Nội dung trưng bày của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động của bảo tàng mỹ thuật việt nam (Trang 32 - 36)

1.2. Tổng quan Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

1.2.3. Nội dung trưng bày của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Bảo tàng MTVN là cơ quan lưu giữ, trưng bày các tác phẩm mỹ thuật gắn liền với các giai đoạn phát triển của MTVN. Trải qua nhiều lần bổ sung, nâng cấp và đổi mới, hiện nay bảo tàng đang trưng bày trong 30 phòng, ở cả 3 tầng, với số lượng hiện vật là trên 2.000 hiện vật và các tác phẩm trong tổng số hơn 20 000 hiện vật bảo tàng đang bảo quản và quản lý.

Nội dung trưng bày hiện nay của Bảo tàng MTVN chia thành 6 chủ đề:

* Chủ đề 1: Mỹ thuật thời Tiền sử - Sơ sử

Chủ đề này trưng bày tại phòng số 1 với tổng số 115 hiện vật và 8 tài liệu khoa học phụ, phản ánh về mỹ thuật thời kỳ đồ đá đặc biệt đồ kim khí suốt thời đại đồng thau và dầu thời đại đồ sắt với những hiện vật tiêu biểu như: Những hình khắc mặt người và thú, cách đây khoảng 10.000 năm là dấu ấn đầu tiên của nền nghệ thuật tạo hình cổ đại Việt Nam được tìm thấy ở hang Đồng Nội tỉnh Hịa Bình và những Di vật tiêu biểu về nghệ thuật cổ đại tại các tỉnh phía Bắc.

* Chủ đề 2: Mỹ thuật từ thế kỷ XI - thế kỷ XIX (thời Lý - Trần - Lê sơ - Mạc - Lê Trung

Hưng - Tây Sơn - Nguyễn)

Chủ đề này được chia làm 3 tiểu đề theo tiến trình lịch sử Việt Nam (Mỹ thuật từ thế kỷ XI

- thế kỷ XIV (thời Lý - Trần); Mỹ thuật từ thế kỷ XV - thế kỷ XVIII (thời Lê sơ - Mạc - Lê Trung

Hưng); Mỹ thuật từ thế kỷ XVIII - thế kỷ XIX (thời Tây Sơn - Nguyễn)) được trưng bày từ phòng số 2 đến phòng số 8 với tổng số 161 hiện vật, phản ánh về kiến trúc cung đình và kiến trúc Phật giáo mang đậm bản sắc dân tộc dưới những triều đại phong kiến tập quyền Việt Nam.

* Chủ đề 3: Mỹ thuật từ thế kỷ XX đến nay

Chủ đề này chia làm 6 tiểu đề, trưng bày các tác phẩm theo phân kỳ lịch sử mỹ thuật và trưng bày các tác phẩm theo chất liệu với các sưu tập tranh sơn mài, lụa, màu dầu, đồ họa và điêu khắc, được trưng bày từ phòng số 9 đến phòng số 24 và hành lang tầng 2, tầng 3 khu nhà A của bảo tàng với tổng số hơn 500 hiện vật phản ánh những thành tựu nghệ thuật xuất sắc của các nghệ sỹ Việt Nam thế kỷ XX đến nay.

* Chủ đề 4: Mỹ thuật trang trí ứng dụng

Chủ đề này gồm 639 hiện vật được trưng bày tại 3 phòng từ phòng số 25 đến phòng số 27 của Bảo tàng. Sưu tập chuyên đề trang trí ứng dụng giới thiệu các hiện vật là các kỹ thuật thủ công thể hiện trên mọi chất liệu có trên đất nước ta ở trình độ đáng tự hào. Người Việt đã đưa những giá trị nghệ thuật vào tất cả những vật dụng, từ những dụng cụ gia đình, cơng cụ sản xuất, y phục, nhà ở, nhạc cụ cho đến những vật dụng dùng trong nghi lễ, tín ngưỡng, biểu diễn sân khấu dân gian với các chất liệu như : tre, đồ vải dệt, đồ chạm khảm ốc, xà cừ, chạm trổ kim loại... thể hiện tính thực dụng của các loại hiện vật trong đời sống gia đình và xã hội

