng pháp luật để bảo đảm cho việc áp dụng pháp luật được tiến hành thuận lợi, chính xác, đúng mục đích.

Thực hiện pháp luật về dân ở cơ sở trong ngành KSND là một nội dung cụ thể của thực hiện pháp luật, do đó nó cũng có các hình thức thực hiện như sau:

- Hình thức tuân thủ pháp luật về dân chủ trong cơ quan Viện kiểm sát nhân dân: Đây là hình thức thực hiện pháp luật yêu cầu các chủ thể tự kiềm

+ Đối với Thủ trưởng cơ quan Viện kiểm sát nhân dân: khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ không được giải quyết các vụ việc vượt quá thẩm quyền; không được bao che, dung túng cho những chủ thể có hành vi lợi dụng dân chủ để vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân, … và cản trở việc thi hành công vụ của cơ quan, đơn vị.

+ Đối với cán bộ, công chức và viên chức Viện kiểm sát nhân dân: khi thực hiện tuân thủ pháp luật về dân chủ trong cơ quan được biểu hiện qua việc không lợi dụng các quyền tự do dân chủ của mình để có những lời nói, việc làm kích động gây mất đồn kết nội bộ, làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan, đơn vị.

- Hình thức chấp hành pháp luật về dân chủ trong cơ quan Viện kiểm

sát nhân dân: Đây là hình thức thực hiện pháp luật yêu cầu các chủ thể bằng

những hành vi chủ động của chính mình, kiềm chế không thực hiện những điều mà pháp luật ngăn cấm. Theo đó:

+ Đối với chủ thể là Thủ trưởng cơ quan Viện kiểm sát nhân dân: phải có nghĩa vụ trách nhiệm thực hiện thông báo những việc công khai được quy định tại Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan để cán bộ, công chức được biết, bằng một trong các hình thức: niêm yết tại cơ quan; thơng báo tại hội nghị cán bộ, công chức cơ quan; thông báo bằng văn bản gửi tồn thể cán bộ, cơng chức; thông báo cho người phụ trách các bộ phận của cơ quan và yêu cầu họ thông báo đến cán bộ, công chức làm việc trong các bộ phận đó; thơng báo bằng văn bản cho Đảng ủy, Ban Chấp hành Cơng đồn cơ quan.

+ Đối với chủ thể là cán bộ, công chức Viện kiểm sát nhân dân: hình thức chấp hành pháp luật về dân chủ trong cơ quan thể hiện về trách nhiệm của mình phải thực hiện nghĩa vụ không được làm những việc đã bị cấm theo quy định của Luật cán bộ, công chức; phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước thủ Trưởng cơ quan về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của mình; có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần kiệm, liêm chính, chí cơng, vơ tư; trong khi thi hành nhiệm vụ phải phụ tùng sự chỉ đạo và hướng dẫn của cấp trên; phải tự phê bình nghiêm túc, phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm để không ngừng tiến bộ v.v..

- Hình thức sử dụng pháp luật về dân chủ trong cơ quan Viện kiểm sát

nhân dân: Đây là hình thức quan trọng của cán bộ, công chức được pháp luật

về dân chủ trong hoạt động của cơ quan quy định rất cụ thể để Thủ trưởng cơ quan phải tôn trọng và tạo điều kiện cho cán bộ, công chức sử dụng các quyền dân chủ của mình. Đó là các quyền tham gia ý kiến vào kế hoạch công tác hàng năm, báo cáo sơ kết và tổng kết của cơ quan; các biện pháp cải tiến tổ chức và lề lối làm việc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, quan liêu, phiền hà sách nhiễu dân; kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; đề bạt bổ nhiệm cán bộ, công chức trong cơ quan theo quy định v.v.. Quyền giám sát, kiểm tra về việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, sử dụng kinh phí hoạt động, chấp hành chính sách, chế độ quản lý và sử dụng tài sản của cơ quan, v.v..

- Hình thức áp dụng pháp luật về dân chủ trong cơ quan Viện kiểm sát

nhân dân: Hình thức này mang tính quyền lực nhà nước, được Nhà nước trao

quyền cho Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức trách, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan. Đó là quyền quyết định chủ trương, giải pháp thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công việc của cơ quan; kế hoạch công tác hàng năm của cơ quan; tổ chức phong trào thi đua; báo cáo sơ kết, tổng kết của cơ quan; các biện pháp cải tiến tổ chức và lề lối làm việc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu dân; kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; đề bạt cán bộ, công chức trong cơ quan theo quy định; thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ, công chức; nội quy, quy chế cơ quan.

Chương 2

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở trong ngành kiểm sát nhân dân ở việt nam (Trang 32 - 38)

w