3.1. Phương hướng
3.1.1. Phương hướng chung
Thế kỷ XXI, thế kỷ của công nghệ thơng tin và tồn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, tình hình thế giới và khu vực sẽ cịn nhiều diễn biến rất phức tạp, tác động đến nước ta trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, đời sống xã hội, tạo ra cả thời cơ và thách thức, nhưng xu thế hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn.
Sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất nước đã thu được những thành tựu quan trọng, kinh tế đất nước phát triển, đời sống của người dân được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cũng đã tác động không nhỏ đến sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam. Sau hơn mười năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đã có chuyển biến tích cực, đạt kết quả quan trọng. Tuy nhiên, so với những thành tựu trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thành tựu trong lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng, chưa đủ để tác động có hiệu quả xây dựng con người và mơi trường văn hóa lành mạnh. Do vậy, Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” xác định mục tiêu tổng quátnhư sau
Xây dựng nền văn hóa và con người phát triển tồn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự
trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh [46].
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng năm 2016, đã xác định “bốn trụ cột” để phát triển đất nước trong thời gian tới đòi hỏi phải phát triển đất nước tồn diện, đồng bộ hơn về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng, an ninh, đối ngoại, trong đó: Phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; xây dựng văn hóa, con người làm nền
tảng tinh thần; tăng cường quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên. Điểm mới nổi bật của Văn kiện Đại hội XII không chỉ xác định phát triển kinh tế là trung tâm mà cả phát triển xã hội là trung tâm; không chỉ xây dựng văn hóa làm nền tảng tinh thần mà cả xây dựng con người làm nền tảng tinh thần.
Đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng, các hoạt động văn hóa nói chung, hoạt động bảo tàng nói riêng cần phát huy vai trị tích cực của mình góp phần xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong tình hình mới.
Tháng 6/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 156/2005/QĐ-TTg về việc “Quy hoạch hệ thống bảo tàng Việt Nam đến năm 2020”. Đây là văn bản pháp lý định h- ướng sự phát triển của hệ thống bảo tàng Việt Nam trong đó có Bảo tàng MTVN với mục tiêu
chung là:
Kiện toàn và phát triển hệ thống bảo tàng, phục vụ nhu cầu nghiên cứu khoa học, học tập, giảng dạy, phổ biến tri thức về lịch sử, văn hóa, khoa học và hưởng thụ văn hóa của cơng chúng… Đổi mới nội dung và hình thức hoạt động bảo tàng, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ trong các khâu công tác của bảo tàng; xây dựng bảo tàng thành trung tâm thông tin về khoa học, lịch sử, văn hóa, thu hút đơng đảo khách tham quan trong và ngồi nước góp phần phát triển kinh tế - xã hội [47]. Riêng đối với bảo tàng cấp quốc gia như Bảo tàng MTVN tiến hành chỉnh lý nội dung trưng bày, hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới phương thức hoạt động.
Ngày 25/7/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1253/QĐ-TTg về việc “Quy hoạch phát triển mỹ thuật đến năm 2020, tầm nhìn 2030”. Đây là văn bản pháp lý định hướng rõ ràng cho sự phát triển của Bảo tàng MTVN nói riêng và nền MTVN nói chung:
Phát triển mỹ thuật nhằm góp phần xây dựng nền văn hố Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân -
thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ, khoa học; đóng góp cho phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế; Bảo tồn và phát huy các giá trị mỹ thuật truyền thống; đồng thời, xây dựng và phát triển các giá trị mỹ thuật hiện đại; Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động mỹ thuật nhằm huy động các nguồn lực đầu tư phát triển mỹ thuật”
với mục tiêu: Phát triển mỹ thuật theo định hướng ưu tiên đầu tư bồi dưỡng nguồn nhân lực, hoàn thiện hệ thống các cơ sở đào tạo trọng điểm quốc gia; tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo điều kiện để các họa sỹ, nhà điêu khắc sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, phản ánh chân thực, sinh động, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước; tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về mỹ thuật, hình thành lực lượng cơng chúng mỹ thuật ngày càng đông đảo; đưa mỹ thuật Việt Nam phát triển ngang tầm khu vực và từng bước theo kịp các nước phát triển [48].
Đào tạo, phát triển nhân lực mỹ thuật có năng lực sáng tạo bảo đảm cân đối về các
chuyên ngành theo nhu cầu của xã hội. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu cho các trường, viện nghiên cứu; các họa sỹ, nhà điêu khắc tại các bảo tàng, công ty, doanh nghiệp, các gallery mỹ thuật; phát triển lực lượng nghiên cứu phê bình mỹ thuật, giám tuyển mỹ thuật có trình độ tương đương các nước trong khu vực và thế giới; cán bộ quản lý mỹ thuật được đào tạo bài bản, chun sâu có đủ trình độ và năng lực làm cơng tác tham mưu, hoạch định chính sách [48].
Để thực hiện được các mục tiêu trên, Quy hoạch đề ra 6 nhóm giải pháp thực hiện, trong đó tập trung vào việc: Hồn thiện cơ chế chính sách; phát triển nguồn nhân lực; đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ sáng tạo và đẩy mạnh xã hội hóa; tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức và phổ biến tác phẩm; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học -
công nghệ và tăng cường công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực mỹ thuật.
Quán triệt thực hiện các Quyết định của Chính phủ về hoạt động của hệ thống bảo tàng cấp Quốc gia và sự phát triển mỹ thuật Việt Nam, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chủ trì hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện tại các đơn vị trong đó có Bảo tàng MTVN.