- Quan hệ với cơ quan cấp dưới: Thủ trưởng cơ quan Viện kiểm sát
2.1.4. Về quan hệ công tác của Viện kiểm sát nhân dân với các cơ quan nhà nước, các tổ chức và công dân
cơ quan nhà nước, các tổ chức và công dân
- Quan hệ công tác với các cơ quan nhà nước: Kết quả triển khai thực
hiện Quy chế dân chủ của ngành Kiểm sát nhân dân trong nhiều năm qua đã đề cao trách nhiệm của Viện kiểm sát trước các cơ quan nhà nước. Thực hiện quy định của pháp luật, định kỳ Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã báo cáo đầy đủ, kịp thời về tình hình chấp hành pháp luật, kết quả công tác kiểm sát và công tác xây dựng Ngành trước Quốc hội; nêu cao trách nhiệm trong việc trả lời những vấn đề mà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu. Nghiêm chỉnh chấp hành việc báo cáo phục vụ hoạt động giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nhân dân trong cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm; giải quyết một số vụ án dân sự phức tạp, các vụ án trọng điểm về tham nhũng. Thường xuyên chủ động phối hợp với các cơ quan tư pháp Trung ương thực hiện đúng lộ trình, các nhiệm vụ trọng tâm về cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 và Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị. Báo cáo đề xuất Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương trình Bộ Chính trị về đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra. Nghiên cứu, xây dựng “Đề án mơ hình Tố tụng hình sự Việt Nam”; “Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát theo yêu cầu cải cách tư pháp” trình Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương. Chú trọng công tác xây dựng và hướng dẫn thực hiện pháp luật. Chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng xây dựng dự án sửa đổi, bổ sung nhiều Bộ luật, luật, pháp lệnh, như Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; Pháp lệnh kiểm sát viên năm 2002. Tổ chức hội nghị sơ kết thông tư liên tịch, như Thông tư liên
tịch số 03/2005/TTLT-VKSTC-TATC ngày 01/9/2005 của Viện kiểm sát nhân dân và Tịa án nhân dân tối cao; chủ trì phối hợp xây dựng các thơng tư liên
tịch hướng dẫn thi hành Bộ luật, luật, pháp lệnh, như Bộ luật Tố tụng hình sự,
Luật dân sự, Luật bồi thường nhà nước, Luật Tương trợ tư pháp… Tham gia
soạn thảo, góp ý kiến về nhiều dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã thường xuyên phối hợp với các cơ quan hữu quan thực hiện tốt công tác tiếp nhận, giải quyết, quản lý tin báo, tố giác về tội phạm; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng trong công tác giải quyết án hình sự và dân sự, đảm bảo việc giải quyết các vụ án theo đúng quy định của pháp luật.
Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương đã thực hiện nghiêm túc việc báo cáo về tình hình chấp hành pháp luật và kết quả cơng tác kiểm sát trước Hội đồng nhân dân, cấp ủy Đảng cùng cấp và Viện kiểm sát nhân dân cấp trên; trả lời đầy đủ những yêu cầu và những việc mà Đại biểu Hội đồng nhân dân chất vấn. Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm. Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương đã chủ động phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng xây dựng Quy chế phối hợp liên ngành, như: Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự; Quy chế phối hợp trong công tác thi hành án dân sự; Quy chế phối hợp giữa Thanh tra, Công an, Viện kiểm sát trong việc phát hiện, điều tra, xử lý những vụ việc có dấu hiệu phạm tội do cơ quan Thanh tra kiến nghị khởi tố; v.v…
- Quan hệ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức xã hội: Viện
kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát địa phương đã xây dựng Quy chế phối hợp công tác với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp. Thường xuyên duy trì tốt mối quan hệ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đảm bảo thực hiện nội dung trong Quy chế phối hợp công tác, như phối hợp trong công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù; kiểm tra công tác giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của các cơ quan Tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp với Trung
ương Hội luật gia Việt Nam tổ chức nhiều hình thức hội nghị, hội thảo về xây dựng pháp luật, như: lấy ý kiến đóng góp của các hội viên luật gia về sửa đổi, bổ sung Bộ Luật hình sự và Tố tụng hình sự; Bộ Luật dân sự và Tố tụng dân
sự; Luật hành chính và Tố tụng hành chính; Nghị định của Chính phủ hướng
dẫn một số điều của Luật Phòng chống, tham nhũng; hội thảo khoa học về phòng, chống tội phạm công nghệ cao. Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã kí kết Quy chế phối hợp cơng tác với Liên Đồn luật sư Việt Nam. Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã thông tin thường xuyên, kịp thời về nội dung hoạt động kiểm sát có liên quan đến quyền dân chủ của cơng dân và tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức xã hội thực hiện việc giám sát hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật; quan tâm giải quyết kịp thời những kiến nghị của các tổ chức xã hội về những việc liên quan đến hoạt động của Ngành.
