1.2. Tổng quan Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
1.2.1. Sơ lược về lịch sử Mỹ thuật Việt Nam
Trong lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc, mỗi giai đoạn lịch sử đều để lại dấu ấn sinh động thể hiện bằng những thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội. Và trong những thành tựu văn hóa cịn lại đến ngày nay chúng ta phải kể đến mỹ thuật, bởi những giá trị mỹ thuật xuất hiện đậm nét trong những sản phẩm văn hóa vật thể được trao truyền và phát triển qua nhiều thế hệ những giá trị ấy được đánh giá như những “DSVH hóa truyền thống” có giá trị đặc biệt.
Nền mỹ thuật Việt Nam xuất hiện từ rất sớm, được nuôi dưỡng, kế thừa và phát triển không ngừng qua các thời kỳ lịch sử. Trải qua thời gian, trước sự tàn phá của thiên nhiên, con người nhưng nhiều sản phẩm mỹ thuật có giá trị vẫn khơng bị mất đi. Ngay từ buổi bình minh của lồi người, các di sản mỹ thuật đã có nét đặc trưng và sự sáng tạo nhất định. Với nhà nước
Âu Lạc kỹ nghệ đồng thau rất phát triển nền mỹ thuật thời kỳ này được thể hiện điển hình trong các loại trống đồng, thạp đồng, công cụ sản xuất bằng đồng… mạng tính đồ họa. Tổng thể bố cục trang trí trên mặt trống với nội dung ngơn ngữ truyền tải như: hình mặt trời, vũ hội hóa trang, hình người đánh trống giã gạo… trên trống đồng Ngọc Lũ, Hồng Hạ, Sơng Đà, Miếu Môn hay trên thạp đồng Đào Thịnh… Trang trí mỹ thuật đó đều là những tác phẩm có nghệ thuật chạm khắc độc đáo, mà con người ln ở vị trí trung tâm chủ thể.
Sự giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực Đông Nam Á và việc tiếp thu văn hóa Phật giáo - Ấn Độ, kết hợp với các phong tục tín ngưỡng bản địa, tạo dựng cho Nhà nước Lạc Việt bản sắc mỹ thuật riêng. Đó chính là cơ sở của ý thức tự tơn văn hóa nghệ thuật dân tộc, chống lại sự đồng hóa trong ách đơ hộ của phong kiến phương Bắc.
Trong suốt thời kỳ Bắc thuộc, nền mỹ thuật Việt Nam khơng có nhiều phát triển mới. Qua nhiều cuộc khai quật khảo cổ học vẫn cịn tồn tại nhiều phán đốn chưa đầy đủ cơ sở khoa học về các hiện vật là bản địa hay được du nhập từ ngoài vào.
Từ thế kỷ XI cho đến vài thế kỷ sau đó, dưới những triều đại phong kiến tập quyền (thời Lý - Trần), mỹ thuật Việt Nam bừng lên mang dấu ấn độc lập dân tộc rõ ràng. Đó là những thành tựu của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và hội họa. Nhiều tác phẩm nghệ thuật và cơng trình kiến trúc hiện cịn đến ngày nay đã khẳng định được giá trị nghệ thuật đích thực, giá trị thẩm mỹ cao. Tượng “Phật Adidà” bằng đá, cao 2.7m tại chùa Phật Tích (Bắc Ninh); Tượng thú vật lớn “Trụ rồng” chùa Phật Tích; “Tượng “Sư tử” chùa Bà Tấm (Gia Lâm - Hà Nội)… là những tác phẩm điêu khắc tiêu biểu. Ngồi ra cịn có các cơng trình kiến trúc tiêu biểu như: chùa Phật Tích (Bắc Ninh); Chùa Long Đọi (Hà Nam); chùa Hương Lãng (Hà Nội); bệ đá Hồng Xá chùa Một Mái, di tích Quần Ngựa, Bách Thảo (Hà Nội)… Ở phía Nam, nghệ thuật Chămpa cũng đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực kiến trúc và điêu khắc. Các pho tương đá như: Thiếu nữ thổi sáo, Vũ nữ, Voi Trà Kiệu, Shiva… là những tác phẩm nổi bật của một
trung tâm nghệ thuật mang đậm nét tôn giáo trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Một loại
hình kiến trúc độc đáo là các ngơi tháp Chăm, trong đó tiểu biểu nhất là Tháp Mỹ Sơn đã được UNESCO cơng nhận là “Di sản Văn hóa thế giới”, năm 1999.
