Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về dân chủ có chất lượng và hiệu quả

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở trong ngành kiểm sát nhân dân ở việt nam (Trang 88 - 90)

- Nguyên nhân chủ quan:

3.2.2.4. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về dân chủ có chất lượng và hiệu quả

hiện pháp luật về dân chủ có chất lượng và hiệu quả

Nhằm đưa việc thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân các cấp đi vào nề nếp và đảm bảo được chất lượng, hiệu quả, thiết thực thì khâu giám sát, kiểm tra rất quan trọng. Việc giám sát, kiểm tra phải được thực hiện từ khâu ra văn bản đến tổ chức thực hiện; giám sát, kiểm tra từ Viện kiểm sát nhân dân tối cao đến các Viện kiểm sát nhân dân địa phương.

Thực hiện nhiệm vụ giám sát, kiểm tra, trước hết Ban Chỉ đạo thực hiện

Quy chế dân chủ của ngành Kiểm sát nhân dân cần chỉ đạo tốt việc thực hiện Quy chế dân chủ ở ngay cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao để đảm bảo

sự thống nhất đồng bộ trong việc thực hiện Quy chế dân chủ từ Viện kiểm sát nhân dân tối cao đến các Viện kiểm sát địa phương. Ban Chỉ đạo thực hiện

Quy chế dân chủ của Ngành trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện Quy chế dân chủ

trong tồn Ngành, do đó khơng được bng lỏng kiểm tra bởi: Lãnh đạo cũng có nghĩa là kiểm tra; bng lỏng việc kiểm tra thì cũng bằng khơng, coi như khơng có lãnh đạo.Vì vậy, Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ của Ngành cần định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ đối với các cơ quan, đơn vị trong Ngành để đánh giá và kịp thời chỉ đạo. Hình thức kiểm tra nên đổi mới: Giảm nghe báo cáo mà trực tiếp kiểm tra qua cán bộ, công chức, viên chức tại cơ sở; tập trung kiểm tra những đơn vị yếu kém, có biểu hiện mất dân chủ. Sau khi kiểm tra phải đánh giá được kết quả hoạt động để biểu dương những tập thể và cá nhân chấp hành tốt; đồng thời, nhắc nhở đối với các tập thể và cá nhân chưa thực hiện đúng quy chế dân chủ của Ngành. Cần xử lý nghiêm túc những cá nhân vi phạm Quy chế dân chủ, dẫn đến gây mất đồn kết nội bộ, hoặc khơng hồn thành nhiệm vụ được giao.

Cần có sự nghiên cứu, xây dựng Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong ngành Kiểm sát nhân dân để việc tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong Ngành đi vào nề nếp, phát huy hiệu quả thiết thực trong công tác xây dựng Ngành.

Tiếp tục củng cố, tăng cường tổ chức bộ máy và cán bộ của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân để làm tốt công tác thường trực, tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ đạo trong việc tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ trong toàn Ngành. Bảo đảm để các hoạt động thanh tra được tiến hành thường xuyên, có trọng điểm; ngăn chặn, khắc phục, xử lý kịp thời các biểu hiện tiêu cực trong thực hiện hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp; trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản; trong cơng tác tổ chức và cán bộ của toàn Ngành. Kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm minh đối với những trường hợp có hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí của cơng.

Kiện tồn tổ chức, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ và tạo mọi điều kiện để cho Ban Thanh tra nhân dân của Viện kiểm sát nhân dân của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoạt động tốt nhiệm vụ theo 3 mảng công việc: Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; giám sát việc thực hiện nội quy, quy chế, chính sách chế độ; giám sát việc thực hiện quản lý thu chi tài chính, sử dụng tài sản công, …Ban Thanh tra nhân dân tiếp nhận ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức để xem xét kiểm tra. Ban chấp hành Cơng đồn cơ sở chỉ đạo Ban Thanh tra nhân dân hoạt động đúng chức năng, hoạt động theo kế hoạch: Mỗi quý họp để kiểm điểm việc thực hiện chương trình cơng tác, bàn bạc triển khai cơng tác q sau, kiến nghị những vấn đề cịn tồn đọng, đồng thời báo cáo tình hình hoạt động với Ban chấp hành Cơng đồn cơ sở để Ban chấp hành Cơng đồn cơ sở nắm được tình hình, tiếp tục chỉ đạo. Khi có yêu cầu và kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân, trực tiếp của cán bộ, cơng chức, viên chức thì

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải giải quyết kịp thời, dứt điểm tại cơ sở, tránh để tình trạng khiếu kiện kéo dài.

Tăng cường việc kiểm tra, giám sát của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện Quy chế dân chủ. Khơng có sự kiểm tra nào hiệu quả hơn sự tự kiểm tra, giám sát của chính cán bộ, cơng chức, viên chức tại cơ sở. Quy chế dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân các cấp quy định cán

bộ, công chức, viên chức được giám sát, kiểm tra những việc liên quan đến thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và kế hoạch công tác năm, những việc liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ, cơng chức, viên chức. Sự kiểm tra, giám sát của cán bộ, cơng chức, viên chức trong Ngành sẽ góp phần khắc phục các hạn chế, yếu kém, mở rộng phát huy các kinh nghiệm tốt, các việc làm hay, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở trong ngành kiểm sát nhân dân ở việt nam (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w