- Quan hệ với các cơ quan thông tin, báo chí: Nhằm phản ánh đưa tin
kịp thời về hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân, trong thời gian qua Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã thường xuyên liên hệ với các cơ quan thơng tin, báo chí và tạo điều kiện để các cơ quan này tham dự đưa tin về các hội nghị sơ kết, tổng kết, triển khai thực hiện chỉ thị, kế hoạch, chương trình cơng tác năm; các hội nghị, hội thảo xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân các cấp, nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, thi tuyển chọn kiểm sát viên giỏi, Kiểm sát viên tiêu biểu; về kỷ niệm ngày thành lập ngành Kiểm sát nhân dân; các hoạt động phong trào thi đua yêu nước ngành Kiểm sát nhân dân; v.v… Cùng với việc tạo điều kiện để các cơ quan thơng tin, báo chí phản ánh đưa tin trên, ngành Kiểm sát nhân dân còn xem xét, giải quyết kịp thời những đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ trong Ngành do các cơ quan thơng tin, báo chí chuyển đến. Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát địa phương đã chủ động mời đại diện các cơ quan thơng tin, báo chí tham dự
họp báo, đối thoại công khai về kết quả giải quyết những vụ việc liên quan đến trách nhiệm của Viện kiểm sát mà các cơ quan này và dư luận quan tâm.
- Quan hệ với công dân: Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã quan tâm
đảm bảo các điều kiện tiếp cơng dân, như: bố trí phịng tiếp cơng dân, có hịm thư góp ý và tin báo tội phạm; phân cơng cán bộ có phẩm chất, có trách nhiệm tiếp cơng dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân các cấp có lịch tiếp cơng dân. Những vụ việc khiếu nại, tố cáo có tính chất quan trọng, phức tạp đã được Lãnh đạo đơn vị trực tiếp xem xét, giải quyết và trả lời công dân. Các đơn khiếu nại, tố cáo của công dân hoặc những thông tin phản ánh đối với cán bộ, công chức, viên chức trong Ngành đã được lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân các cấp quan tâm chỉ đạo xem xét, giải quyết kịp thời, khách quan và nghiêm túc. Trong 3 năm 2009, 2010 và 2011, Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã tiếp 41.621 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, và kiến nghị phản ánh; tiếp nhận và thụ lý 42.628 đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân các cấp giải quyết. Nội dung đơn khiếu nại, tố cáo chủ yếu là đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm về hình sự, dân sự. Hàng năm, Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã đề cao công tác tiếp nhận, thụ lý giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của công dân đạt tỷ lệ trên 80%; đơn tồn đọng, bức xúc kéo dài về cơ bản đã được giải quyết dứt điểm; chủ động phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan hữu quan rà soát, giải quyết kịp thời các đơn đề nghị đòi bồi thường. Xem xét, giải quyết kịp thời các đơn do các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn đại biểu quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan thơng tin, báo chí chuyển đến. Cơng tác giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của công dân đã được Viện kiểm sát nhân dân các cấp thực hiện nghiêm túc, bảo đảm đúng quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và quy chế của Ngành, đảm bảo quyền dân chủ của công dân.