hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của Toà án nhân dân
* Đặc điểm áp dụng pháp luật:
- Áp dụng pháp luật có những đặc điểm đặc thù như ln là những hoạt động mang tính tổ chức, tính quyền lực Nhà nước và chỉ do Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành. Song tùy theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ mà mỗi cơ quan Nhà nước, cá nhân chỉ được giao một số hoạt động nhất định, phù hợp với phạm vi thẩm quyền của mình. Trong một số trường hợp cá biệt, một số tổ chức xã hội cũng có thể được Nhà nước trao một số quyền nhất định để tiến hành áp dụng pháp luật. Hoạt động áp dụng pháp luật được tiến hành chủ yếu theo ý chí đơn phương của các cơ quan Nhà nước hay người có thẩm quyền, khơng phụ thuộc vào ý chí của những chủ thể có liến quan.
Trong một số trường hợp cần thiết, áp dụng pháp luật được thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế Nhà nước. Trong quá trình áp dụng pháp luật các cơ quan Nhà nước và những người có thẩm quyền phải xem xét, cân nhắc thận trọng và dựa trên những quy phạm pháp luật đã được xác định để ra văn bản áp dụng pháp luật cụ thể. Văn bản áp dụng pháp luật là hình thức thể hiện chính thức của hoạt động áp dụng pháp luật, là văn bản pháp lý cá biệt mang tính quyền lực do Cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền xây dựng được Nhà nước trao quyền ban hành, trên cơ sở những quy phạm pháp luật nhằm xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của cá nhân, tổ chức hoặc xác định những biện pháp, trách nhiệm pháp lý đối với những chủ thể vi phạm.
- Áp dụng pháp luật là hoạt động được tiến hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định, có sự tuân thủ chặt chẽ các quy định để tránh sự tùy tiện, dẫn đến việc áp dụng pháp luật khơng đúng, thiếu chính xác ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật. Hình thức thể hiện của áp dụng pháp luật bao giờ cũng bằng văn bản thể hiện bằng các bản án, quyết định… Văn bản áp dụng pháp luật thường có hai loại là văn bản xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể và văn bản bảo vệ pháp luật chứa đựng những biện pháp cưỡng chế đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm.
- Áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt cụ thể đối với các quan hệ xã hội xác định trên cơ sở những mệnh lệnh chung trong quy phạm pháp luật. Hay nói cách khác, quy phạm pháp luật thơng qua hoạt động áp dụng pháp luật sẽ được cá biệt hóa một cách chính xác bằng những mệnh lệnh cụ thể đối với những chủ thể cụ thể. Tuy nhiên, mệnh lệnh cụ thể không được trái với mệnh lệnh chung trong quy phạm pháp luật.
- Áp dụng pháp luật là hoạt động địi hỏi có tính sáng tạo, do vậy các cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền khi áp dụng pháp luật cần phải nghiên cứu kỹ sự việc làm sáng tỏ cấu thành pháp lý của nó để từ đó lựa chọn được
những quy phạm pháp luật để áp dụng cho phù hợp. Trong trường hợp pháp luật chưa quy định hoặc quy định chưa rõ thì phải vận dụng sáng tạo bằng cách áp dụng tập quán hoặc án lệ tương tự để giải quyết. Trong quá trình áp dụng pháp luật yêu cầu đặt ra đối với người có thẩm quyền là phải có tinh thần trách nhiệm, ý thức pháp luật cao, có tri thức tổng hợp, có kinh nghiệm phong phú, đạo đức trong sáng và trình độ chun mơn nghiệp vụ tốt.
Tóm lại: Hoạt động áp dụng pháp luật mang tính tổ chức, tính quyền lực Nhà nước được thực hiện thơng qua cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền hoặc các tổ chức xã hội khi được Nhà nước trao quyền nhằm cá biệt hóa những quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể.
* Đặc điểm áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của Tòa án nhân dân.
Đặc điểm áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của Tòa án, mang đầy đủ các đặc điểm của áp dụng pháp luật nói chung, nhưng biểu hiện của nó chính là việc áp dụng pháp luật dân sự và pháp luật về đất đai trong giải quyết những vụ việc cụ thể. Với tính chất phức tạp và vơ cùng đa dạng của quan hệ pháp luật dân sự về đất đai cùng những quy định về trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất do pháp luật tố tụng dân sự và pháp luật về đất đai quy định thì áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của Tịa án nhân dân có những đặc điểm như sau:
- Giai đoạn đầu tiên của quy trình áp dụng pháp luật là thu thập chứng cứ. Xuất phát từ nguyên tắc quyền tự định đoạt của các đương sự, do vậy khi đương sự có đơn khởi kiện đến Tịa án kèm theo những chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình, thì Tịa án phải xem xét có đủ điều kiện thụ lý hay khơng? Nếu có đủ điều kiện thì thụ lý, nếu khơng đủ điều kiện thì trả lại đơn khởi kiện cho đương sự. Ví dụ: Đối với các tranh chấp quyền sử
dụng đất thì thủ tục hịa giải ở địa phương là bắt buộc theo quy định tại Điều 135 Luật đất đai và đây cũng là điều kiện để Tòa án thụ lý vụ án. Việc các đương sự cung cấp chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình tại Tịa án là một đặc trưng cho quá trình giải quyết các vụ án Dân sự nói chung và các vụ án tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói riêng. Tòa án chỉ thu thập chứng cứ trong trường hợp các đương sự không tự thu thập chứng cứ được và có đơn đề nghị Tịa án thu thập chứng cứ. Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, việc thu thập chứng cứ bao gồm các biện pháp như lấy lời khai đương sự, xác minh, xem xét thẩm định tại chỗ, định giá tài sản và một số biện pháp khác. Việc quy định Tòa án thu thập chứng cứ trong việc giải quyết các vụ án dân sự nói chung và giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất nói riêng, là cơ sở để Tòa án nhân dân thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình theo đúng các quy định của pháp luật, góp phần tạo điều kiện để những người tham gia tố tụng thực hiện đúng đủ quyền, nghĩa vụ mà pháp luật quy định, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Trong các quan hệ pháp luật dân sự chủ thể chủ yếu của các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là các cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình do vậy Tịa án với vai trị là chủ thể chính của hoạt động áp dụng pháp luật chỉ giữ vai trò “trọng tài” trong việc giải quyết tranh chấp giữa các bên. Trước khi tiến hành xét xử thủ tục hịa giải là thủ tục bắt buộc trong q trình tố tụng, việc hịa giải giúp các đương sự có thể tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Chỉ khi các đương sự không thể tự hịa giải được thì Tịa án đưa vụ án ra xét xử để bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của đương sự trên cơ sở pháp luật.
- Khi đã có quyết định của tịa án về việc tranh chấp quyền sử dụng đất nếu đương sự không tự nguyện chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án.