thể sau đây:
- Nguyên nhân khách quan:
Một là, thực hiện pháp luật về dân chủ là một chủ trương lớn của Đảng và
Nhà nước ta trong q trình xây dựng và hồn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nên trong quá trình vừa quán triệt tổ chức thực hiện,
vừa rút kinh nghiệm để cụ thể hóa xây dựng, sửa đổi, bổ sung hồn thiện Quy chế thực hiện dân chủ cho phù hợp với hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân.
Hai là, nhiều văn bản pháp luật liên quan đến quyền dân chủ của công
dân, nhưng Nhà nước chưa ban hành kịp thời, thiếu đồng bộ, cịn bất cập trong tổ chức thực hiện; có văn bản pháp luật chậm được sửa đổi, bổ sung nên ảnh hưởng đến hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngành.
Ba là, trong những năm qua, ngành Kiểm sát nhân dân đã tổ chức quán
triệt triển khai thực hiện các nghị quyết, kết luận của Đảng về cải cách Tư pháp, như: Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm cơng tác tư pháp trong thời gian tới. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải các tư pháp đến năm 2020.Tuy nhiên trong quá trình quán triệt tổ chức triển khai thực hiện cũng cịn có những bất cấp nhất định. Việc sửa đổi, bổ sung Luật tố tụng hình sự, dân sư, hành chính, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Pháp Lệnh kiểm sát viên, các quy định, quy chế về tổ chức và hoạt động của các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân địa phương; sửa đổi, bổ sung các quy định, quy chế về nghiệp vụ, nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, nên đã có sự tác động ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về dân chủ trong ngành Kiểm sát nhân dân.