Sửa đổi, bổ sung một số quy định về Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở trong ngành kiểm sát nhân dân ở việt nam (Trang 91 - 97)

- Nguyên nhân chủ quan:

3.2.2.7. Sửa đổi, bổ sung một số quy định về Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp

trong Hiến pháp

Để việc thực hiện pháp luật về dân chủ trong ngành Kiểm sát nhân dân trong thời gian tới được tốt hơn, Hiến pháp năm 1992 cần sửa đổi, bổ sung như sau:

- Về chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân: sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, cần tiếp tục quy định Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp như quy định tại Điều 137 Hiến pháp hiện hành.

- Về vị trí của Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước: - Sửa đổi, bổ sung quy định nhằm xác định rõ hơn vị trí của Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy Nhà nước. Hiện nay, vị trí của Quốc hội, Chính phủ và Tịa án nhân dân trong bộ máy Nhà nước đều được Hiến pháp xác định rõ, nhưng riêng đối với Viện kiểm sát nhân dân thì tại Điều 137 Hiến pháp mới chỉ quy định chức năng của Viện kiểm sát nhân dân mà chưa khẳng định rõ vị trí của Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy Nhà nước. Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị sửa đổi Điều 137 Hiến pháp theo hướng quy định rõ: Viện kiểm

sát nhân dân các cấp, các Viện kiểm sát quân sự là những cơ quan tư pháp độc lập trong bộ máy Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức thành một hệ thống thống nhất, khơng phụ thuộc chính quyền địa phương, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ.

Vị trí này là bảo đảm quan trọng để Viện kiểm sát nhân dân thực hiện hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

- Về nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân, tiếp tục quy định trong Hiến pháp: Viện kiểm sát nhân dân được tổ

chức và hoạt động theo Nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong Ngành. Với quy định đó tiếp tục khẳng định: Viện kiểm sát nhân dân do Viện

trưởng lãnh đạo; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các địa phương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; khi thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, Viện trưởng và các Kiểm sát viên ở bất cứ Viện kiểm sát nhân dân cấp nào cũng đều là thừa hành nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

- Sửa đổi, bổ sung quy định về tổ chức hệ thống Viện kiểm sát nhân dân: thể chế hóa các chủ trương của Đảng, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các Điều 137, 138, và 140 của Hiến pháp theo hướng, thành lập hệ thống tổ chức Viện kiểm sát phù hợp với hệ thống tổ chức Tịa án, khơng phụ thuộc vào đơn vị hành chính, xử lý các vấn đề về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát các cấp, vấn đề giám sát của các cơ quan dân cử đối với Viện kiểm sát theo tinh thần cải cách tư pháp.

- Bổ sung quy định về chế độ bổ nhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với Phó viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương; chế độ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và nhiệm kỳ của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân: Hiện nay, tại khoản 7 Điều 84 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi quy định Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Tuy nhiên, Hiến pháp lại chưa quy định rõ đối tượng được bầu làm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Do đó, đề nghị sửa đổi Hiến pháp cần quy định rõ: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được bầu

trong số các đại biểu Quốc hội. Tại Điều 138 Hiến pháp hiện hành quy định

thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với Viện trưởng, các Phó viện trưởng và Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân địa phương và Viện kiểm sát quân sự các quân khu và khu vực, nhưng lại chưa quy định thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với Phó viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương (thẩm quyền này hiện nay mới chỉ được quy định tại Điều 9 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002). Do đó, đề nghị sửa đổi Điều 138

Hiến pháp theo hướng bổ sung quy định Phó viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Mặt khác, cần bổ sung quy định về nguyên tắc “Chế độ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và nhiệm kỳ của Kiểm sát viên Viện kiểm sát

nhân dân do luật định” để làm cơ sở cho việc xây dựng các quy định về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và nhiệm kỳ của Kiểm sát viên trong Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân.

- Bổ sung quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân trong việc chấp hành các văn bản tố tụng của Viện kiểm sát: Để bảo đảm hiệu lực thi hành của các văn bản tố tụng của Viện kiểm sát nhân dân, đề nghị bổ sung một điều trong Hiến pháp quy định rõ “Các quyết định, kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu của Viện kiểm sát nhân dân phải được các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị và cá nhân có liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành theo quy định của pháp luật.

KẾT LUẬN

Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, Đảng ta xác định: dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Với tầm quan trọng đặc biệt đó có ý nghĩa tác động sâu sắc đến việc thực hiện pháp luật về dân chủ trong ngành Kiểm sát nhân dân. Như vậy, việc thực hiện tốt pháp luật về dân chủ khơng những góp phần xây dựng ngành Kiểm sát trong sạch, vững mạnh mà cịn thúc đẩy kết quả hồn thành chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nhân dân được Đảng và Nhà nước giao cho. Sau khi ban hành Quy chế thực hiện dân chủ, các cơ quan, đơn vị trong ngành Kiểm sát nhân dân đã tích cực thực hiện, tạo ra sự chuyển biến đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong ngành Kiểm sát vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, địi hỏi phải có những giải pháp khắc phục. Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả việc thực hiện Quy chế dân chủ là một đòi hỏi của thực tiễn cách mạng xã hội chủ nghĩa và là một nhiệm vụ quan trọng của tồn Đảng, tồn dân, trong đó có ngành Kiểm sát nhân dân.

Để góp phần thực hiện chủ trương đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thực hiện pháp luật về dân chủ trong ngành Kiểm sát nhân dân, nội dung đề tài Luận văn nghiên cứu trên đây đã nêu nên được cơ sở lý luận của việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước; đồng thời đi sâu phân tích, đánh giá một cách nghiêm túc, tồn diện và lịch sử cụ thể về thực trạng việc thực hiện Quy chế dân chủ trong ngành Kiểm sát nhân dân trong những năm qua, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp chủ yếu để tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở trong ngành Kiểm sát nhân dân ở Việt Nam.

Với kết quả của việc nghiên cứu đề tài khoa học nêu trên, tơi có cảm nhận sâu sắc rằng nó sẽ có tác dụng góp phần vào việc tiếp tục đẩy mạnh

và nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở trong ngành Kiểm sát nhân dân ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của tiến trình đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 và Kết luận số 79- KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở trong ngành kiểm sát nhân dân ở việt nam (Trang 91 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w