Chủ đề mỹ thuật dân gian gồm 207 hiện vật được trưng bày tại 3 phòng từ phòng số 28 đến phòng số 30 của Bảo tàng. Mỹ thuật dân gian là thành phần thiết yếu trong nền văn hóa - nghệ thuật dân tộc Việt Nam, đáp ứng nhu cầu tinh thần, tâm linh, mỹ cảm và phẩn ánh ý thức hệ về nhân sinh quan, thế giới quan của các tầng lớp nhân dân. Tại

đây trưng bày các bộ tranh Tết và tranh thờ xuất hiện ở một số tỉnh đồng bằng, miền núi ở

phía Bắc, miền Trung và miền Nam với đề tài chủ yếu là chúc tụng, cảnh vật, sinh hoạt, quan hệ gia đình xã hội, cầu phúc, thờ thần linh bản địa, anh hùng dân tộc... Ngồi ra cịn trưng bày các Tượng gỗ sơn son thiếp vàng bạc phục vụ sinh hoạt đời thường, lễ hội… và các tượng điêu khắc nhà mồ Tây Nguyên thể hiện vẻ đẹp nguyên sơ, tính nhân bản qua ngơn ngữ tạo hình và quan niệm hiện đại.

* Chủ đề 6: Sưu tập gốm (từ thế kỷ XI - thế kỷ XX)

Bộ sưu tập gốm gồm 451 hiện vật được trưng bày tại tầng hầm nhà B nằm bên phải gian nhà chính của Bảo tàng. Nội dung trưng bày giới thiệu những đặc trưng rõ nét nhất về các giai đoạn của loại hình Gốm khơng men và có men. Đề tài trang trí gồm vân mây, hoa lá, chim, cá, hổ, voi. Có ba loại gốm nổi tiếng vào thời kì này là men trắng ngà chạm đắp nổi, gốm hoa nâu, gốm men ngọc và gốm hoa lam.

Ngoài hệ thống trưng bày thường xuyên như đã trình bày ở trên Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam còn xây dựng nhiều bộ sưu tập gọn nhẹ vận chuyển dễ dàng phục vụ công tác trưng bày lưu động tại các địa phương trong cả nước.

Tiểu kết

Trên cơ sở những tài liệu về ngành khoa học quản lý nói chung, tác giả luận văn đã nghiên cứu, kế thừa chọn lọc để đưa ra một vấn đề chung về quản lý như khái niệm quản lý, nội dung quản lý, phương pháp và các nguyên tắc quản lý. Bên cạnh đó, tác giả đã nghiên cứu, trình bày và phân tích về quản lý bảo tàng gồm khái niệm di sản văn hóa, bảo tàng, quản lý bảo tàng và các nội dung của công tác quản lý bảo tàng như mục tiêu, đối tượng, nguyên tắc, nội dung và tầm quan trọng của công tác quản lý bảo tàng.

Cùng với những luận giải chung về quản lý và quản lý bảo tàng, tác giả luận văn cũng đã khái quát sơ lược về lịch sử mỹ thuật Việt Nam và bức tranh tổng thể về Bảo tàng MTVN

với các nội dung liên quan như: Quá trình hình thành, phát triển của Bảo tàng MTVN và nội

Bảo tàng MTVN là bảo tàng Quốc gia hạng I, do Bộ VHTTDL quản lý, là nơi lưu giữ, trưng bày giới thiệu những tác phẩm mỹ thuật có giá trị minh chứng cho quá trình phát triển của lịch sử mỹ thuật Việt Nam. Với nhưng HV - TPMT đặc trưng, Bảo tàng MTVN đã và đang góp một phần quan trọng trong hoạt động giao lưu văn hoá, hợp tác hữu nghị với các quốc gia trên thế giới mang lại hình ảnh sinh động, tồn diện về đất nước, con người Việt

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BẢO TÀNG MỸ THUẬT VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động của bảo tàng mỹ thuật việt nam (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)