Đánh giá quản lý các hoạt động của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động của bảo tàng mỹ thuật việt nam (Trang 67)

Quá trình 50 năm xây dựng và trưởng thành, Bảo tàng MTVN đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Bảo tàng có nhiều cố gắng và đạt được những thành tích đáng khích lệ. Các

hoạt động của Bảo tàng ngày càng đi vào chiều sâu, bám sát, phục vụ thiết thực có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị tư tưởng, văn hóa của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Qua khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động của Bảo tàng MTVN từ năm 2010 cho đến nay có một số ưu điểm và hạn chế như sau:

2.3.1. Ưu điểm

- Về chấp hành các quy định Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Bảo tàng MTVN đã bám sát chủ trương và sự chỉ đạo của Bộ VHTTDL và cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch, triển khai đồng bộ trong toàn cơ quan. Bên cạnh đó, Bảo tàng thực hiện tốt Quy chế Tổ chức hoạt động đã được Giám đốc Bảo tàng phê duyệt, các hướng dẫn về công tác chuyên môn của Cục DSVH và Bộ VHTTDL về hoạt động bảo tàng

Cùng với việc chấp hành các quy định của trên, Bảo tàng MTVN đã kịp thời ban hành một số quy chế, quy định, nội quy làm việc đảm bảo đúng với quy định của trên phù hợp với đơn vị góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ chun mơn, đảm bảo các chế độ, chính sách theo

quy định của Nhà nước đối với CBVC&NLĐ trong bảo tàng.

Các với CBVC&NLĐ trong Bảo tàng thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng, chế độ chính sách pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan.

- Về công tác xây dựng quy chế hoạt động

Trong những năm qua, công tác xây dựng, ban hành văn bản phục vụ công tác quản lý của Bảo tàng MTVN luôn được Ban Giám đốc Bảo tàng chú trọng. Bảo tàng đã xây dựng được hệ thống văn bản tướng đối hồn chỉnh phục vụ cơng tác quản lý như: Quy chế Tổ chức hoạt động; quy chế chi tiêu nội bộ; quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động bảo tàng; quy chế hoạt động của các phịng chun mơn và các đơn vị trực thuộc như: Phòng Nghiên cứu, sưu tầm, giám định tác phẩm mỹ thuật, Phòng Kiểm kê bảo quản, Phòng Trưng bày giáo dục, Trung tâm bảo quản tu sửa tác phẩm mỹ thuật, Hội đồng tư vấn sưu tầm tác phẩm mỹ thuật; quy chế công tác bảo vệ… cùng nhiều quy định cụ thể trong từng khâu công tác như: sử dụng nhà trưng bày chuyên đề, việc quay phim chụp ảnh trong khu vực trưng bày, quy trình cho mượn hiện vật…

- Về quản lý các hoạt động chuyên môn

+ Công tác nghiên cứu sưu tầm hiện vật, mặc dù kinh phí eo hẹp, trong những năm qua Bảo tàng MTVN đã quản lý, sử dụng tốt nguồn kinh phí tổ chức các cuộc khảo sát, sưu tầm

mua HV - TPNT bổ sung cho kho hiện vật. Việc nghiên cứu lựa chọn các tác phẩm mỹ thuật

được thực hiện một cách khoa học theo hướng bổ sung cho những chuyền đề thêm phong phú và khai thác các nội dung, hình thức mới của nền mỹ thuật trong nước và quốc tế.

+ Công tác kiểm kê, bảo quản, tu sủa phục chế HV - TPNT đi vào chiều sâu, Bảo tàng đã xúc tiến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý hiện vật; quy trình xuất - nhập hiện vật được thực hiện khoa học, theo quy định của pháp luật và quy định của nghành; phối hợp với chuyên gia, nhà nghiên cứu xác minh và bổ sung thông tin cho HV - TPNT; tổ chức sắp xếp, kiểm tra định kỳ và bảo quản cho hiện vật ở trong kho và trên hệ thống trưng bày đảm bảo an toàn, hạn chế tới mức thấp nhất những hư hại do thời tiết, khí hậu và cơn trùng trong điều kiện phương tiện bảo quản và kinh phí cịn khó khăn.

