Bảo đảm vai trò của lãnh đạo cơ quan trong việc tổ chức thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở trong ngành kiểm sát nhân dân ở việt nam (Trang 77 - 78)

- Nguyên nhân chủ quan:

3.1.2. Bảo đảm vai trò của lãnh đạo cơ quan trong việc tổ chức thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở

hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở

Việc tổ chức quán triệt cụ thể hóa thực hiện pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan là trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, do đó để phát huy dân chủ của cán bộ, công chức, viên chức và mở rộng dân chủ trong cơ quan, đơn vị phải đảm bảo được vai trò lãnh đạo của Thủ trưởng cơ quan. Trước hết Thủ trưởng cơ quan phải đề cao công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan, xác định là nhiệm vụ thường xuyên và trở thành nề nếp. Đồng thời, Thủ trưởng cơ quan phải thực hiện nghiêm chỉnh đối với trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước, như: trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan thực hiện dân chủ trong nội bộ cơ quan; trong quan hệ và giải quyết công việc với công dân, cơ quan, tổ chức. Thực tế qua báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở;

kết quả 14 năm thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân các cấp cho thấy ở cơ quan, đơn vị nào có sự quan tâm sâu sát của Thủ trưởng; có biện pháp tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức nắm chắc các quan điểm của Đảng và Nhà nước về việc thực hiện Quy chế dân chủ thì ở cơ quan, đơn vị đó có sự chuyển biến thật sự, quyền dân chủ của cán bộ, cơng chức, viên chức được đề cao; nội bộ đồn kết; cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở trong ngành kiểm sát nhân dân ở việt nam (Trang 77 - 78)

w