Trong thế kỷ XV - XVI (thời Lê sơ - Mạc) vương triều Lê sơ coi trọng Nho giáo Trung
Hoa, mỹ thuật Việt Nam bị ức chế và ảnh hưởng rõ rệt. Đây được coi là giai đoạn tạm lắng
Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, chiến tranh liên tục diễn ra khi thì chống xâm
lược, khi thì nội chiến. Thời gian này, kiến trúc và điêu khắc dân gian có thêm nhiều điều kiện để xây dựng đặc biệt là kiến trúc chùa và đình. Trong các cơng trình kiến trúc, các nghệ sỹ dân
gian đã bổ sung các bức chạm làm tăng thêm vẻ đẹp cho cơng trình như bức chạm “Rồng chầu hoa sen”, “Nhạc công cưỡi chim” (chùa Thái Lạc - Hưng Yên); “Trai giái tắm đầm sen” (đình
Đồng Viên - Hà Nội)… Thời kỳ này, tượng thờ bằng gỗ, đá được tạo tác nhiều, nhất là tượng Quan Âm Bồ Tát.
Cũng trong khoảng thế kỷ XVII- XVIII xuất hiện nhiều tác phẩm tranh giấy và tranh lụa có giá trị nghệ thuật độc đáo. Tuy nhiên do khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao nên loại tranh này dễ bị hỏng vì vậy những tranh cịn lại đến nay rất hiếm. Dòng tranh thờ, tranh miền núi, tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống… đều là những tác phẩm hội họa dân gian có giá trị.
Thế kỷ XIX và đầu thể kỷ XX các cơng trình kiến trúc, tập trung phần lớn ở Huế cùng một số hiện vật gốm, gỗ, đồng, sắt tráng men, cũng là một giai đoạn mỹ thuật riêng biệt ở nước ta.
Bước vào thời kỳ cận hiện đại, nửa đầu thế kỷ XX Việt Nam có những thay đổi tồn diện sâu sắc về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Cũng như các lĩnh vực khác, văn hóa Việt Nam có sự giao lưu với văn hóa phương Tây nhưng mạch xuyên suốt của mỹ thuật Việt Nam từ truyền thống tới hiện đại vẫn bảo lưu bản sắc dân tộc. Đầu thế kỷ XX, xuất hiện tranh sơn dầu của họa sỹ Lê Huy Miến, sau đó là họa sỹ Thang Phềnh. Đến năm 1925, trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ra đời đã truyền thụ kiến thức mỹ thuật phương Tây, từ luật xa gần đến
bố cục, chất liệu hồn tồn khác với ước lệ khơng gian và thời gian của hội họa phương Đông.
Từ sau Cách mạng tháng 8/1945, các họa sỹ Việt Nam như Tô Ngọc Vân, Nguyễn Khang, Trần Văn Cẩn, Dương Bích Liên, Lương Xuân Nhị, Nguyễn Sỹ Ngọc, Nguyễn Đỗ Cung, Diệp Minh Châu… đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật như: “Tình dân quân” họa sỹ Nguyễn Sỹ Ngọc, “Du kích tập bắn” họa sỹ Nguyễn Thị Kim, tranh in đá “Đường cầu mới” họa sỹ Nguyễn Văn Tỵ…
Từ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cho đến nay, các nghệ sỹ tạo hình Việt Nam vừa sáng tác đề tài chiến tranh, vừa giành thời gian đi vào các bảo vệ tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và các mặt đời sống xã hội. Dù ở thể loại tranh giá vẽ, điêu khắc mới, tranh sơn mài, tranh vẽ lụa, tranh sơn dầu… được sáng tác theo khuynh hướng nào, chất liệu nào thì các nhà
mỹ thuật Việt Nam đã và đang tạo nên một nền hội họa mới vừa đậm tính dân tộc, vừa mang hiện đại.