Y án Sửa 1 phần Sửa
Y án Sửa 1phần
Sửa tồn bộ Đình chỉ GQ vụ án TĐC Hủy 1 TP. Vĩnh n 4 4 3 1 2 TX. Phúc Yên 3 3 2 1 3 Bình Xuyên 2 2 1 1 4 Tam Đảo 1 1 1 5 Tam Dương 1 1 1 6 Vĩnh Tường 2 2 1 1 7 Yên Lạc 1 1 1 8 Lập Thạch 9 Sông Lô
Tổng 14 14 9 3 1 1
Nguồn: Báo cáo tổng kết ngành TAND tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011
Áp dụng pháp luật trong giai đoạn xét xử phúc thẩm để xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị, nếu việc kháng cáo, kháng nghị có căn cứ thì Tịa cấp phúc thẩm ADPL chấp nhận nội dung kháng cáo, kháng nghị và căn cứ vào các chứng cứ trong hồ sơ vụ án xét xử theo thẩm quyền quy định tại điều 275 Bộ luật tố tụng dân sự. Quá trình ADPL của cấp phúc thẩm thấy rằng, ở cấp sơ thẩm mỗi vụ án đã có những vi phạm khác nhau trong quá trình ADPL dẫn đến việc cấp phúc thẩm phải sửa, hủy án sơ thẩm.
Qua xem xét các vụ án tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trong 6 năm 2006 - 2011 Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã xét xử phúc thẩm 90 vụ, đã phát hiện những sai sót của cấp huyện và đã sửa 28 vụ án của cấp sơ thẩm vì bản án quyết định của cấp sơ thẩm cịn có nhiều thiếu sót trong việc ADPL giải quyết các vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng ở cấp phúc thẩm bổ sung được. Những sai sót của Tồ án cấp sơ thẩm dẫn đến vụ án bị sửa chủ yếu do việc nhận thức và ADPL chưa đúng về mặt đường lối xét xử theo quy định tại nghị quyết Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao số 02/2004/NQ- HĐTP. Cấp phúc thẩm đã huỷ 02 vụ là do việc chứng minh và thu thập chứng cứ không đúng quy định hoặc chưa thực hiện được đầy đủ các quy định của pháp luật mà tại phiên tịa phúc thẩm khơng thể bổ sung được, đặc biệt là cấp sơ thẩm có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng. Ngồi ra Tồ án tỉnh đã huỷ và đình chỉ xét xử đối với 01 vụ án là do cấp sơ thẩm thụ lý giải quyết vụ án không đúng thẩm quyền theo quy định.
Từ kết quả xét xử phúc thẩm của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, đã chỉ ra những sai sót trong việc ADPL của Tịa án cấp huyện trong tỉnh, thực hiện chưa đúng, chưa đầy đủ các thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra, thu thập chứng cứ vụ án, cũng như việc lựa chọn và ADPL Dân sự, Đất đai khi ra
quyết định, ra bản án. Đối với những sai sót khơng lớn có thể khắc phục được, Tòa án cấp phúc thẩm cần sửa án sơ thẩm để sớm ổn định những quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Đối với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng và không thể khắc phục được, đặc biệt là những vi phạm về thủ tục tố tụng thì hủy bản án, yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm phải thu thập chứng cứ và giải quyết lại từ giai đoạn ban đầu. Hoạt động xét xử phúc thẩm, không những sửa chữa kịp thời những sai sót trong ADPL của Tịa án cấp sơ thẩm, mà còn giúp các Tòa án cấp dưới nhận thức đúng đắn về quá trình thực hiện tố tụng ở các giai đoạn, rút kinh nghiệm trong việc nhận thức việc ADPL nói chung và tránh những sai lầm lặp lại, đồng thời kết quả xét xử phúc thẩm là căn cứ để tổng kết rút kinh nghiệm ADPL thống nhất trong toàn ngành Toà án ở tỉnh Vĩnh Phúc.
* Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử giám đốc thẩm.
