Quá trình hình thành và phát triển Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động của bảo tàng mỹ thuật việt nam (Trang 30 - 32)

1.2. Tổng quan Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1954), cơng tác bảo tồn di tích, di sản văn hóa đã được nhà nước quan tâm. Một số bảo tàng quốc gia được thành lập như: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (1958), Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (1959), Bảo tàng Trung ương Quân đội Nhân dân Việt Nam (1959), Bảo tàng khu tự trị Việt Bắc (1960), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam chính thức được thành lập năm 1966.

Bảo tàng MTVN là một Bảo tàng Quốc gia trực thuộc Bộ VHTTDL, là nơi lưu giữ và

phát huy tinh hoa nghệ thuật Việt Nam, đồng thời tuyên truyền giới thiệu nền văn hóa nghệ thuật Việt nam ra thế giới.

Hiện nay, Bảo tàng MTVN có hai cơ sở: Cơ sở 1 nằm tại số nhà 66 đường Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, trung tâm Thành phố Hà Nội với tổng diện tích là 4.737m2 trong đó diện

tích trưng bày chiếm trên 3.000m, đây là trụ sở chính của Bảo tàng; Cơ sở 2 tại số 97 phố Hồng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội với diện tích gần 5.000m2 với một không gian lớn, trang thiết bị đầy đủ, hiện đại, được sử dụng để bảo quản và phục chế các tác phẩm nghệ thuật cũng như tổ chức các cuộc hội thảo khoa học trong nước và quốc tế.

Trụ sở chính của Bảo tàng MTVN ngày nay, trước năm 1945 nguyên là ngôi nhà 3 tầng với diện tích sử dụng là 1200 m2

, trước mặt có một vường hoa bán nguyệt. Đây vốn là Ký túc xá sử dụng cho con gái các quan chức Pháp làm việc tại ba nước Đông Dương (xây dựng năm 1930) về Hà Nội học. Sau Cách mạng tháng Tám, biệt thư này được sủ dụng cho nhiều mục đích khác

nhau.

Năm 1962, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa giao cho Bộ Văn hóa ngơi nhà 66, phố Nguyễn Thái Học để cải tạo thành Bảo tàng Mỹ thuật. Từ năm 1962 - 1966, đội ngũ cán

bộ Viện Nghiên cứu Mỹ thuật Mỹ nghệ (tiền thân của Bảo tàng MTVN) đứng đầu là cố họa sỹ Nguyễn Đỗ Cung đã tập trung nghiên cứu, xây dựng nội dung trưng bày và cải tạo kiến trúc tòa nhà cổ của Pháp cho phù hợp với yêu cầu trưng bày các tác phẩm mỹ thuật. Song song với công việc thi cơng cải tạo tịa nhà, cơng tác nghiên cứu sưu tầm, xây dựng các bộ sưu tập mỹ

Hiện vật của Bảo tàng có được nhờ các nguồn: Chuyển giao các tác phẩm hội họa hiện đại từ Hội Mỹ thuật và Trường Cao đẳng Mỹ thuật; chuyển một số hiện vật về trang phục dân tộc từ Bảo tàng lịch sử (nay là Bảo tàng Quốc gia); cán bộ đi sưu tầm tại các địa phương trong cả nước; vận động quần chúng nhândân, cá nhân tác giả hiến tặng tác phẩm nghệ thuật; mua, mượn tác phẩm của các nhà sưu tập cá nhân, các họa sỹ để phục vụ công tác trưng bày, triển lãm.

Sau bốn năm chuẩn bị tích cực về nhiều mặt, ngày 24/6/1966, Viện Bảo tàng Mỹ nghệ

(nay là Bảo tàng MTVN) đã khánh thành mở cửa đón khách tham quan, lúc này diện tích tồn

bộ khn viên bảo tàng khoảng 4200m2 và diện tích trưng bày là 1.200m2. Với nội dung trưng

bày gồm 5 chủ đề sau:

- Mỹ thuật các dân tộc Việt Nam;

- Mỹ thuật thời đồ đá, đồ đồng và sơ kỳ đồ sắt; - Mỹ thuật phong kiến từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX; - Mỹ thuật dân gian thủ cơng;

- Mỹ thuật tạo hình cận hiện đại Việt Nam.