+ Công tác trưng bày, giáo dục được quan tâm, diện tích trưng bày được mở rộng, hệ thống

trưng bày được bổ sung hoàn chỉnh và logic hơn, những tư liệu chứng minh về niên đại, phong cách nghệ thuật đã được khẳng định như nghệ thuật thời Mạc, thời Tây Sơn. HV - TPNT gốc

trưng bày ở các phòng, các thời kỳ được tăng cường thêm, những tác phẩm trước đây phiên bản bằng chất liệu thạch cao nay được thay thế dần bằng chất liệu giống như hiện vật gốc hoặc tương tự, có giá trị thẩm mỹ và độ bền cao. Thông qua hệ thống trưng bày các di sản văn hoá mỹ thuật quý giá của dân tộc, Bảo tàng MTVN đã và đang thực hiện tốt chức năng giới thiệu về lịch sử MTVN tới đông đảo cơng chúng u nghệ thuật trong và quốc tế, góp một phần quan trọng trong hoạt động giao lưu văn hoá, hợp tác hữu nghị với các quốc gia trên thế giới mang lại hình ảnh sinh động, tồn diện về đất nước, con người Việt Nam.

Thực hiện phương châm đưa mỹ thuật phổ cập vào quần chúng, Bảo tàng MTVN hàng năm tổ chức nhiều chuyên đề lưu động gồm mỹ thuật truyền thống, mỹ thuật hiện đại, mỹ thuật thế giới đến các tỉnh thành trong cả nước để nhân dân cả nước được thưởng thức nghệ thuật.

+ Công tác tu sửa phục chế các tác phẩm mỹ thuật luôn là một trong những nhiệm vụ trọng

tâm của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Bảo tàng đã bảo quản, tu sửa làm tăng tuổi thọ cho hàng trăm HV - TPNT có giá trị trong các bộ sưu tập của Bảo tàng, giải quyết được một khoản kinh

phí lớn cho Nhà nước trong khi chưa có điều kiện kinh phí th chun gia nước ngồi. .- Công tác An ninh, Bảo vệ

Công tác an ninh bảo vệ được đặc biệt quan tâm nhằm đảm bảo an ninh, an toàn cho khối tài sản hiện vật mà Bảo tàng đang lưu giữ. Hàng năm, Bảo tàng tổ chức công tác huấn luyện PCCC cho tồn thể cơ quan, đào tạo chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác bảo vệ, trang bị đầy đủ các vật dụng cần thiết như bình chữa cháy, camera giám sát, đèn chiếu sáng v.v… Đến nay, toàn bộ tài sản của Bảo tàng được bảo vệ an tồn, khơng để xảy ra mất mát, hư hỏng.

- Cơng tác Hành chính - Đối ngoại

Thực hiện đầy đủ, kịp thời các cơng tác hành chính như văn thư lưu trữ, quản lý tài sản, vật tư... và đề ra nội quy, quy chế thực hiện. Thực hiện tốt các chế độ chính sách của Nhà nước ban hành đối với cán bộ, công chức, viên chức, giúp cho bộ máy cơ quan hoạt động ổn định.

Cơng tác đối ngoại ngày càng được mở rộng, góp một phần quan trọng trong hoạt động giao lưu văn hoá, hợp tác hữu nghị với các quốc gia trên thế giới mang lại hình ảnh sinh động, tồn diện về đất nước, con người Việt Nam. Tổ chức thực hiện tốt các hoạt động ngoại giao,

đón tiếp, phục vụ các đoàn khách nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo cấp cao của các nước, các tổ chức quốc tế đến tham quan. Triển khai các dự án hợp tác nhằm tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm từ các bảo tàng, các tổ chức trên thế giới trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật áp dụng cho chuyên ngành mỹ thuật, bảo tồn bảo tàng.

- Công tác Tài chính, Kế tốn

Đảm bảo kinh phí cho cơng tác chun mơn thường xun và đột xuất của các phịng; thanh toán đầy đủ các khoản lương, phụ cấp, làm thêm giờ; thực hiện tốt, đầy đủ các chế độ chính sách về bảo hiểm xã hội cho CBVC&NLĐ, xây dựng các đề án nâng giá vé tham quan Bảo tàng. Các dự án sửa chữa, nâng cấp của bảo tàng đã hồn thiện thủ tục quyết tốn. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước đầy đủ và đúng thời hạn.