Áp dụng pháp luật xét xử giám đốc thẩm các vụ án tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một giai đoạn tố tụng quan trọng của Tịa án, khác với trình tự xét xử sơ thẩm và phúc thẩm. Đó là việc của Tịa án cấp trên ADPL xem xét lại quyết định và bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự “Uỷ ban thẩm phán TAND
cấp tỉnh giám đốc những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện…” quy định tại Điều 283 Bộ luật Tố tụng dân sự. Khi
các bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị vì phát hiện có những vi phạm nghiêm trọng trong q trình giải quyết vụ án. Trong phạm vi chức năng quyền hạn được giao, phòng kiểm tra giám đốc án thuộc TAND tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm qua hoạt động có hiệu quả. Hàng năm đã tiến hành kiểm tra giám đốc án đối với các Tòa án huyện, thành phố, thị xã. Qua công tác kiểm tra giám đốc án giúp cho Chánh án tỉnh kháng nghị một số bản án có sai sót, có vi phạm về ADPL trong hoạt động giải quyết các vụ án tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và giúp
cho Uỷ ban thẩm phán TAND tỉnh giải quyết tốt loại án này theo trình tự giám đốc thẩm và kịp thời chỉ ra các thiếu sót về ADPL của cấp sơ thẩm. Đồng thời định hướng cho TAND cấp dưới khắc phục những thiếu sót đó của quyết định và bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Đối với trình tự giám đốc thẩm TAND tỉnh đã ADPL xét xử một số vụ án, qua đó đã phát hiện những sai sót của cấp sơ thẩm trong q trình ADPL của TAND cấp huyện từ giai đoạn điều tra thu thập chứng cứ, đến việc xét xử tại phiên tịa. Đa số những kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm đều được Uỷ ban thẩm phán chấp nhận và chỉ ra những sai sót cụ thể, xét xử hủy án cấp sơ thẩm, yêu cầu Tòa cấp sơ thẩm phải ADPL giải quyết lại từ giai đoạn ban đầu theo thủ tục chung.
Qua hoạt động ADPL xét xử giám đốc thẩm, Uỷ ban thẩm phán ngoài việc phát hiện những sai sót trong việc ADPL của Tịa án cấp dưới để khắc phục trong vụ án đó và để rút kinh nghiệm cho các Tòa án cấp huyện khác. Đồng thời còn phát hiện những bất cập trong các văn bản pháp luật, những khó khăn của việc ADPL trong hoạt động giải quyết các vụ án tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tòa án còn kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xây dựng và hồn thiện pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ADPL của Toà án trong giải quyết các vụ án tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đồng thời bảo đảm tính thống nhất cho việc ADPL giải quyết các vụ án tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và cả nước nói chung.
Nguyên nhân đạt được những kết quả trên của ngành TAND tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua là:
Một là, có một hệ thống pháp luật và các văn bản hướng dẫn áp dụng
pháp luật kịp thời trong giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Hai là, Tòa án tỉnh Vĩnh Phúc thường xuyên tập huấn nghiệp vụ, hướng
dẫn áp dụng pháp luật cho TAND cấp huyện trong tỉnh.
TAND tỉnh thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyên môn ngắn ngày cho đội ngũ Thẩm phán, cán bộ Tòa án cũng như đội ngũ Hội thẩm nhân dân. Thông qua các lớp tập huấn những cán bộ làm công tác xét xử tiếp thu được những quy định mới của pháp luật, trao đổi những kinh nghiệm và giải đáp kịp thời những thắc mắc trong q trình ADPL xét xử nói chung và xét xử các vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói riêng.
Ba là, có sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của các cấp ủy Đảng và sự
quân tâm của chính quyền địa phương cùng với sự phối hợp của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Với nguyên tắc Đảng lãnh đạo tồn diện nhưng khơng can thiệp vào hoạt động xét xử của Tòa án, các cấp ủy Đảng trong tỉnh Vĩnh Phúc thường xuyên quan tâm đến hoạt động xét xử của Tịa án thơng qua nhiều phương thức khác nhau, đặc biệt nâng cao vị trí của Tồ án so với thời gian trước đây. Bên cạnh đó, chính quyền các cấp ln quan tâm tạo điều kiện một phần về kinh phí cho hoạt động xét xử lưu động của Tịa án. Bên cạnh đó VKSND đã có sự phối hợp chặt chẽ với Tòa án trong việc giám sát xét xử các vụ án, đặc biệt là các vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cùng bàn bạc để áp dụng pháp luật thống nhất.
Tóm lại, cơng tác xét xử các vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất từ năm 2006 đến năm 2011 của ngành TAND tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được những kết quả tốt, tuy số lượng các vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của Tòa án hai cấp xét xử có tỷ lệ cao trong tổng số án dân sự tranh chấp, nhưng chất lượng xét xử luôn bảo đảm, các bản án, quyết định ngày càng bảo đảm tính chính xác, phù hợp thực tế, do vậy có tính thuyết phục cao. Các Thẩm phán kiên trì hịa giải, tơn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, bảo đảm
đúng quy định của pháp luật trong quá trình xét xử các vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.