- Nguyên nhân chủ quan:
3.2.1.1. Quan điểm chung
Tiếp tục quán triệt nắm vững chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở
Việc thực hiện Quy chế dân chủ hiện nay đang trở thành một nhiệm vụ quan trọng của toàn đảng, toàn dân. Để phát huy dân chủ, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân phải hồn thiện cơ chế dân chủ, thực hiện tốt Quy chế dân chủ; phát huy vai trò của cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân trong việc giám sát cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan công quyền, phát hiện, đấu tranh với các hiện tượng tham nhũng, lãng phí, v.v…
Ngành Kiểm sát nhân dân là một trong 4 hệ thống cơ quan trong bộ máy Nhà nước, được thành lập theo nguyên tắc lập hiến và lập pháp để thực hiện quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nhân dân là bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm của công dân; mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều phải xử lý theo pháp luật. Do đó, việc thực hiện pháp luật về
dân chủ trong ngành Kiểm sát nhân dân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Việc ban hành và thực hiện Quy chế dân chủ trong ngành Kiểm sát nhân dân không những để xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh mà cịn để góp phần hồn thành nhiệm vụ mà Quốc hội giao cho, làm tốt trách nhiệm của mình với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức và công dân. Thực tiễn trong 14 năm qua về kết quả thực hiện Quy chế dân chủ của ngành Kiểm sát nhân dân đã góp phần nâng cao vai trị, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng, của tập thể lãnh đạo, Thủ trưởng đơn vị, các tổ chức đồn thể và của cán bộ, cơng chức, viên chức trong việc phát huy dân chủ và quyền làm chủ trong các hoạt động của cơ quan, đơn vị. Về chất lượng và hiệu quả việc thực hiện dân chủ trong quan hệ công tác của Viện kiểm sát nhân dân với các cơ quan nhà nước, các tổ chức và công dân; trong các hoạt động nghiệp vụ kiểm sát và trong nội bộ cơ quan, đơn vị ngày càng được nâng cao.
Với ý nghĩa tầm quan trọng và kết quả nêu trên, những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn thực hiện dân chủ của Ngành, nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện Quy chế dân chủ trong
ngành Kiểm sát nhân dân, đáp ứng yêu cầu về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 và Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị. Trong thời gian tới, trước hết các cấp ủy, tổ chức Đảng, Lãnh đạo, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cần phải tăng cường thực hiện tốt công tác tổ chức quán triệt nắm vững Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và Kết luận số 65-KL/TW ngày 04/3/2010 của Ban Bí thư Trung ưng Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 30 của Bộ Chính trị; Nghị định số 71/NĐ-CP ngày 08/9/1998 của Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan; Quy chế số 757 về việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân các cấp.