Về các hoạt động trong nội bộ cơ quan Viện kiểm sát nhân dân

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở trong ngành kiểm sát nhân dân ở việt nam (Trang 55 - 66)

- Quan hệ với cơ quan cấp dưới: Thủ trưởng cơ quan Viện kiểm sát

2.1.6. Về các hoạt động trong nội bộ cơ quan Viện kiểm sát nhân dân

triệt trong chỉ đạo nâng cao trách nhiệm kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam có căn cứ, đúng pháp luật; thực hiện tốt dân chủ trong công tác thực hành quyền cơng tố và kiểm sát xét xử án hình sự, đảm bảo được việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, hạn chế việc bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội; chú trọng các biện pháp để nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa, nâng cao chất lượng kháng nghị theo các thủ tục tố tụng đối với những bản án, quyết định của Tịa án có vi phạm, đảm bảo việc xét xử của Tòa án nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật. Kiểm sát chặt chẽ về chấp hành pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù. Thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án về việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại và lao động; ban hành nhiều kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và văn bản kiến nghị yêu cầu Tòa án khắc phục vi phạm. Chủ động phối hợp chặt chẽ với Cơ quan Thi hành án hình sự, dân sự trong việc thi hành án; kiến nghị sửa đổi, bổ sung những văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành án khơng cịn phù hợp nhằm tháo gỡ khó khăn trong việc thi hành án. Qua kết quả thực hiện pháp luật về dân chủ trong các hoạt động nghiệp vụ kiểm sát đã đảm bảo được quyền tự do, dân chủ của công dân; từng bước nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo tinh thần cải cách tư pháp.

2.1.6. Về các hoạt động trong nội bộ cơ quan Việnkiểm sát nhân dân kiểm sát nhân dân

Qua nhiều năm quán triệt thực hiện pháp luật về dân chủ trong nội bộ Cơ quan Viện kiểm sát nhân dân đã thể hiện được trách nhiện của Lãnh đạo Viện, nhất là trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc tham gia ý kiến những việc thuộc trách

nhiệm của Viện trưởng, Thủ trưởng quyết định; đảm bảo những việc công khai về hoạt động của cơ quan để cán bộ, công chức, viên chức biết và giám sát, kiểm tra. Cụ thể là:

- Về thực hiện dân chủ trong việc xây dựng báo cáo tổng kết, chỉ thị, kế hoạch, chương trình cơng tác năm: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện

kiểm sát các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Viện kiểm sát cấp huyện đã duy trì nề nếp việc thực hiện dân chủ trong xây dựng báo cáo tổng kết, chỉ thị, kế hoạch, chương trình cơng tác năm. Khi xây dựng báo cáo tổng kết, chỉ thị công tác năm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã được đưa ra thảo luận trong Ban Cán sự đảng, Lãnh đạo Viện và Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao; lấy ý kiến tham gia đóng góp của các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Hội nghị triển khai cơng tác năm của tồn Ngành. Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào chỉ thị công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, nghị quyết của cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân cùng cấp để xây dựng kế hoạch công tác năm và đưa ra thảo luận trong Ban Cán sự đảng, Lãnh đạo Viện và Ủy ban kiểm sát; lấy ý kiến đóng góp của lãnh đạo các phịng nghiệp vụ, Kiểm sát viên cấp tỉnh và Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện tại Hội nghị tổng kết và triển khai kế hoạch công tác năm. Viện kiểm sát nhân cấp huyện căn cứ vào chỉ thi, kế hoạch công tác của Ngành và Nghị quyết của cấp ủy Đảng cùng cấp để xây dựng chương trình cơng tác năm và đưa ra thảo luận trong tập thể cán bộ đơn vị. Các đơn vị trực thuộc căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, căn cứ Chỉ thị công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao để xây dựng chương trình cơng tác của đơn vị; đồng thời tổ chức thảo luận, quán triệt công khai, dân chủ trong tồn thể cán bộ, cơng chức, viên chức. Việc xây dựng chỉ thị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, kế hoạch công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và chương trình cơng tác của các đơn vị

trực thuộc đã bám sát thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Ngành; gắn với yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước.

