2.2. Nội dung công tác quản lý hoạt động của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
2.2.2. Quản lý các nguồn lực
2.2.2.1. Nguồn nhân lực
Nhận thức rõ yếu tố con người đóng vai trị quan trọng, quyết định mọi thành cơng hoạt động của bảo tàng, trên cơ sở biên chế và nhân lực được cấp trên giao, Ban Giám đốc Bảo tàng MTVN đã tiến hành xây dựng kế hoạch nhân sự, rà sốt trình độ chun mơn, đề xuất với cấp trên bố trí sắp xếp cơng việc phù hợp, thường xuyên có kiểm tra đánh giá khách quan năng lực của công chức, viên chức và người lao động qua thực tế cơng việc để có hướng sử dụng, đào tạo và đào tại lại cán bộ. Bên cạnh đó, Ban Giám đốc Bảo tàng MTVN luôn quan tâm và đề xuất với Bộ VHTTDL nghiên cứu xem xét, quyết định tuyển dụng cán bộ, viên chức làm cơng tác bảo tàng, đảm bảo trình độ chun mơn theo yêu cầu. Cán bộ, viên chức Bảo tàng MTVN hiện nay được tuyển dụng chủ yếu là tốt nghiệp chuyên ngành mỹ thuật và
bảo tồn - bảo tàng. Ban Giám đốc khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, viên chức
có trình độ đại học đi đào tạo ở cấp cao hơn để nâng cao trình độ nghiệp vụ về chuyên ngành văn hóa học, quản lý văn hóa, mỹ thuật, lý luận và lịch sử mỹ thuật, ngoại ngữ. Kết quả cho thấy, trong tổng số 93 cán bộ nhân viên, hiện có 01 Tiến sỹ, phó giáo sư, 01 Tiến sỹ, 01 người đang học Nghiên cứu sinh, 6 Thạc sỹ chuyên nghành văn hóa và mỹ thuật và 05 cử nhân đang nâng cao trình độ chun nghành Quản lý Văn hóa; 46 cử nhân văn hóa và mỹ thuật; 33 người
Cao đẳng, Trung cấp. Trong đó có những cán bộ có tới bằng đại học thứ hai về chuyên nghành mỹ thuật hoặc bảo tồn, bảo tàng, chính trị, hoặc ngoại ngữ, tài chính.
Ngồi ra, trong phạm vi, quyền hạn của mình, Ban Giám đốc Bảo tàng MTVN đã tạo điều kiện về thời gian và cử cán bộ đi học nâng cao về trình độ chun mơn như: Tập huấn tu
sửa, phục chế tranh sơn dầu do chuyên gia Đức thực hiện (11/2013; 3/2015); Tập huấn tu sửa, phục chế tác phẩm mỹ thuật trên chất liệu giấy do chuyên gia Đức thực hiện
(10/2015)... Đặc biệt là cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo thực tế về nghiệp vụ bảo quản, tu
sửa HV - TPMT tại nước ngoài như: Tập huấn về công tác quản lý hiện vật tại Singapore (3/2014); Tập huấn về công tác bảo quản, tu sửa tranh sơn dầu tại Đức (5-6/2014; 6/2015);
Tập huấn về công tác giáo dục tại Bỉ (11/2013; 11/2014; 11/2015); Tập huấn “Nâng cao hiệu quả của các bảo tàng và cơ quan quản lý di sản văn hóa Việt Nam” tại Đại học Queensland, Australia (5/2015)... Nhờ vậy mà hiện nay, trình độ chun mơn của đội ngũ cán bộ nhân viên của Bảo tàng MTVN đã cập nhật được những vấn đề mới trong chuyên môn, nghiệp vụ để tổ chức thực hiện các hoạt động đó có hiệu quả.
Kiện tồn đội ngũ cán bộ, làm quy trình bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cấp phòng. Cử cán bộ đi học các lớp bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ, Lý luận chính trị Trung, Cao cấp, Quản lý nhà nước, chương trình chun viên chính, chuyên viên cao cấp, Kỹ năng Hành chính - Văn phịng...
2.2.2.2. Tài chính
Ngày nay phần lớn các nước trên thế giới đều xếp bảo tàng là đơn vị sự nghiệp có tính cơng ích hoặc đơn vị sự nghiệp có thu. Bởi vậy, trong cơng tác quản lý tài chính các bảo tàng phải tuân thủ quy định của Luật Tài chính. Đối với một bảo tàng, tồn bộ cơng tác tài chính bắt đầu từ việc lập dự toán ngân sách hoặc lập kế hoạch ngân sách của bảo tàng nhằm triển khai các hoạt động lĩnh, nộp, trả lại, vận dụng, quản lý, giám sát nguồn kinh phí được cấp để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
Để triển khai hoạt động nghiệp vụ, bảo tàng cần một khoản ngân sách nhất định, phần này do nhà nước cấp được phân bổ theo kế hoạch hàng năm. Bảo tàng MTVN là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là Bảo tàng Quốc gia hạng I có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng để thực hiện các nhiệm vụ quan trọng của mình với vai trị là một thiết chế văn hóa đặc thù. Hàng năm, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam có nhiệm vụ lập dự tốn chi tiêu ngân sách trình lên cơ quan trực tiếp quản lý là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để xem xét và phê duyệt. Xây dựng dự toán thu chi bao gồm:
+ Thu chi hoạt động thường xun: Dự tốn thu gồm thu phí, thu hoạt động dịch vụ. Cịn dự tốn chi gồm các khoản chi lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp theo lương; chế độ và khối lượng hoạt động nghiệp vụ; chi quản lý hành chính về vật tư văn phịng, dịch vụ cơng cộng, cơng tác phí... theo chế độ Nhà nước.