Năm 1972, theo nghị định số 84/VH-NĐ của Bộ Văn hóa (nay là Bộ VHTTDL), Viện

Bảo tàng Mỹ nghệ đổi tên thành Bảo tàng MTVN. Ngày 23/10/1972, Bộ Văn hóa (nay là

VHTTDL) ra quyết định Bảo tàng MTVN trở thành một thiết chế văn hóa độc lập trực thuộc

Bộ.

Kể từ đó, bảo tàng đã liên tục thực hiện nhiều cuộc trưng bày, triển lãm với quy mô lớn, đồng thời cử cán bộ đi nhiều nơi sưu tầm, thu thập về cho Bảo tàng nhiều bộ sưu tập tác phẩm mỹ thuật quý giá. Cùng với việc bổ sung hiện vật cho nội dung trưng bày, cơ sở vật chất của Bảo tàng MTVN cũng được mở rộng. Năm 1977, bên cạnh ngơi nhà ba tầng chính( khu nhà A), Bảo tàng đã xây dựng thêm một ngôi nhà ba tầng theo phong cách kiến trúc tương tự (khu nhà B). Ngồi ra các cơng trình phụ cận cũng được bổ sung như: thiết kế lại hàng rào, cổng chính, vườn hoa, trạm biến thế điện, hệ thống bảo quản hiện vật, hệ thống phòng cháy, chữa cháy…

Những năm sau đó, được sự quan tâm đầu tư của Chính phủ và Bộ Văn hóa Thơng tin (nay là VHTTDL), Bảo tàng MTVN đã mở rộng diện tích khu vực tịa nhà chính. Từ năm

3.000m , đổi mới và nâng cấp hệ thống trưng bày cho phù hợp và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng.

Kho bảo quản hiện vật được di chuyển về cơ sở 2 tại Hoàng Cầu - Đống Đa - Hà Nội với diện tích khn viên 5.000m2 trong đó diện tích kho bảo quản hiện vật là 1.400m2

sử dụng để bảo quản, phục chế các tác phẩm nghệ thuật và tổ chức các cuộc hội thảo khoa học trong nước và quốc tế.

Ngày 24/3/1995, Bảo tàng MTVN vinh dự được xếp hạng là bảo tàng Quốc gia hạng I. Ngày 26/1/2006, Bộ Văn hóa - Thơng tin đã có quyết định thành lập TTBQTSTPMT,

trực thuộc Bảo tàng thay thế Xưởng Tu sửa phục chế cũ của Bảo tàng. Đây là trung tâm đầu tiên tại Việt Nam hoạt động chuyên sâu về mỹ thuật có ứng dụng nhiều nghiên cứu khoa học kỹ thuật, thiết bị công nghệ hiện đại và kỹ năng chuyên môn. Việc ra đời của Trung tâm là một dấu mốc quan trọng khẳng định sự trưởng thành của Bảo tàng MTVN trong lĩnh vực bảo

quản, tu sửa, phục chế các HV - TPMT.

Bảo tàng MTVN cho đến nay đã sưu tầm và lưu giữ khoảng 20.000 hiện vật có giá trị nghệ thuật. Hệ thống trưng bày thường xuyên được sắp xếp theo trình tự thời gian, theo chuyên đề chất liệu, loại hình. Bảo tàng MTVN cung cấp thông điệp tới công chúng và cộng đồng xã hội nhận thức một cách khái quát nhất về tiến trình phát triển của MTVN giàu tính

nhân văn, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Đặc biệt, tại đây đã hội tụ khá đầy đủ các tác phẩm sáng giá của các tác giả danh tiếng đại diện cho hội họa và điêu khắc Việt Nam thế kỷ

XX. Ngồi ra, bảo tàng MTVN cịn thường xun tổ chức các cuộc triển lãm chuyên đề nhằm

giúp công chúng có cái nhìn tồn diện hơn về mỹ thuật trong nước và nước ngoài. Bảo tàng đã và đang trở thành một địa chỉ thu hút ngày càng đông các đối tượng tham quan như: học sinh, sinh viên, người lao động, trí thức… đặc biệt là khách quốc tế đến tham quan, nghiên cứu từ đó góp phần nâng cao nhận thức thẩm mỹ, tự hào về bản sắc văn hóa, nghệ thuật của dân tộc.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động của bảo tàng mỹ thuật việt nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)