Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức trong ngành về vai trò, tầm quan trọng của việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở trong ngành kiểm sát nhân dân ở việt nam (Trang 84 - 86)

- Nguyên nhân chủ quan:

3.2.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức trong ngành về vai trò, tầm quan trọng của việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở

ngành về vai trò, tầm quan trọng của việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở

Việc thực hiện pháp luật về dân chủ (Quy chế dân chủ) trong ngành Kiểm sát nhân dân khơng những góp phần quan trọng trong cơng tác xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh mà cịn góp phần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nhân dân được Quốc hội giao cho, nhất là góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu xây dựng và thực hiện Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân theo Kết luận 79 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương để phát huy quyền dân chủ trong các các tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước và toàn xã hội, tạo ra một đời sống dân chủ tiến bộ trong toàn Đảng, toàn dân. Đối với ngành Kiểm sát nhân dân tuy hàng năm, các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân địa phương đã tích cực chủ động quán triệt tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của đơn vị, nhưng việc đề ra các giải pháp đẩy mạnh thực hiện dân chủ còn hạn chế, nên vẫn cịn một bộ phận cán bộ, cơng chức, viên chức chưa nhận thức đầy đủ và đúng đắn vấn đề dân chủ, dẫn đến có những việc làm thiếu dân chủ và mang tính hình thức, gây mất đồn kết nội bộ, quyền dân chủ của cơng dân bị vi phạm. Vì vậy, cần phải tập trung nâng cao nhận thức quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

Để nâng cao nhận thức thực hiện Quy chế dân chủ trong ngành Kiểm sát nhân dân, Ban Cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi đề ra nghị quyết về lãnh đạo thực hiện nhiện vụ trọng tâm công tác năm phải có nội dung chỉ đạo quán triệt nâng cao chất lượng thực hiện Quy chế dân chủ

trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân. Chỉ thị công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, kế hoạch công tác của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều đề cao vai trò, trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tiếp tục phổ biến quán triệt đầy đủ các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và của ngành Kiểm sát nhân dân về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, như: Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và Kết luận số 65-KL/TW ngày 04/3/2010 của Ban Bí thư Trung ưng Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 30 của Bộ Chính trị; Nghị định số 71/NĐ-CP ngày 08/9/1998 của Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan; Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân. Đồng thời quán triệt thực hiện các văn bản của Đảng và Nhà nước liên quan đến thực hiện dân chủ, như: Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng về phát huy dân chủ, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân; các văn bản Bộ luật tố tụng hình

sự, Dân sự, Luật tố tụng hành chính, Luật Cán bộ, cơng chức, Luật Phịng chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí v.v…Chủ động quán triệt kịp thời các văn bản chỉ đạo mới ban hành của Đảng và Nhà nước về thực hiện Quy chế dân chủ. Tích cực tun truyền, cơng khai

những đơn vị và cá nhân điển hình gương mẫu thực hiện tốt Quy chế dân chủ, đồng thời phê phán những đơn vị, cá nhân có ý thức kém, vi phạm Quy chế dân chủ.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở trong ngành kiểm sát nhân dân ở việt nam (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w