+ Dự tốn chi hoạt động không thường xuyên, gồm mua sắm tài sản cố định, đầu tư xây dựng mới, sửa chữa lớn máy móc, nhà cửa, cơng trình.
+ Dự tốn kinh phí đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp cơ sở, dự án.
Trong việc quản lý tài chính, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã phân phối ngân quỹ cơ quan theo đúng chế độ chính sách tài chính của Nhà nước; Thực hiện chi quản lý, chi nghiệp vụ theo các văn bản pháp quy về cơ chế tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, tự chủ, tự chịu trách nhiệm một phần về sử dụng biên chế và kinh phí tài chính; Đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu, chịu sự kiểm soát của kiểm toán Nhà nước, cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính và các cơ quan thanh tra, kiểm toán theo quy định. Đồng thời với việc quản lý chi tiêu hiệu quả, tiết kiệm, kết hợp với tăng cường công tác hoạt động có thu theo tinh thần Nghị định 43/2006/NĐ-CP đã tạo được
nguồn thu, tăng thu nhập, động viên, khuyến khích cán bộ, viên chức hồn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
Trước hết là kinh phí thu từ vé khách tham quan và các hoạt động dịch vụ, Bảo tàng được chi trả các hoạt động trực tiếp như: in vé tham quan, mua trang thiết bị phục vụ khách tham quan, trả tiền điện nước, sửa chữa hệ thống trưng bày, chiếu sáng, phần kinh phí cịn lại Bảo tàng được giữ lại một phần làm quỹ phúc lợi đơn vị lo cho đời sống của cán bộ, viên chức và người lao động, phần còn lại nộp nhà nước.
Các đơn vị và cá nhân có trách nhiệm thanh quyết tốn đầy đủ, kịp thời ngay sau khi hồn thành cơng việc; mọi viên chức và người lao động có nhu cầu thanh quyết toán cần chuyển mọi chứng từ liên quan đến bộ phận kế tốn. Bộ phận kế tốn có trách nhiệm giúp Giám đốc xem xét, thẩm định theo quy định hiện hành trước khi trình ký.
Trong những năm qua, công tác quản lý tài chính của Bảo tàng MTVN đã thực hiện đúng quy định của Nhà nước, mọi nguồn thu chi đều được giám sát đảm bảo công khai, minh
bạch.
2.2.2.3. Cơ sở vật chất, kỹ thuật
Trong hoạt động bảo tàng, cơ sở vật chất - kỹ thuật gồm có trụ sở bảo tàng, kho tàng và trang thiết bị của bảo tàng. Cơ sở vật chất là một trong bốn yếu tố quan trọng cấu thành bảo tàng và có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức sắp xếp bảo quản và trưng bày hiện vật, tài liệu, hình ảnh của bảo tàng để phục vụ cơng chúng trong và ngồi nước.
Qua khảo sát cho thấy, hiện nay Ban Giám đốc Bảo tàng MTVN đã giao Phịng Tổ chức, Hành chính, Đối ngoại quản lý toàn bộ cơ sở vật chất của Bảo tàng, gồm có:
Cơng trình nhà bảo tàng có hai cơ sở. Cơ sở I nằm tại số nhà 66 đường Nguyễn Thái Học,
quận Ba Đình, trung tâm Thành phố Hà Nội với tổng diện tích là 4.737m2 và cơ sở II tại số 97
phố Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội với diện tích gần 5.000m2 sử dụng làm kho lưu giữ và bảo quản; khu làm việc của cán bộ nhân viên chức;các phòng đặt trang thiết bị, máy móc; kho bảo quản hiện vật và xưởng bảo quản và phục chế các tác phẩm nghệ thuật. Ngồi ra cịn được trang bị 01 ô tô, làm phương tiện của cơ quan, được quản lý, sử dụng cho mục đích cơng tác của Ban lãnh đạo, các phòng và đơn vị trực thuộc Bảo tàng.
Trong những năm qua, Bảo tàng MTVN về cơ bản đã từng bước trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ mọi hoạt động của bảo tàng từ nghiên cứu, sưu tầm cho đến cơng tác đón tiếp khách tham quan, các phịng làm việc được cung cấp các trang thiết bị cần thiết như bàn ghế, tủ làm việc, máy vi tính, máy in, máy scan, máy điều hịa khơng khí, máy điện thoại cố định, máy fax, may photocopy phù hợp vói chức năng của mỗi phòng.
Hệ thống trưng bày được lắp đặt các trang thiết bị như: máy chiếu, tivi màn hình led, tủ, giá, bục phụ trợ cho trưng bày, hệ thống chiếu sáng bằng đèn spotlight.
Trang thiết bị phục vụ cho khách tham quan gồm có: trang thiết bị âm thanh, bình nước uống, ghế ngồi nghỉ, nhà vệ sinh... đảm bảo phục vụ công tác quản lý, điều hành và cơng tác hành chính quản trị. Ngồi ra, Bảo tàng cịn được lắp đặt thiết bị camera giám sát đảm bảo an ninh, an tồn cho cơng trình bảo tàng và hiện vật trưng bày, trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy...
Hàng năm, Bảo tàng MTVN đều tiến hành tổng kiểm kê tài sản của Bảo tàng vào cuối năm, tổng hợp báo cáo lên các phòng chức năng của Bộ VHTTDL. Những tài sản cố định bị hư
hỏng không thể sửa chữa được hoặc các máy móc, trang thiết bị quá lạc hậu về kỹ thuật, Ban Giám đốc bảo tàng lập danh sách cho thanh lý, tiền thu được sau khi trừ chi phí thanh lý được nộp vào quỹ Cơng đồn phục vụ cho đời sống của cán bộ, nhân viên trong đơn vị.