Bảo đảm vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong ngành kiểm sát nhân dân

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở trong ngành kiểm sát nhân dân ở việt nam (Trang 76 - 77)

- Nguyên nhân chủ quan:

3.1.1. Bảo đảm vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong ngành kiểm sát nhân dân

kiểm sát nhân dân

Quy định số 98-QĐ/TW, ngày 22/3/2004 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan có vai trị đặc biệt quan trọng là:

Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tham gia lãnh đạo xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ cơng tác của cơ quan; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công chức và người lao động; xây dựng đảng bộ, chi bộ và cơ quan vững mạnh.

Lãnh đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở cơ quan, phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức và người lao động, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu và các biểu hiện tiêu cực khác. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ, công chức và người lao động.

Như vậy, các cấp ủy Đảng là hạt nhân lãnh đạo thực hiện pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan, có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc lãnh đạo quán triệt và cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của Đảng, pháp luật của Nhà nước về dân chủ để xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị. Tại báo cáo năm 2010 của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ Trung ương tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 30- CT/TW của Bộ chính trị (khóa VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nói chung và trong hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước

nói riêng đã rút ra bài học kinh nghiệm là: ở nơi nào cấp ủy Đảng có sự quan tâm sâu sát, xác định đúng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ thì ở đó quyền dân chủ của cán bộ, đảng viên được đề cao và phát huy hiệu quả, tạo bầu khơng khí dân chủ trong cơ quan, đơn vị. Ngược lại ở nơi nào cấp ủy Đảng chưa làm tốt vai trò lãnh đạo thì ở đó kết quả, chất lượng triển khai thực hiện Quy chế dân chủ còn hạn

chế, như: dân chủ hình thức; vi phạm quyền làm chủ của cán bộ, đảng viên và nhân dân; tính chiến đấu chưa cao; tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn cịn diễn ra, gây bức xúc trong nhân dân v.v…

Qua liên hệ công tác lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong ngành Kiểm sát nhân dân về quán triệt xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị cho thấy: các cấp ủy Đảng đã thể hiện vai trị là hạt nhân lãnh đạo chính trị, lãnh đạo chính quyền và các tổ chức đồn thể qn triệt và tiến hành triển khai thực hiện Quy chế dân chủ sâu rộng trong toàn cơ quan, đơn vị. Nhận thức rõ thiết chế dân chủ phải đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, tuân thủ kỷ luật, kỷ cương, nâng cao ý thức làm chủ tập thể xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh.

Từ lý luận và thực tiễn nêu trên, tiếp tục khẳng định rằng việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan có đạt chất lượng, hiệu quả cao hay không phụ thuộc rất nhiều vào vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng cơ sở.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở trong ngành kiểm sát nhân dân ở việt nam (Trang 76 - 77)

w