Để có được những kết qủa kể trên của Bảo tàng MTVN trước hết là sự quan tâm chỉ đạo của Bộ VHTT&DL, nhưng quan trọng nhất là sự quản lý, chỉ đạo và điều hành của Ban Giám đốc, các Trưởng phó phịng chức năng và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bảo tàng trong việc tổ chức quản lý hoạt động của Bảo tàng MTVN, sự đồn kết nhất trí cao trong lãnh đạo cũng

như từng CBVCNLĐ của bảo tàng trong thực hiện nhiệm vụ.

Những kết quả hoạt động của Bảo tàng MTVN từ năm 2010 đến nay đã được cấp trên ghi nhận và tặng thưởng cho Bảo tàng nhiều phần thưởng cao quý như: Cờ thi đua xuất sắc của chính phủ (năm 2013); Cờ thi đua xuất sắc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2006, 2010); Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc năm (2011, 2012, 2015) của Bộ VHTTDL cùng nhiều

phần thưởng cho các cá nhân, đoàn thể.

Bên cạnh những ưu điểm trên, công tác quản lý các hoạt động của Bảo tàng MTVN vẫn cịn có một số hạn chế như sau.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

- Về tổ chức nhân sự quản lý

Từ năm 2008 đến nay Bảo tàng MTVN ln có sự biến động về nhân sự, đặc biệt là sự thay đổi nhân sự trong Ban Giám đốc của Bảo tàng gây khơng ít khó khăn trong cơng tác quản lý các hoạt động của Bảo tàng. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ quản lý các phòng chức năng còn

thiếu, cán bộ đến độ tuổi nghỉ hưu cao, đây cũng là một khó khăn khơng nhỏ của Bảo tàng MTVN thời gian qua.

- Về công tác quản lý hoạt động chuyên môn

+ Hoạt động sưu tầm

Những năm gần đây, Bảo tàng MTVN gặp nhiều khó khăn về nguồn hiện vật, về công tác giám định thật giả của HV - TPMT, về tài chính cũng như việc đưa ra các quyết sách, khiến cơng tác sưu tầm gặp khơng ít khó khăn. Nhất là nguồn kinh phí cấp cho cơng tác này còn hạn chế nên việc thực hiện những kế hoạch sưu tầm ngắn hạn, dài hạn đôi khi chưa thực hiện được.

Đối với các bảo tàng, việc sưu tầm, mua hiện vật có thể xin hoặc được hiến tặng, cho, nếu có mua thì mua với giá tiền vừa phải. Nhưng đối với Bảo tàng MTVN việc mua tác phẩm nghệ thuật cho các sưu tập tại bảo tàng là một đặc thù riêng, nó cần nguồn kinh phí lớn, vì giá tiền mua tác phẩm mỹ thuật thường cao và khơng có trong khung giá của nhà nước với nhiều mức giá chưa có tiền lệ. Đây là vấn đề nan giải trong công tác sưu tầm của Bảo tàng MTVN, đặc biệt khi nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên thực tế Bảo tàng đã phải đối đầu với sự cạnh tranh quyết liệt nhanh nhạy, có quyền quyết định trực tiếp ngay, với tiềm lực kinh tế mạnh của các bảo tàng mỹ thuật quốc tế và các nhà sưu tập trong nước và nước ngồi ln đẩy Bảo tàng MTVN vào tình thế khó khăn trong cơng tác quản lý hoạt động này.

+ Hoạt động kiểm kê, bảo quản hiện vật

Theo khoa học bảo tàng, mỗi chất liệu hiện vật hoặc các chất liệu gần đồng nhất được bảo quản trong một kho riêng rẽ, nhưng hiện nay diện tích kho hạn chế nên các HV - TPMT

thuộc các chất liệu khác nhau: sơn mài, gỗ, lụa, giấy vẫn để bảo quản chung trong cùng một kho bảo quản nên việc điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm đã tác động không nhỏ tới hiện vật; phương tiện hỗ trợ bảo quản hiện vật như điều hòa khơng khí, máy đo độ ẩm, máy hút ẩm khơng được sử dụng thường xuyên vì nhiều ngun nhân: do hệ thống điện khơng đảm bảo, tiếng ồn của máy điều hòa ảnh hướng tới các hộ dân xung quanh...

Hiện nay, tại kho cơ sở Bảo tàng BTMT vẫn còn một số lượng nhất định những tác phẩm nghệ thuật chưa được đăng ký kiểm kê và đánh số. Cơng tác tư liệu hóa bổ sung thơng tin cho hiện vật đã được thực hiện nhưng chưa đồng bộ, cịn phụ thuộc vào kinh phí cấp hàng năm nên đã ảnh hưởng đến công tác nghiên cứu trưng bày và tuyên truyền của bảo tàng.