- Thực hiện dân chủ trong công tác tổ chức cán bộ: Nhằm đảm bảo

thực hiện tốt dân chủ trong công tác tổ chức cán bộ, ngành Kiểm sát nhân dân đã quán triệt thực hiện cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương, nghị quyết, quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nhất là Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, Luật cán bộ, công chức,… để xây dựng các quy định, quy chế về tổ chức và hoạt động của Ban Cán sự đảng, Quy chế về tổ chức và hoạt động của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân; Quy chế về tổ chức và hoạt động của các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương; Quy chế phân cấp quản lý cán bộ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân; Quy chế bảo vệ chính trị nội bộ; Quy chế về thi đua, khen thưởng; Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong Ngành. Các quy định cụ thể về tuyển dụng cán bộ; quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; quy định về đánh giá, nhận xét và phân loại cán bộ.v.v…Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân các địa phương đã tạo điều kiện để các cấp ủy Đảng, tổ chức đồn thể và cán bộ, cơng chức, viên chức trong đơn vị biết và tham gia ý kiến về công tác tuyển dụng, điều động, quy hoạch, đào tạo, luân chuyển cán bộ; công tác đề bạt bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý, kiểm sát viên; nâng ngạch, bậc lương; đánh giá, phân loại cán bộ; cơng tác bình xét thi đua, khen thưởng; việc giải quyết các chế độ chính sách liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức; việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo cán bộ; xử lý kỷ luật cán bộ tronng Ngành.

Kết quả công tác tổ chức cán bộ của ngành Kiểm sát nhân dân hàng năm đã góp phần quan trọng trong cơng tác củng cố, kiện tồn hồn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy làm việc, đội ngũ cán bộ, chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân các cấp trong tiến trình cải các tư pháp. Cụ thể trong ba

năm 2009, 2010 và 2011, ngành Kiểm sát nhân dân đã xây dựng và thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Kiểm sát nhân giai đoạn 2011-2020; tập trung nghiên cứu các Đề án: “Mơ hình tổ chức bộ máy, chức năng và nhiệm vụ của Viện kiểm sát theo Kết luận số 79/KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị”, “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát theo yêu cầu cải cách tư tư pháp”; “Viện kiểm sát trong cơ chế kiểm sát việc thực hiện quyền lực tư pháp theo tiến trình xây dựng và hồn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhằm tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra”, “Kiện toàn tổ chức, bộ máy và cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát trong lĩnh vực dân sự, hành chính đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức khảo sát, đề xuất biện pháp thực hiện việc thành lập Viện kiểm sát khu vực. Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tổ chức khảo sát, hội thảo lấy ý kiến đóng góp trong và ngoài Ngành để đề xuất thành lập Viện kiểm sát khu vực. Đã đề nghị và được Ủy ban Thường vụ quốc hội có nghị quyết về Thành lập và đổi tên gọi một số đơn vị cấp vụ trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, về biên chế cán bộ, chỉ tiêu và cơ cấu kiểm sát viên viện kiểm sát các cấp, về cử kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân làm thành viên Ủy ban kiểm sát nhằm củng cố, kiện toàn Ủy ban kiểm sát viện kiểm sát nhân dân tối cao. Ngành Kiểm sát nhân dân đã rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao; cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp vụ, phòng của các đơn vị trực thuộc và Lãnh đạo Viện kiểm sát cấp tỉnh, cấp phòng và Viện kiểm sát cấp huyện giai đoạn 2010-2015; xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức giai đoạn 2011-2015; đẩy mạnh việc kiện tồn tổ chức bộ máy cấp vụ và Viện kiểm sát nhân cấp tỉnh, như: thành lập mới 41 phòng nghiệp vụ thuộc các Vụ và đơn vị tương đương, chia tách thành lập

mới một số phòng nghiệp vụ của 21 Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, tăng cường biên chế cán bộ và Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; toàn ngành Kiểm sát đã tuyển dụng 1.950 người; đề nghị Chủ tịch nước đã bổ nhiệm 3 phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; bổ nhiệm mới và bổ nhiệm lại chức danh lãnh đạo, quản lý, chức danh pháp lý cho 9.478 cán bộ; nâng lương thường xuyên và trước hạn cho 1.675 cán bộ; giải quyết cho 159 cán bộ trong Ngành nghỉ hưu theo Nghị định 132/NĐ-CP của Chính phủ; đề nghị Nhà nước tặng thưởng Huân chương cho 25 cán bộ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã chọn cử 5.037 cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật, trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học, kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế. Về kết quả thực hiện công tác tuyển dụng, đề bạt bổ nhiệm, nâng ngạch, bậc lương, khen thưởng cán bộ,… của ngành Kiểm sát nhân dân trong ba năm qua đã đảm bảo thực hiện đúng quy trình, quy định của Đảng, Nhà nước và của Ngành; đảm bảo khách quan, công khai, dân chủ.

