Việc phổ biến, tuyên truyền và tổ chức thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở trong ngành kiểm sát nhân dân ở việt nam (Trang 45 - 49)

- Quan hệ với cơ quan cấp dưới: Thủ trưởng cơ quan Viện kiểm sát

2.1.2. Việc phổ biến, tuyên truyền và tổ chức thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở

dân chủ ở cơ sở

Với nhận thức xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong tổ chức và hoạt động của ngành là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm phát huy vai trị làm chủ của cán bộ, cơng chức, viên chức trong cơ quan, thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, thể hiện bản chất Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Ngay sau khi có Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị khóa VIII), Nghị quyết số 55- NQ/UBTVQH10 ngày 30/8/1998 của Ủy ban Thường vụ quốc hội, Nghị định 71/NĐ-CP ngày 08/9/1998 của Chính phủ về ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan; Ban Cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh đã tổ chức quán triệt đến các đồng chí ủy viên Ban Cán sự và các đồng chí Lãnh đạo Viện. Đồng thời Ban Cán sự đảng phối hợp với cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức đồn thể tổ chức phổ biến, quán triệt trong cấp ủy Đảng, đến toàn thể cán bộ, đảng viên trong cơ, quan đơn vị; chỉ đạo xây dựng Quy chế dân chủ trong ngành Kiểm sát nhân dân và thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ của cơ quan do đồng chí Phó viện trưởng, Bí thư Đảng ủy làm Trưởng Ban Chỉ đạo và đảm bảo cơ cấu có đại diện cấp ủy, chính quyền, tổ chức đồn thể làm thành viên.

Trong xây dựng và thực hiện chỉ thị, kế hoạch, chương trình cơng tác hàng năm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của các đơn vị

trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện đều đề cao vai trò trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong việc thường xuyên phổ biến, quán triệt nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nghiêm túc các văn bản của Đảng, Nhà nước về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ. Cùng với việc tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền về thực hiện Quy chế dân chủ, Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã đề cao ý thức dân chủ của cán bộ, công chức, viên chức trong việc nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp; gắn với trách nhiệm thực hiện Luật cán bộ, cơng chức; tham gia đóng góp ý kiến xây dựng cơ quan, đơn vị; thực hiện chương trình hành động các Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ của Đảng bộ, Chi bộ; thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, rèn luyện 5 đức tính người cán bộ kiểm sát “Cơng minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”; thực hiện phong trào thi, tuyển chọn Kiểm sát viên giỏi, Kiểm sát viên tiêu biểu; chương trình hành động thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân.v.v… Viện kiểm sát nhân dân các cấp đề ra tiêu chuẩn phấn đấu thực hiện tốt nội dung Quy chế dân chủ để bình xét thành tích thi đua của cá nhân và tập thể đơn vị hàng năm.

Về hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ: Được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong việc thành lập, củng cố, kiện toàn kịp thời Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ, nên hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong thời gian qua của cả hai cấp đã đi vào nề nếp và phát huy được vai trò, trách nhiệm của từng thành viên. Cụ thể là: hàng năm, Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ Viện kiểm sát nhân dân

tối cao và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh đã xây dựng đề ra phương hướng, nhiệm vụ thực hiện Quy chế dân chủ của cơ quan, đơn vị; xây dựng kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ trong tồn Ngành, như: năm 2009 có Kế hoạch kiểm tra số 37/KH-VKSTC-TTr ngày 20/4/2009, năm 2010 có Kế hoạch kiểm tra số 32/KH-VKSTC-TTr ngày 26/4/2010, năm 2011 có Kế hoạch kiểm tra số 41/KH-VKSTC-TTr ngày 16/4/2011; đồng thời thành lập Đoàn kiểm tra, chỉ đạo các viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và các đơn vị trực thuộc tự kiểm tra, báo cáo kết quả. Đoàn kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã trực tiếp kiểm tra một số Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện. Năm 2009, kiểm tra 06 Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và 12 Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện; năm 2010, kiểm tra 04 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, 02 đơn vị trực thuộc viện kiểm sát nhân dân tối cao và 08 Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện; năm 2011, kiểm tra 09 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và 18 Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.

Thực hiện Kế hoạch số 195-KH/BCDDTW ngày 25/5/2009 của Ban Chỉ đạo Trung về tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã phối hợp với Ban Chỉ đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thực hiện công tác kiểm tra và kịp thời báo cáo tổng kết 10 năm (1998-2008) thực hiện Quy chế dân chủ trong toàn ngành Kiểm sát nhân dân (Báo cáo số 72/BC- VKSTC-TTr ngày 05/8/2009). Hàng năm, thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh đã chủ động xây dựng báo cáo sơ kết 6 tháng và tổng kết 1 năm thực hiện Quy chế dân chủ trong cơ quan, đơn vị; các báo cáo sơ kết và tổng kết đã bảo đảm chất lượng và thực hiện đúng thời gian quy định. Qua công tác kiểm tra và sơ kết, tổng kết hàng năm về thực hiện Quy chế dân chủ trong toàn ngành Kiểm sát nhân dân đã đánh giá đúng những ưu, khuyết điểm

trong quá trình triển khai thực hiện và rút ra được những kinh nghiệm trong công tác tổ chức chỉ đạo, đồng thời Ban Chỉ đạo cũng đã biểu dương kịp thời nhiều đơn vị điển hình Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong công tác quán triệt, phổ biến, tuyên truyền cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, có ý nghĩa tác dụng nhân rộng và thúc đẩy phong trào trong toàn ngành Kiểm sát nhân dân.

Những hoạt động trên đây của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh đã thể hiện tốt vai trị trách nhiệm của mình.

Trong nhiều năm qua, các tổ chức đồn thể (Cơng đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ,…) của Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã phát huy được vai trị của mình trong việc phổ biến, tun truyền và vận động đoàn viên, hội viên thực hiện tốt Quy chế dân chủ trong cơ quan, đơn vị. Gắn việc thực hiện Quy chế dân chủ với xây dựng các tổ chức đoàn thể vững mạnh. Cụ thể là: các tổ chức đoàn thể Viện kiểm sát nhân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh đã tích cực chủ động phối hợp với Thủ trương cơ quan, đơn vị đề ra nhiều biện pháp thực hiện công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục nhằm tạo điều kiện để đoàn viên, hội viên phát huy dân chủ trong các mặt hoạt động của cơ quan, đơn vị như: Ban Chấp hàng Cơng đồn tổ chức lấy ý kiến đóng góp xây dựng kế hoạch, chương trình cơng tác; thực hiện các chỉ tiêu thi đua trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ; xây dựng các nội quy, quy định, quy chế của cơ quan, đơn vị. Ban Chấp hành Cơng đồn đã phối hợp với Thủ trưởng cơ quan duy trì tổ chức hội nghị cán bộ cơng chức hàng năm; hướng dẫn chỉ đạo Ban Thanh tra nhân dân hoạt động giám sát, kiểm tra về trách nhiệm của Thủ trương cơ quan trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện Nghị quyết hội nghị Đại biểu

cán bộ, công chức cơ quan; Quy chế thực hiện dân chủ. Ban Chấp hành Công đồn chủ động cử đại diện Cơng đồn tham gia Hội đồng lương, Hội đồng thi đua, kỷ luật, tuyển dụng cán bộ,…

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở trong ngành kiểm sát nhân dân ở việt nam (Trang 45 - 49)

w