+ Hoạt động trưng bày

Hiện nay, hệ thống trưng bày thường xuyên trong nhà của Bảo tàng MTVN đạt tới trình độ khái quát cao, phương pháp trưng bày mới, nhưng ngơn ngữ mỹ thuật địi hỏi khách tham quan phải có những kiến thức cơ bản để có thể cảm thụ được giá trị của hiện vật. Trong khi đó khách vào tham quan có nhiều đối tượng khác nhau nếu khơng được cán bộ thuyết minh hướng dẫn thì rất khó có thể cảm nhận hết được nội dung trưng bày.

Do hạn chế về diện tích trưng bày thường xuyên mà số hiện vật bảo tàng sưu tầm được ngày càng nhiều, vẫn nằm yên trong kho bảo quản. Đây cũng là trăn trở của Ban Giám đốc và đội ngũ cán bộ Bảo tàng MTVN.

Về hoạt động trưng bày chuyên đề và trưng bày lưu động cịn có hạn chế là thiếu những bộ sưu tập chuyên đề phục vụ cho hoạt động trưng bày lưu động, những bài viết nghiên cứu chuyên sâu, tài liệu khoa học phụ để minh họa, thuyết minh chưa được chuẩn bị bài bản nên hoạt động trưng bày chuyên đề và trưng bày lưu động chưa thực sự hấp dẫn.

Hiện nay Bảo tàng MTVN không ngừng đổi mới, vươn lên thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của mình, tuy nhiên lượng khách tham quan bảo tàng vẫn thấp, những giá trị về văn hóa, khoa học của bảo tàng chưa phát huy hết tiềm năng.

- Về công tác quản lý tài chính

Nguồn kinh phí Nhà nước cấp hàng năm cho Bảo tàng MTVN hiện nay quá ít, chưa tương xứng với quy mô và hoạt động của bảo tàng quốc gia trong khi nguồn thu từ các dịch vụ bảo tàng, từ vé tham quan còn rất khiêm tốn và phải nộp Bộ tài chính; hoạt động xã hội hóa cịn dè dặt đặc biệt là trong cơng tác mua HV - TPMT. Do đó kinh phí hàng năm khơng đủ để

tổ chức các hoạt động chuyên môn, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng thực hiện các nhiệm vụ và gây khơng ít khó khăn cho công tác tổ chức và quản lý các hoạt động của Bảo tàng.

- Về công tác quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị

Với nguồn kinh phí hàng năm của Bảo tàng MTVN cịn hạn chế đã ảnh hưởng đến các mặt công tác của bảo tàng, trong đó có cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật. Do đó, nhiều năm các trang thiết bị, máy móc phục vụ cho các hoạt động của bảo tàng chưa được đầu tư đúng mức. Các thiết bị hiện đang phục vụ cho công tác nghiên cứu, kiểm kê, bảo quản, trưng bày và phục vụ khách tham quan đã cũ nhưng chưa được thay thế kịp thời, đặc biệt là các

trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo quản hiện vật ở các kho bảo quản còn thiếu đã ảnh hướng phần nào đến việc bảo quản, gìn giữ lâu dài hiện vật.

Tiểu kết

Thông qua kết quả khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động ở Bảo tàng MTVN, luận văn đã trình bày và làm rõ về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và chức năng, nhiệm vụ của Bảo tàng MTVN hiện nay.

Bên cạnh đó, cùng với các nguồn tư liệu, thông tin khảo sát thu thập được, luận văn đã tập trung làm rõ về thực trạng công tác quản lý hoạt động của Bảo tàng MTVN từ năm 2010 đến nay về quản lý các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ: Thực hiện quy chế hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, giám định tác phẩm mỹ thuật, kiểm kê bảo quản, trưng bày giáo dục, bảo quản tu sửa tác phẩm mỹ thuật; về quản lý các nguồn lực như: nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, quản lý dịch vụ và cơng tác đảm bảo an ninh an tồn cho bảo tàng.

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động của Bảo tàng MTVN, luận văn đã có những nhận xét, đánh giá chỉ ra những ưu điểm và hạn chế cần khắc phục làm cơ sở để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động của Bảo tàng MTVN ở

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động của bảo tàng mỹ thuật việt nam (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)