- Thực hiện dân chủ trong cơng tác tài chính: Hàng năm, từ nguồn kinh

phí được Nhà nước cấp cho ngành Kiểm sát nhân dân, Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã bàn thảo luận để phân bổ, giao dự toán ngân sách cho các đơn vị, địa phương. Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thực hiện công khai, minh bạch việc phân bổ nguồn kinh phí được cấp cho Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện. Để đảm bảo sự hợp lý và tăng cường kinh phí chi cho hoạt động nghiệp vụ kiểm sát, Viện kiểm sát nhân tối cao đã trao đổi ý kiến với Viện kiểm sát nhân dân địa phương thống nhất đề nghị và được cấp có thẩm quyền quyết định việc tách tiền lương, phụ cấp lương và các khoản chi khác ra khỏi định mức chi thường xuyên. Thực hiện các chế độ chi bồi dưỡng độc hại đối với cán bộ, Kiểm sát viên trực tiếp kiểm tra trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, chế độ bồi dưỡng cán bộ tiếp dân, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo; chế độ bồi dưỡng cho Kiểm sát viên

tham gia phiên tòa dân sự; chi trả phụ cấp thâm niên nghề đối với các chức danh pháp lý; sử dụng và khốn cước phí điện thoại di động; thực hiện hợp đồng may trang phục cho cán bộ, công chức, viên chức; mua sắm và thanh lý tài sản,… đã đảm bảo công khai, đúng quy định của Nhà nước.

Thực hiện Chương trình kiểm tra số 97-CTr/TW ngày 23/12/2008 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 69-KH/BCĐ ngày 03/3/2009 của Ban Chỉ đạo Trung ương, hàng năm Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã xây dựng kế hoạch kiểm tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong tồn ngành Kiểm sát nhân dân. Qua kết quả kiểm tra cho thấy Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã thực hiện tốt việc chỉ đạo tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc các văn bản pháp luật, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước và của Ngành về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đơn vị, đã phát huy được quyền dân chủ của cán bộ, công chức, viên chức trong giám sát, kiểm tra việc chi tiêu, mua sắm, sử dụng tài sản cơng. Để thực hiện tốt chương trình phịng, chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm, Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã xây dựng và bàn hành thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị có hiệu quả, tiết kiệm tạo nguồn thu nhập thêm cho cán bộ, công chức, viên chức.

- Thực hiện dân chủ trong việc tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức và thơng qua vai trị hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân: Hàng năm, Lãnh

đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã chủ động phối hợp với Đảng ủy và Ban Chấp hành Công đồn cơ quan tổ chức hội nghị cán bộ, cơng chức để Viện trưởng báo cáo kết quả thực hiện dân chủ của cơ quan trên các mặt công tác, như: công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành của Lãnh đạo Viện, công tác về chuyên môn, nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, công tác xây dựng Ngành, công tác đảm bảo điều kiện làm việc, đời sống cán bộ, công chức; kết quả thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ. Cơng đồn báo cáo Tổng kết phong trào thi đua thực hiện Nghị quyết hội nghị đại biểu

cán bộ, công chức, viên chức cơ quan; kết quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân về giám sát, kiểm tra hoạt động của cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ. Đồng thời cũng tại hội nghị thảo luận và lấy ý kiến biểu quyết các chỉ tiêu thi đua phấn đấu thực hiện công tác trong năm; phát động cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị thực hiện các phong trào thi đua, phát huy sáng kiến, cải tiến phương pháp làm việc để nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác, hồn thành tốt nhiệm vụ chính trị của Ngành. Lãnh đạo Viện và Ban Chấp hành Cơng đồn đã đề cao vai trò hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, chú trọng củng cố, kiện toàn Ban Thanh tra nhân dân, lựa chọn giới thiệu những người có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, đạo đức, trình độ, năng lực cơng tác vào Ban Thanh tra nhân dân; cụ thể: là người có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị; là người trung thực cơng tâm và có uy tín trong cơ quan, đơn vị; có trình độ pháp luật và hiểu biết về chủ trương, chính sách, chế độ liên quan đến quyền, lợi ích của cán bộ, cơng chức, viên chức; người có điều kiện và tự nguyện làm công tác thanh tra. Định hướng và tạo điều kiện để Ban Thanh tra nhân dân thực hiện tốt hoạt động giám sát, kiểm tra các hoạt động của cơ quan, đơn vị. Ban Thanh tra nhân dân của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều có Quy chế hoạt động, hàng năm đã chủ động xây dựng chương trình hoạt động giám sát, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; thực hiện Quy chế dân chủ, Quy chế chi

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở trong ngành kiểm sát nhân dân ở việt nam (Trang 55 - 66)

w